Ở Giang Xá, hầu hết các cơng trình thờ tự đã được xây dựng từ xa xưa, trải qua thời gian ngày càng có dấu hiệu xuống cấp, cần được tu bổ, sửa chữa. Để đảm bảo cho những cơng trình đó tồn tại, hạn chế xuống cấp, tiếp tục là nơi sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng, làng có những quy định về bảo vệ các di tích này, theo hướng trùng tu, sửa chữa bất thường. Có nghĩa là những cơng trình này được sửa chữa khi có sự cố hay xuống cấp mới huy động sức đóng góp của người dân.
Nhằm thấy được hoạt động của người dân thông qua các hoạt động tu sửa, tôn tạo các di tích trong làng, chúng tơi tạm phân chia các hoạt động này theo ba loại hình cơng đức chính: cơng đức trong những lần trùng tu lớn của làng; cơng đức bằng hiện vật cho đình, chùa (hình thức cung tiến các đồ thờ tự) sau mỗi lần trùng tu và các tu sửa nhỏ lẻ, mang tính thường xuyên.
Từ năm 1989 đến nay, công đức của người dân tham gia vào các hoạt động trùng tu, tơn tạo các di tích diễn khơng thường xun và có tính chất nhỏ lẻ. Trong đó, những lần trùng tu đều cách khá nhiều năm và hầu hết đã khơng cịn ghi trong các văn bản chính thức của làng. Theo các cụ cao niên ở làng Giang Xá, các lần trùng tu cần lượng tiền tương đối lớn để sửa chữa. Trong thời gian 20 năm làng có 4 lần trùng tu chính và một số lần trùng tu nhỏ. Trong đó số tiền cơng đức của nhân dân được các cụ cho biết như sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Năm 1989 1995 1999 2003
Số tiền 12 19 31 55
Nguồn: Thống kê dựa trên trí nhớ của các cụ cao niên trong làng
Giang Xá
Có thể thấy, sự gia tăng của số tiền công đức trong các dịp trùng tu không phải biểu hiện cho mỗi lần tu sửa. Bởi theo các cụ, những lần trùng tu không cứ là tu sửa lần sau sẽ lớn hơn lần trước, hạng mục phức tạp hay đồ sộ hơn. Lý do là giá trị của tiền qua thời gian có sự biến động khác nhau. Như năm 1989 trùng tu lại các cột kèo trong đình, năm 2003 đảo lại mái ngói của đình,…khơng lần tu sửa nào cơng đức của người dân khơng đủ để hoạt động. Chính vì vậy các cơng đức trong giai đoạn trùng tu di tích thường được người dân chú trọng và coi như nghĩa vụ của mình với nhà Thánh. Số tiền tu bổ này là theo đầu đinh của mỗi hộ, đóng theo một khoản nhất định theo từng năm và có những khoản, thường là lớn, là theo sự tình nguyện của các gia đình.
Các hiện vật cơng đức của người dân sau mỗi dịp trùng tu thường là các đồ thờ tự, các đồ vật không thể thiếu cho các hoạt động nghi lễ cũng như các sinh hoạt cộng đồng ở di tích như bộ tam sự, màn gió, ơ, lọng,… (Xem thêm phần Phụ lục để thấy những hiện vật được công đức trong thời kỳ này).
Các công đức cho lần sửa chữa chùa vào năm 2001 cũng là đợt công đức lớn của làng, bao gồm các công đức của khách thập phương, chiếm 30% tổng số tiền quyên góp, do nhà chùa quyên góp trong nhiều năm; tiền tài trợ của tổ chức SIDA Thụy Điển tại Việt Nam chiếm 17%; còn lại là tiền cung tiến của các hộ trong làng song không bổ theo đầu đinh như ở
đình mà là trên tinh thần tự nguyện của một số người. Các đóng góp sau khi đình, chùa được trùng tu thường là các hiện vật được cung tiến. Các hiện vật này rất có ý nghĩa thực tế nhất là sau khi các lần trùng tu di tích cịn bị thiếu, khuyết. Chính vì thế cơng đức hiện vật giai đoạn này cũng là hoạt động nhằm hồn thiện di tích phổ biến ở Giang Xá.
