Các động thái biến chuyển văn hoá xã hội của cộng đồng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đóng góp của người dân vào các hoạt động tại đình, chùa (qua nghiên cứu trường hợp làng giang xá, hoài đức, hà nội) (Trang 89 - 98)

- So sánh mức tiền công đức lễ hội theo các năm

3.4. Các động thái biến chuyển văn hoá xã hội của cộng đồng nông

thôn

Nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng đang đứng trước những chuyển biến kinh tế - xã hội do quá trình Đổi mới cũng như những tác động của tình hình khu vực và quốc tế. Chính sự biến đổi này đã và đang tạo ra những thay đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơng thơn.

Trước hết, việc mức sống được cải thiện là yếu tố quan trọng tác động đến đời sống văn hóa của người dân. Mức sống của các hộ gia đình nơng thơn cả nước cũng như từng vùng đã cơ bản được cải thiện đáng kể. Chúng

ta đã cơ bản thốt khỏi một nền kinh tế vì cái ăn hàng ngày để hướng tới mục tiêu cao hơn, ổn định mức sống, gia tăng các nhu cầu phát triển. Thu nhập của dân tăng hơn do biết tích hợp đa ngành nghề, chuyển mạnh sang hướng chun mơn hố, chủ yếu là nghề phi nơng nghiệp. Điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, đặc biệt là các tiện nghi sinh hoạt văn hoá tăng mạnh. Cơ cấu chi tiêu cũng đã có những biến đổi, trong đó tỷ trọng tiêu dùng cho các nhu cầu văn hoá là tăng đáng kể. Điều kiện cơ sở hạ tầng là một trong những chỉ báo đo quan trọng, cho ta một cái nhìn chung, bao quát về chất lượng cuộc sống của một cộng đồng. Ở Giang Xá, chúng ta thấy rõ xu thế kết hợp gia tăng mức tăng trưởng của kinh tế hộ, phát triển kinh tế chung (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khu công nghiệp nhỏ), tạo nền tảng cho các hoạt động văn hóa tinh thần, trong đó tham gia lễ hội là một ví dụ tiêu biểu.

Đã có sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn chủ yếu do khả năng

chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp. Điều này phụ thuộc rất lớn vào

khả năng thị trường của từng hộ nông dân. Ở những cộng đồng có năng lực thị trường, có mức sống cao thì khả năng làm giàu của các hộ gia đình là nhiều hơn ở những vùng kém phát triển. Q trình phân hóa về mức sống cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của cư dân nơng thơn. Sự phân hóa về mức sống đã tạo nên sự phân hóa về văn hóa. Các nhóm xã hội có đặc trưng nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn khác nhau sẽ có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, lối sống, định hướng giá trị khác nhau. Trong lễ hội, ta thấy được các phân hóa này, song chưa nhiều và chưa mang tính điển hình.

Khác với xã hội mang đậm tính thuần nhất của nông thôn truyền thống, hiện nay về mặt văn hóa đang có những biến đổi tạo nên sự khác biệt ngày một rõ nét giữa các nhóm xã hội khác nhau. Tính thuần nhất đang dần

bị phá vỡ ở các cộng đồng nông thôn do sự tác động của những biến đổi về kinh tế xã hội theo hướng thị trường. Sự chuyển biến về nghề nghiệp không những chỉ tác động đến mức sống của cư dân, nó khơng chỉ đơn giản thuần tuý là những biến đổi về mặt đời sống vật chất mà nó cịn làm thay đổi quỹ thời gian của từng cá nhân, thay đổi cung cách làm ăn của từng gia đình, nó tác động đến nếp sinh hoạt, cách nghĩ của từng người, từng gia đình và cộng đồng. Sự chấp nhận những yếu tố mới này phụ thuộc vào tính "mở" của từng làng xã. Làng xã nào với tính năng động hơn, xã hội ít khép kín hơn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu cái mới. Trong bản thân từng làng xã cũng có sự khác biệt giữa từng nhóm dân cư khác nhau. Những nhóm trẻ hơn thường dễ chấp nhận các yếu tố mới hơn, sự lựa chọn các loại hình sinh hoạt văn hóa của lứa tuổi trẻ hơn cũng có khác so với các lứa tuổi cao. Nhìn về tổng thể, văn hóa làng xã vẫn là biểu thị mang tính đặc trưng của một xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn truyền thống. Các nghi thức trong các lễ thức truyền thống về cơ bản vẫn tuân thủ theo các nghi thức trong truyền thống nhưng có thay đổi theo xu hướng giản tiện hơn, đỡ rườm rà và phức tạp hơn. Sự biến đổi của văn hóa mặc dù đã và đang diễn ra trong nhiều mặt nhưng chưa vẫn chưa có một sự thay đổi về chất. Nông thôn Việt Nam vẫn là những làng xã tương đối độc lập về mặt văn hóa, nếu nhìn từ góc độ lễ hội, đi cùng với nó là tình làng nghĩa xóm và sự cố kết cộng đồng, là sự tơn trọng dịng tộc, tổ tiên, các giá trị tuổi tác, đạo lý truyền thống vẫn được tôn trọng.

