- So sánh mức tiền công đức lễ hội theo các năm
3.1. Các lý do công đức của ngƣời dân
Ở Giang Xá, một năm có khoảng 3 dịp cần đến sự công đức của người dân, đó là chưa kể đến những ngày sóc vọng hàng tháng của người
dân trong làng, chính vì thế, việc đưa ra một con số cụ thể về những khoản chi phí mà người dân đã đóng góp cho lễ hội là điều rất khó thực hiện. Chỉ biết rằng, đối với mỗi người dân, họ luôn coi việc đóng góp cho làng là trách nhiệm của bản thân mình. Cho nên, đơi khi các khoản chi tiêu đó là khá tốn kém thì mọi người vẫn phải cố gắng bằng mọi cách để đóng góp đầy đủ. Hơn nữa, tâm lý không muốn thua kém người khác cũng là một động lực thúc đẩy họ trong việc bỏ ra các khoản tiền lớn, cho dù đối với một vài người, số tiền đó có thể vượt ra khỏi khả năng kinh tế của gia đình. Vì thế, những đóng góp cơng đức ở Giang Xá là những đóng góp trên ngun tắc ngang bằng, bình đẳng, ai cũng có nghĩa vụ (mặc dù khơng có quy định) đóng góp với “nhà thánh”.
Những đóng góp cơng đức, khơng đơn thuần là đóng góp theo nghĩa vụ là người dân trong làng, mà đằng sau đó là những mong ước của người dân. Chị Nguyễn Thị Thắm (32 tuổi) cho biết: “công đức vào nhà thánh để
cầu phúc đức cho bản thân và gia đình, xin lộc thánh để làm ăn khấm khá hơn. Đóng góp vào nhà thánh khơng chỉ là góp tiền vào để mở hội cho làng mà đóng góp để mong cho dân làng an vui, lúa mạ được tươi tốt, buôn bán kiếm lời,…Chúng tôi gửi hết những tình cảm đó, mong sao Ngài nhận lễ của dân làng.” Cầu phúc đức cho người thân cũng là một trong các lý do
mà người dân công đức tiền vào việc làng, họ mong muốn thông qua những đồng tiền công đức sẽ được may mắn, an vui và không gặp tai ương trong cuộc sống.
Không thể phủ nhận, cơng đức là tình cảm của người dân đối với lễ hội làng. Đây có thể là tình cảm đơn thuần vì u thích, chiêm ngưỡng, góp vui,…nhưng đằng sau đó là một tấm lòng của người dân. Cụ Bùi Văn Khiêm (82 tuổi) cho biết: “Tôi đi xem lễ hội làng Giang Xá này từ hồi còn
ít nhiều cơng đức hầu thánh của làng. Tơi nghĩ, bỏ chút ít vào lễ hội đáng lên làm vì đây là lễ hội truyền thống lâu đời, nếu muốn duy trì thì phải có tiền, muốn vậy thì chỉ có trơng chờ vào tiền cơng đức của người dân mà thơi”. Xuất phát từ tình cảm u q lễ hội của làng, người dân không chỉ
cơng đức với mong muốn riêng cho mình mà cịn coi đó như nét đẹp truyền thống cần bảo tồn, chính vì vậy, với “chút tấm lịng” của mình, người dân thể hiện tình cảm của mình thơng qua việc cơng đức.
Một thực tế trong các lễ hội hiện nay ở nước ta là tình trạng các cơ quan tổ chức cơng đức cho các lễ hội rất nhiều và giá trị cơng đức khơng hề nhỏ. Xét từ góc độ của người dân thì đây là hình thức xin lộc thường thấy trong các hội, đặc biệt là các lễ hội lớn. Cụ Nghiêm Công Tuấn (82 tuổi) tâm sự: “Các cơ quan đóng trên khu vực làng chúng tơi, nhà nước có, tư nhân có, đủ mọi thành phần, họ cơng đức đối với lễ hội của làng thể hiện sự quan tâm, tình cảm với dân làng thì khơng có gì phải bàn cãi, nhưng họ muốn thơng qua các việc này, họ muốn xin lộc thánh để làm ăn. Ở làng này, đang quy hoạch vùng cơng nghiệp, q trình giải tỏa đền bù với người dân chưa thỏa đáng. Tôi nghĩ thông qua tiền công đức cả vài triệu bạc của họ, họ muốn gửi thông điệp đến người dân trong làng này chăng? Điều đó sau này mới kết luận thì chính xác hơn”
Ngồi ra, chúng ta cũng nhận thấy rất rõ rằng “công đức” là một lệ đóng góp tài chính thường gặp ở bất kỳ đình chùa, lễ hội nào trên đất nước Việt Nam. Những hịm tiền cơng đức, những bàn ghi cơng đức trở thành một phần không thể thiếu và không tách rời của hoạt động tế tự nơi đình chùa này. Nhất là với đối tượng là thanh niên khi tham gia công đức, ý nghĩ về lý do cơng đức của họ có vẻ khá mờ nhạt. Họ cơng đức đơn giản như một thói quen, một lệ thường với mức tiền thường ở mức trung bình và
thấp. “Đi hội làng hay các lễ hội khác như Chùa Hương, Yên Tử, ai chẳng
có chút tiền cơng đức, dù ít dù nhiều”- Trần Văn Chiến, 22 tuổi.