Công đức trong các tu sửa nhỏ mang tính thường xun là hoạt động khơng định kỳ và khơng theo chương trình, kế hoạch nhất định. Chính vì vậy, dù đã cố gắng tìm những ghi chép về hình thức cơng đức này, nhưng các số liệu trong sổ sách của Ban Khánh Tiết và người dân rất ít ỏi, hầu hết các nguồn thơng tin chúng tơi có được là qua những trí nhớ của các cụ cao niên và Ban Khánh Tiết của đình. Các hoạt động công đức tu sửa nhỏ, thường xuyên thường với giá trị công đức không lớn và diễn ra ở bộ phận người dân. Thực tế, các hoạt động tu sửa hầu hết là các phần việc mà Ban Khánh Tiết đứng ra lo liệu sau khi xin ý kiến của các cụ Thượng trong làng. Việc lo liệu này thường được giao cho cụ Từ trong đình đứng ra lo việc th thợ, trơng nom. Ví dụ như chữa các chi tiết bong tróc trên tường, hay lớn hơn như sửa chữa đầu hồi của đình bị mối mọt, xây bể nước nhỏ cho đình để cụ Từ sử dụng,…Cơng đức của người dân khơng được qun góp cho các đợt sửa chữa này mà là nguồn tiền tu tạo, theo các ông trong Ban Khánh Tiết cung cấp, là lấy từ quỹ của đình (tiền cơng đức lễ hội hàng năm còn thừa) để tu sửa. Công đức của người dân trong dịp này phần lớn là cơng đức sức lực tính theo cơng nhật.
Trong hai năm 2008 và nửa đầu năm 2009, chúng tơi đã tìm hiểu được biết các di tích thờ cúng trong làng khơng có những hoạt động sửa chữa hay trùng tu. Trong hai năm này, làng không tổ chức sửa chữa đối với các di tích một phần vì các di tích này mới được tu sửa mấy năm về trước. Vì thế khơng có ghi chép về hoạt động cơng đức của người dân trong thời gian đó.
Theo các cụ trong Ban Khánh Tiết đình Giang Xá, sở dĩ công đức của người dân đối với các hoạt động trùng tu hay tu sửa không thường xuyên, do các nguyên nhân sau: Cụ Nguyễn Thăng (77 tuổi) cho biết: “Làng Giang Xá có hệ thống thờ tự cịn khá đồ sộ từ xưa cha ơng để lại, đình, đền, chùa, cầu thần,…cịn tương đối ngun vẹn. Tuy nhiên, gần đây, các cơng trình này, theo năm tháng đã dần bị xuống cấp, vì thế nhân dân cũng có nhu cầu sửa chữa lại, trùng tu lại những hạng mục này. Cách đây bốn năm (2005), nhân dân trong làng đã đóng góp sửa chữa lại đền, nó bị dột một bên mái, cửa chính đền bị mọt, sân đền thấp phải nâng cao tránh bị ngập lụt,…lúc đó chúng tơi mới phát động nhân dân cơng đức để sửa lại…”
Ơng Giang Phú Hùng (51 tuổi): “Ở đây, khi nào cần trùng tu hay sửa chữa cái gì là chúng tơi mới họp và thơng báo cho người dân công đức để làm, đấy là những cái lớn, còn những phần sửa chữa nhỏ thì họp các cụ và lấy tiền quỹ từ các lễ hội cịn thừa để làm. Làng khơng có quỹ dành cho trùng tu, chỉ khi nào sửa chữa mới huy động sức người sức của nhân dân. Có khi là 5 năm hoặc 10 năm mới sửa chữa một lần lớn, năm từ 2008 đến giờ, làng chưa làm gì hết nên cũng khơng nhờ đến nhân dân”.
Thực tế, ở Giang Xá, công đức cho các hoạt động tơn tạo, tu sửa các cơng trình thờ tự khơng diễn ra định kỳ. Chỉ khi nào các cơng trình xuống cấp, hư hại mới huy động người dân đóng góp để sửa chữa. Vì vậy các hoạt động công đức của người dân trong thời gian gần đây không xuất hiện trong các tài liệu công đức, chỉ thấy trong các phần công đức cho các lễ của làng.
Qua các cuộc trò chuyện, trao đổi với người dân trong làng, chúng tôi nhận thấy rất rõ sự tự ý thức về trách nhiệm của họ đối với việc sửa chữa, tu tạo đình chùa. Đó là nền tảng vững chắc cho tinh thần “tự nguyện” và “sẵn sàng” trong các đóng góp của tất cả mọi người. Kết quả là: không một
lần nào làng Giang Xá tu sửa, tơn tạo đình chùa mà khơng đủ kinh phí để thực hiện.
Năm 2010, đình Giang Xá nhận được một dự án lớn của nhà nước, gần 3 tỷ đồng cho việc tu sửa lớn đình sau khi lễ hội kết thúc. Đây là lần tu sửa lớn nhất kéo dài trong 2 năm, theo một thiết kế của cơ quan tu bổ di tích thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây cũng là dịp Ban Khánh Tiết sẽ nhận các khoản công đức lớn của người dân, theo sự hảo tâm của họ, trong việc cung tiến các đồ thờ tự là chính, khơng nhận các khoản đóng góp về tiền. Theo Ban Khánh Tiết, vào thời điểm đó, nếu nhà nước yêu cầu, các cụ sẽ huy động sức dân trong việc tháo dỡ, quản lý, giám sát hoạt động trùng tu.