Trong sự vận hành các hoạt động dân sự, các tổ chức xã hội phi quan phương, từ các tổ chức trong vận hành lễ hội như Ban Khánh Tiết, hội đồng bô lão, ban thư ký…, đến các hội đồng canh, hội vãi, hội người cao tuổi… đều là những tổ chức có vai trị trong làng xã, theo một sự phân cơng chức năng riêng, tạo nên một sức mạnh tổng thể của đời sống xã hội dân sự. Lễ

hội làng có được sức sống như ngày nay là nhờ các tổ chức này, bên cạnh các ý nghĩa về mặt đóng góp, cơng sức cịn là mang ý nghĩa là các thể chế xã hội nơng thơn, qua đó, thể hiện quyền lực của cộng đồng làng đối với các thành viên trong làng, thể hiện sức mạnh tập thể với các cộng đồng xung quanh. Lễ hội là dịp phơ diễn, trình diễn sức mạnh tập thể trong một đời sống hàng ngày đang biến đổi về các mặt.

Làng Giang Xá tiêu biểu cho một cộng đồng đang biến đổi, với những đồng thuận và mâu thuẫn, với những ứng xử theo khuôn mẫu truyền thống và việc làm khác đi so với truyền thống, đã phản ánh phần nào những động thái biến đổi của làng xã vùng châu thổ Sông Hồng. Khi bị cuốn hút vào “luồng gió” hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa, với những thay đổi do chính từ bên ngoài đem lại (sát nhập địa giới và đơn vị hành chính, phương tiện truyền thơng), cũng như các thay đổi từ bên trong (cơ cấu dân cư, sự dịch chuyển nơi di trú theo kiểu con lắc-đi về hàng ngày giữa trung tâm Hà Nội và Trạm Trôi), làng cổ truyền xưa nay trở nên một cộng đồng năng động, gắn với đơ thị, thay vì một hình ảnh nơng thơn xa xưa, “dĩ nông vi bản”, tương đối biệt lập với đô thị.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhìn một cách bề nổi, lý do công đức trong các hoạt động tế tự tại đình chùa rất nhiều và đa dạng, có những lý do chung, có những lý do riêng nhưng đằng sau tất cả đều là đức tin và tấm lòng trân trọng truyền thống trong xã hội cịn mang đậm tính cộng đồng và các giá trị tâm linh cổ truyền như Việt Nam. Điều này đặc biệt đáng quý và là một trong những yếu tố làm nên bản sắc cộng đồng Việt, dân tộc Việt. Song nhìn từ tầm sâu bên trong của hiện tượng này, chúng ta thấy một diễn tiến tương đối phức tạp. Sự linh thiêng của đức Thánh là một yếu tố quan trọng thu hút được sự

tham gia công đức của người dân. Trên niềm tin chung đó, trong một bối cảnh xã hội hiện tại đang có những biến chuyển về mặt tâm linh, với các biểu hiện về một tinh thần thực dụng hơn khi cầu xin, cũng như quá trình gia tăng mức sống của người dân đã là những nền tảng kinh tế, xã hội và văn hóa mới cho những xung đột, mâu thuẫn và nhưng đóng góp mang tính chơi trội trong hoạt động cơng đức. Cùng với đó, vấn đề quản lý nguồn tiền cơng đức vẫn là vấn đề nan giải, tiếp tục tìm câu trả lời trong tương lai.

