VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đóng góp của người dân vào các hoạt động tại đình, chùa (qua nghiên cứu trường hợp làng giang xá, hoài đức, hà nội) (Trang 76 - 77)

- So sánh mức tiền công đức lễ hội theo các năm

VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

Jan Breman, giáo sư tiến sĩ nhân học, đại học Amsterdam trong bài viết: "Hình ảnh tan vỡ: xây dựng và phá vỡ hình tượng về làng xã tại Châu á thời thuộc địa" [8, tr.45] có cho rằng: làng xã là một hình thái tổng hợp khép kín, lệ thuộc vào quy mô sản xuất nhỏ, đáp ứng nhu cầu tự túc tự tồn riêng của mình. Với một hình thái chuẩn mực khơng mấy thay đổi, hệ thống này đã được lặp đi lặp lại đến vô tận trên hầu khắp ở Châu Á. Đây là một thể chế xã hội đặc thù cho các xã hội Đông Phương. Theo Desay- một học giả về phát triển nông thôn nổi tiếng làng là một đơn vị của xã hội nơng thơn, nó là một sân khấu, nơi thể hiện mức độ tự diễn ra của đời sống nông thơn và các chức năng của nó. Làng là một cộng đồng nông nghiệp, nơi cư trú ổn định của các cư dân với nghề nghiệp chính là nơng nghiệp. Làng - kiểu định cư tập thể đầu tiên của con người và quá trình sản xuất của nền nông nghiệp [8, tr 27].

Làng là một đơn vị của xã hội nơng thơn, nó là một sân khấu, nơi thể hiện mức độ tự diễn ra của đời sống nơng thơn và các chức năng của nó. Như tất cả các hiện tượng xã hội khác, làng là một hiện tượng lịch sử. Sự xuất hiện của làng tại một giai đoạn nào đó trong sự tiến hố của đời sống con người, sự lớn mạnh hơn của nó cũng như sự phát triển trong những giai đoạn tiếp sau đó của lịch sử lồi người, rất nhiều cấu trúc thay đổi mà nó đã trải qua trong suốt hàng nghìn năm tồn tại của nó, sự chuyển đổi nhanh chóng và cơ bản mà nó đã trải qua trong 150 năm gần đây, kể từ khi có cuộc Cách mạng Cơng nghiệp... Sự phát triển của làng liên quan chặt chẽ với sự tiến bộ của kinh tế nông nghiệp trong lịch sử. Sự xuất hiện của làng

đánh dấu rằng con người đã trải qua kiểu sống du mục tập thể tiến tới định cư. Nó thực sự đặt một nền tảng bởi vì với sự tiến bộ của cơng cụ sản xuất đã xây dựng nên nền nơng nghiệp và vì thế đời sống định canh trên vùng lãnh thổ tập trung có thể và cần thiết được tạo dựng....Cộng đồng nông nghiệp với làng như là một nơi cư trú cố định của họ và nông nghiệp như là một nghề nghiệp chính của họ để tồn tại. Sự kiện này đánh dấu quan trọng trong lịch sử loài người, mở ra một giai đoạn cao hơn của sự tồn tại xã hội. Nền nông nghiệp bảo đảm cho cộng đồng và lần đầu tiên có một sự bảo đảm tương đối việc cung cấp lương thực, ngược lại với giai đoạn trước đây của đời sống xã hội. Như vậy là khởi đầu lịch sử của xã hội nông thôn, và từ sự thặng dư nguồn lương thực của nó, đã ni dưỡng các thị trấn nơi mà sau đó mới được hình thành.

Trường hợp làng Giang Xá đã phản ánh những mô tả rất căn bản của các biến chuyển của các cộng đồng dân cư làm nơng nghiệp là chính, bước vào tiến trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đã biến đổi cơ cấu kinh tế, xã hội như thế nào, từ đây, các biến đổi về văn hóa, xã hội đã thể hiện ra sao.

Thông qua sự tham dự của người dân ở cộng đồng Giang Xá trong việc đóng góp, tơn tạo di tích và tổ chức các hoạt động cộng đồng, chúng ta thấy một số động thái biến chuyển văn hóa - xã hội của các cộng đồng nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các động thái này ẩn chứa đằng sau các hành vi cơng đức, các đóng góp về tài chính, cơng sức hay hiện vật, phản ánh các tâm tư, tình cảm, các đồng thuận hay mâu thuẫn trong cộng đồng, thể hiện các mối quan hệ giữa con người với Thánh thần, giữa họ với nhau thông qua các thể chế làng-xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đóng góp của người dân vào các hoạt động tại đình, chùa (qua nghiên cứu trường hợp làng giang xá, hoài đức, hà nội) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)