Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 55 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học

Lâm nghiệp hiện nay

Giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố then chốt, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong đó, giáo dục đại học đóng vai trò

đạo đức, giàu óc sáng tạo, có đủ năng lực để đáp ứng được tốc độ phát triển của khu vực và thế giới. Nhất là trong thời đại kinh tế tri thức thì vai trò của giáo dục đại học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

* Yêu cầu khách quan:

Bối cảnh quốc tế và xu hướng phát triển mới hiện nay đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục đại học Việt Nam nói chung, trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Một là, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ

thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ: Thế giới đang bước vào cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0). Cuộc cách mạng này ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, xã hội toàn cầu, trong đó có nền giáo dục. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra không chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà của cả thế giới là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực lao động đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới - đây là vấn đề cấp bách của nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0. Điều này dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ quan niệm, tư duy về giáo dục, nội dung, PPGD của các quốc gia nói chung và các trường đại học nói riêng.

Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế chủ đạo,

mang lại nhiều cơ hội, triển vọng nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhu cầu về nhân lực bậc cao ngày càng tăng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia, các nền kinh tế. Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của

từng quốc gia. Để tránh nguy cơ tụt hậu, đào thải nhà trường cần phải chủ động hội nhập để tận dụng được cơ hội về tri thức mới, khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm, nguồn vốn v.v.. nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường đại học khác trong tuyển sinh và cung cấp nguồn nhân lực bậc cao sau đào tạo, đồng thời khẳng định được vị thế của nhà trường ở trong và ngoài nước.

Ba là, yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước: Công cuộc CNH,

HĐH đất nước đang là một tất yếu của sự phát triển triển, nó trở thành làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. CNH, HĐH và giáo dục - đào tạo là hai quá trình có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, chúng vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau:

Giáo dục và đào tạo vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quy mô, tốc độ cũng như sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng nhất trong việc cung cấp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình CNH, HĐH.

CNH, HĐH với những thành tựu của nó lại tác động trở lại đối với giáo dục - đào tạo, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại mà còn đặt ra những yêu cầu, thách thức mới đòi hỏi con người phải luôn luôn học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực làm việc của mình. Chính vì lẽ đó, giáo dục và đào tạo cũng đòi hỏi sự bổ sung, đổi mới thường xuyên về nội dung, chương trình, phương pháp và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Để giáo dục và đào tạo phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một trong ba khâu đột phá chiến lược đã giao trách nhiệm và là cơ hội phát triển cho các trường đại học nghiên cứu cũng như trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Bốn là, yêu cầu của sự nghiệp phát triển ngành Giáo dục

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.

Đứng trước tình hình mới của đất nước, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới căn bản và toàn diện để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã đề ra mục tiêu tổng quát của ngành giáo dục đến năm 2020 là: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, v.v... Để thực hiện được mục tiêu đó, công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam, nhất là đổi mới về phương pháp

giảng dạy đại học phải theo xu thế cải cách giáo dục thế giới hiện nay là một

yêu cầu bức thiết, bởi giáo dục đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

* Yêu cầu chủ quan:

Để thực hiện được sứ mạng, tầm nhìn phát triển và mục tiêu của nhà trường trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi nhà trường phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới PPGD được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường:

Sứ mạng:

- Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghẹ hàng đầu ở Viẹ t Nam về lĩnh vực lâm nghiẹ p, chế biến lâm sản và phát triển

nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi tru ờng, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; mỹ thuạ t và kiến trúc cảnh quan, kỹ thuạ t - công nghẹ .

- Cung cấp nguồn nhân lực có chất lu ợng cao, có ảnh hu ởng mang tính quyết định đến nguồn nhân lực lâm nghiẹ p của cả nu ớc, đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nu ớc.

Tầm nhìn: Trở thành trường đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực

lâm nghiệp, chế biến lâm sản và phát triển nông thôn, về quản lý tài nguyên rừng và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực châu Á về các mặt: môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu; chất lượng đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo đại học hệ chính quy, sau đại học và liên kết đào tạo quốc tế, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Mục tiêu chung: Tạo ra bu ớc phát triển đáng kể về chất lu ợng đào tạo,

nâng cao vị thế và thứ hạng của Trường, thông qua các hoạt đọ ng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghẹ , hợp tác quốc tế; tạo ra môi tru ờng sáng tạo, chuyên nghiẹ p, đổi mới, va n hóa tri thức và tự do học thuạ t; góp phần tích cực phát triển kinh tế, va n hóa, xã họ i.

Mục tiêu cụ thể:

- Tạo ra môi tru ờng làm viẹ c mà ở đó phát huy đu ợc tối đa na ng lực và tính na ng đọ ng của mỗi tổ chức cấu thành, mỗi cá nhân cán bọ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý và phục vụ;

- Phát triển nọ i lực và mối quan hẹ chiến lu ợc với các đối tác trong và ngoài nu ớc để xây dựng na ng lực thực hiẹ n các nhiẹ m vụ, đáp ứng đu ợc nhu cầu ngày càng cao của xã họ i về đào tạo, nghiên cứu và tác đọ ng chính sách;

- Đến na m 2020, thứ hạng của Trường Đại học Lâm nghiệp thuọ c tốp 50 - 60 trong tổng số tru ờng đại học ở Viẹ t Nam; đến na m 2030 thuọ c tốp 40-50.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực có trình đọ cao phục vụ

sự nghiẹ p xây dựng và bảo vẹ Tổ quốc. Ngu ời học khi tốt nghiẹ p có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có kiến thức co bản, chuyên môn vững vàng, có khả na ng làm viẹ c đọ c lạ p, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuọ c ngành đu ợc đào tạo; có kỹ na ng thực hành nghề nghiẹ p co bản; có khả na ng tự học, tự nghiên cứu thích ứng với thực tiễn; có kỹ na ng tin học, ngoại ngữ đủ đáp ứng yêu cầu công viẹ c và họ i nhạ p quốc tế.

Như vậy, đứng trước bối cảnh quốc tế và trong nước cùng với nhu cầu phát triển nội tại của Nhà trường, tất yếu trường Đại học Lâm nghiệp phải đổi mới giáo dục toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả, chất lượng

công tác đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD, đó chính là những chỉ dẫn, gợi ý cho nhà trường trong quá trình phát triển nhận thức, tư duy và tiến tới tổ chức, thực hiện công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV giành thắng lợi. Bởi vì, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng mà còn là hiện thân mẫu mực của một người thầy vĩ đại, có những cống hiến rất lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam và thế giới, trong đó quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD có giá trị và ý nghĩa to lớn. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và PPGD, chúng ta có thể rút ra những bài học về làm thầy, về phương pháp dạy học để vận dụng vào đổi mới phương pháp giảng dạy của GV nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)