KẾT LUẬN

Thiết chế đình chùa gắn liền với các hoạt động tế tự của người dân đã, đang và vẫn sẽ là trung tâm đời sống tâm linh, văn hoá của cộng đồng làng xã Việt Nam. Tác giả đã có dịp được tiếp cận vấn đề này với góc độ sự đóng góp về tài chính – “cơng đức” của người dân vào các hoạt động tế tự đó tại Làng Giang Xá - một làng quê khá điển hình của nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ, qua đó có thể đưa ra một số nhận định sau:

1. Trước hết về mặt lý thuyết, sự tham gia nói chung và sự tham gia cơng đức nói riêng của người dân vào các hoạt động tế tự tại đình, chùa gắn bó chặt chẽ với lý thuyết phát triển cộng đồng và lý thuyết về bảo tồn, phát huy các di sản văn hố có sự tham gia của cộng đồng. Theo đó, người dân đóng vai trị là chủ thể trong việc ra các quyết định trong bảo tồn duy sản: từ nguyên tắc đến mơ hình quản lý, cách thức huy động, kiểm tra kiểm sốt. Tính tự nguyện được xác định như một tinh thần chung của hoạt động công đức là dựa trên cơ sở niềm tin, sự tự ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ.

Qua những phân tích định lượng về đóng góp cơng đức của người dân vào các hoạt động tế tự tại đình chùa, với các biến về giới, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tuổi… ta có thể thấy sự tham gia gần như hồn toàn của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Họ tham gia với tinh thần tự nguyện sâu sắc và ý thức rõ nét về trách nhiệm của mình với “việc làng”. Xu hướng công đức các khoản tiền và hiện vật quy ra tiền có giá trị lớn ngày càng gia tăng, khá dễ hiểu khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển dần từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Các tổ chức, đồn thể, cơ quan, doanh nghiệp cũng đóng góp nhiều vào các hoạt động tế tự, lễ hội này, trở thành nguồn công đức quan trọng

Các phân tích so sánh đã chỉ rõ sự chênh lệch và khác biệt giữa các đối tượng trong hoạt động cơng đức tại đình chùa. Nổi bật nhất là sự chênh lệch về giới và lứa tuổi: nam giới và đặc biệt là những nam giới trung tuổi, cao tuổi giữ vai trò áp đảo trong các hoạt động này. Qua đó cho thấy quan niệm “trọng nam”, “trọng lão” cịn khá phổ biến ở cộng đồng nơng thôn. Với họ, tham gia công đức không chỉ thể hiện tấm lịng thành kính, tâm lý cầu lộc, cầu vinh mà quan trong hơn là khẳng định vai trò, vị thế và trách nhiệm trong việc làng. Bên cạnh những khác biệt, tâm lý trung bình, cào bằng, ngại nổi trội cũng dễ nhận thấy trong hoạt động công đức. Các lý do cơng đức khơng có sự khác biệt nhiều giữa các đối tượng song giá trị công đức là có sự khác nhau nếu so sánh theo họ, nghề, trong và ngồi làng.

2. Cơng đức cũng là một biểu hiện quan trọng khẳng định niềm tin của người dân vào đức Thánh, đức Phật, vào các giá trị khuôn mẫu truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, ý nguyện cầu phúc, cầu lộc cũng khá phổ biến và là động thái quan trọng của hoạt động này, trong bối cảnh xã hội có xu hướng “thực dụng hóa” Thánh, Phật như một lực lượng ban phát.

Trong tất cả các hoạt động tế tự tại đình chùa, hoạt động cơng đức tại lễ hội Thành Hoàng làng được coi trọng hơn cả và có ý nghĩa nổi bật. Điều này khẳng định quy mô và niềm tin của người dân với văn hố đình làng và lễ hội làng truyền thống. Hội làng sẽ vẫn tiếp tục là linh hồn của đời sống văn hố tại cộng đồng nơng thơn vùng đồng bằng Sơng Hồng. Nếu như tại đình làng, các hoạt động cơng đức mang tính chất trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên đối với cộng đồng thì các hoạt động công đức tại chùa nghiêng nhiều về tính tự nguyện, thỏa mãn đời sống tâm linh của mỗi người.

