7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đạ
2.2.2. Thành tựu và nguyên nhân
Công tác đổi mới phương pháp giảng dạy được Nhà trường quan tâm và tiến hành thường xuyên từ năm 2013 đến nay với mức độ khác nhau đã mang lại những hiệu ích tích cực,
* Một số thành tựu đạt được:
Một là, về phía quản lý bộ môn, khoa: Nhìn chung, phần lớn các bộ
môn, khoa đã trở thành nòng cốt về chuyên môn, thực hiện tốt vai trò quản lý điều hành đối với các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong phạm vi quản lý của mình. Đa số các Khoa đã chủ động huy động tối đa trí tuệ của đội ngũ GV trong việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng theo định hướng của nhà trường, đồng thời tổ chức thực hiện công tác dự giờ và đánh giá giờ giảng đối với tất cả GV, qua đó tạo cơ hội để mỗi GV chia sẻ, góp ý rút kinh nghiệm để họ điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình, từng bước nâng cao chất lượng giờ giảng của mình.
Về nội dung, chương trình đào tạo: chương trình đào tạo của trường Đại học Lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có sự điều chỉnh theo hướng phù hợp với mục tiêu, sứ mạng và điều kiện thực tiễn của nhà trường. Chương trình đào tạo về cơ bản đã được xây dựng theo kết cấu hợp lý, có hệ thống giữa các học phần, tỷ lệ khối lượng lý thuyết và thực hành được điều chỉnh theo hướng tăng giờ thực hành, giảm kiến thức đại cương, tăng cường kiến thức chuyên ngành. Công tác biên soạn giáo trình, tập bài giảng và tài liệu giảng dạy đã được đẩy mạnh. Theo kết quả điều tra cho thấy, 40% GV được hỏi cho biết chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường khá phù hợp với mục tiêu đào tạo đặt ra và 7% GV cho rằng chương trình đào tạo rất phù hợp với mục tiêu đào tạo. Kết quả khảo sát SV cũng cho kết quả khá tương đồng với đánh giá của GV,
theo đó có 43,3% SV cho biết chương trình đào tạo tương đối phù hợp, 10,7% SV cho rằng chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường rất phù hợp.
Hai là, về phương pháp giảng dạy của GV:
Phương pháp giảng dạy của GV quyết định trực tiếp tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Trên cơ sở đặc điểm SV của nhà trường, GV lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; gắn học tập với thi đua, nêu gương trong
giảng dạy để phát huy tối đa năng lực của người học:
Theo kết quả khảo sát GV, khi được hỏi về các phương pháp giảng dạy thầy cô thường sử dụng, có 22% GV thường sử dụng phương pháp nêu vấn đề, 14% sử dụng phương pháp làm việc nhóm, 12% sử dụng xemina và 8% là kết hợp các phương pháp giảng dạy khác. Vì vậy, kết quả đánh giá của SV về chất lượng giảng dạy của GV hiện nay đạt loại tốt là 34,7%, khá là 39,3%. Những con số này cũng đã cho thấy chất lượng giảng dạy của GV về cơ bản đã đảm bảo được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đặt ra.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được đẩy mạnh, có 50% GV cho biết thường xuyên sử dụng giáo án điện tử khi lên lớp, 36% GV thỉnh thoảng sử dụng giáo án điện tử khi giảng bài, việc sử dụng bài giảng điện tử còn tùy thuộc vào từng nội dung của môn học. Khi được hỏi về các slide bài giảng của thầy cô được thiết kế như thế nào, có 48,7% SV cho biết bài giảng của thầy cô được thiết kế theo các slide chứa hình ảnh, số liệu minh họa cho nội dung bài học, 9,3% GV thiết kế bài giảng bằng các slide chứa nội dung bài học được sơ đồ hóa mô hình hóa. Điều này giúp cho bài giảng của thầy cô thêm phần sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn SV vào bài giảng, đồng thời, giúp SV dễ dàng theo dõi và nắm được nội dung cốt lõi của bài học.
Bên cạnh đó, nhiều thầy/cô đã trở thành tấm gương để SV noi theo. Đây chính là một phương pháp vô cùng quan trọng trong giáo dục người học. Đa số GV được đào tạo bài bản, không ngừng vươn lên trong học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn, có tác phong làm việc khoa học, mẫu mực về trình độ, nhân cách và phẩm chất; yêuthương, đối xử công bằng và tôn trọng SV từ đó
đã xây dựng mối quan hệ nhân ái, dân chủ với SV trong dạy học v.v..
Ba là, về phương pháp học của SV: Để có chất lượng đào tạo, ngoài vai
trò của người thầy, người học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới chất lượng học tập của mình. Nhận thức được điều này, đã có một số SV tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo qua đó chủ động chiếm lĩnh tri thức, làm giàu kiến thức
và kỹ năng thực hành, thực tập của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Khảo sát về phương pháp tự học của SV cho thấy: hơn 90% SV tự học với hình thức và mức độ khác nhau, 41% SV dành nhiều hơn 1 tiếng/ 1 ngày cho việc tự học ở nhà của mình. Đây là kết quả bước đầu, một dấu hiệu đáng mừng cho việc phát huy tinh thần tự học, tính tích cực, chủ động trong học tập của SV.
* Nguyên nhân của thành tựu:
Về phía lãnh đạo Nhà trường:
- Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường thấm nhuần và quán triệt sâu sắc những quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở đó đã xây dựng mục tiêu đào tạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được Nhà trường đặc biệt quan tâm, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều năm với mức độ khác nhau tạo thành một phong trào sâu rộng và có hiệu ứng tích cực trong nhận thức của mỗi cán bộ, GV và hiệu quả giảng dạy ngày càng cao.
- Thường xuyên chỉ đạo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng, v.v… nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đề ra.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại.
Về phía GV:
- Đa số GV có trình độ chuyên môn cao (tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 83,3%), có đạo đức, phẩm chất nhà giáo, có kinh nghiệm, tận tậm trong giảng dạy (33,64% GV có thâm niên giảng dạy trên 10 năm).
- Phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy đã khơi dậy sự nỗ lực không ngừng trong việc trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp của các GV.
- Phần lớn các GV đều có thái độ nghiêm túc trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp thu sự góp ý, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp sau mỗi bài giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Đa số GV của nhà trường là những GV trẻ (66,36% GV có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm), họ có thái độ tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt tình trong giảng dạy, có sự sáng tạo, khả năng cập nhật và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, mạnh dạn tiếp cận và kết hợp những phương pháp giảng dạy tích cực.