Trong hoạt động cơng đức tại Giang Xá, ngồi các đồng thuận, chúng tơi cịn thấy các biểu hiện rõ nét của các xung đột, mâu thuẫn nhất là trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ công đức. Các đóng góp nổi trội có xu hướng gia tăng bên cạnh tâm lý “bình quân chủ nghĩa”, đồng đều của các thành viên trong cộng đồng. Đây là những động thái tất yếu của một cộng đồng làng vừa mang đậm giá trị cổ truyền, vừa đang từng ngày biến chuyển mạnh mẽ trong cơn lốc đơ thị hóa, hiện đại hóa.

3. Với cách tiếp cận đề cao tiếng nói của người trong cuộc, Nghiên cứu này cho thấy những vấn đề bên trong khá đa dạng của các hoạt động cơng đức tại đình, chùa. Các động thái của sự biến chuyển văn hoá xã hội của các cộng đồng nông thôn càng trở nên rõ nét trong quá trình chuyển đổi về kinh tế: q trình dân chủ hố xã hội, sự phân hoá xã hội theo các giai tầng, là thái độ coi văn hoá truyền thống như một công cụ cân bằng mới trong xã hội đang ngày càng trọng vật chất hơn. Đặc biệt, đã xuất hiện những cơ sở xã hội để nhận thấy sự xuất hiện các cá nhân thay vì mỗi người đều tồn tại ở tư cách là thành viên cộng đồng như trong xã hội truyền thống. Hình ảnh một nông thôn lấy hoạt động nông nghiệp làm trọng, lấy cái thanh bạch bần hàn làm giá trị, biệt lập với các cộng đồng xung quanh, ít gắn với đơ thị đã nhường bước cho một nông thôn vươn lên từ nghề phi nơng nghiệp, thích làm giàu, liên kết chặt với các cộng đồng xung quanh, đặc biệt là đô thị.

4. Qua một nghiên cứu trường hợp về vấn đề đóng góp cơng đức của người dân trong các hoạt động tại đình chùa, chúng tơi một lần nữa khẳng định những giá trị thực tế của lý thuyết phát triển cộng đồng. Theo đó, lý thuyết này cần được lấy làm nền tảng trong xây dựng chính sách văn hóa với cộng đồng nơng thơn. Cần phát huy các giá trị của tinh thần tham dự, tự quản của người dân trong hoạt động quản lý đời sống dân sự, trong đó việc

tế tự tại đình, chùa, tổ chức lễ hội là những hoạt động chủ đạo, bảo đảm những điều kiện cho các tổ chức xã hội được nói lên tiếng nói của họ, được quản lý các cơng việc của chính mình, thay vì cách làm “hành chính hóa”, lấy mệnh lệnh chính quyền làm trọng. Cách tiếp cận này không những làm giảm tải các công việc vốn đang “đè nặng” các chính quyền cơ sở mà cịn tạo ra những động lực bên trong cho cộng đồng phát triển.

Vấn đề quản lý và sử dụng nguồn thu từ công đức, từ trường hợp Giang Xá, cho thấy cần phải có những quy chế chặt chẽ trong việc thu, sử dụng nguồn tài chính này. Trường hợp Giang Xá khơng cho chúng ta những ví dụ điển hình về khía cạnh trái chiều, mang tính tiêu cực trong hoạt động công đức song các trường hợp khác, tại các khu di tích, đình, đền, chùa tại khu vực phía Bắc, vào mùa lễ hội Xuân, đang đặt ra những vấn đề về việc cần chấn chính hoạt động cơng đức của người dân. Điển hình như việc đặt tiền cơng đức bừa bãi, trục lợi các nhân với số lượng hịm cơng đức quá nhiều, xây dựng đền điện trái phép nhằm thu lợi bất chính… Đó khơng chỉ là những vấn đề đơn thuần về mặt tài chính mà cịn là những vấn đề về mặt văn hóa, là sự điều chỉnh thái độ và hành vi của con người đương thời đối với các giá trị văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đóng góp của người dân vào các hoạt động tại đình, chùa (qua nghiên cứu trường hợp làng giang xá, hoài đức, hà nội) (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)