Với lợi thế về đường giao thơng (có quốc lộ 32 và tỉnh lộ 79 chạy qua) lại cách thủ đơ Hà Nội khơng xa, làng Giang Xá có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Nằm ở vùng đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nên nguồn sống chủ yếu của người dân Giang Xá là nghề trồng lúa nước. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở địa phương khơng cịn giữ va trò chủ đạo trong cơ cấu phát triển kinh tế, thay vào đó là hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại rất phát triển. Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Các cửa hàng mua bán của hợp tác xã ngày trước được thay bằng các cửa hiệu tư nhân với đủ các mặt hàng kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn sản xuất có khoảng 200 hộ sản xuất kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo báo cáo của UBND thị trấn, tổng giá trị sản xuất năm 1995 đạt khoảng 9,3 tỉ đồng; năm 2000 đạt 15 tỉ đồng; năm 2005 đạt 27 tỉ đồng; đến
năm 2008 đạt 35,5 tỷ đồng. Năm 2009 đạt 45 tỷ đồng. Đây là những tăng trưởng vượt bậc trong đời sống kinh tế ở Giang Xá.
Cơ cấu kinh tế ở Giang Xá đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng chuyển từ kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang kinh tế phi nông nghiệp và dịch vụ, đem lại những thay đổi không ngừng về kết cấu cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân đã có sự cải thiện rõ rệt.
Bảng 2.1: Chuyển dịch tỷ trọng kinh tế ở Giang Xá
(đơn vị: %)
Năm Nông nghiệp Thƣơng mại, dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp
1995 26,5 39,0 34,5
2000 23 41 36
2005 45 37 18
2008 48 45,5 6,5
Nguồn: [40; tr.15]
Hệ quả trực tiếp và rõ nét nhất của những biến đổi cơ cấu kinh tế là thu nhập bình quân theo đầu người hàng năm tăng khá nhanh, mức sống được nâng cao
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời làng Giang Xá (2009) (Đơn vị: triệu đồng) Năm 1995 2000 2005 2008 2009 Thu nhập 3 3,6 5 7,5 9 Nguồn: [40; tr.21]
Bên cạnh các cơ sở kinh doanh, dịch vụ đóng cố định trên địa bàn thị trấn, một trong những ngành nghề quan trọng của người dân Giang Xá là buôn bán nhỏ. Các mặt hàng buôn bán chủ yếu của những người này là
những sản phẩm do chính họ làm ra, chủ yếu là các loại bánh trái như: bánh dày, bày xu xê, bánh bỏng… Ngồi ra, việc bn bán các loại hàng khô, các loại rau quả gia vị như chanh, ớt, gừng… cũng khá phổ biến. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 300 người từ Giang Xá đi đến các chợ quanh vùng như chợ Diễn, chợ Nhổn, hay vào nội thành Hà Nội để buôn bán các mặt hàng đó, đa số họ đều là phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 50. Nam giới cũng có tốc độ di chuyển cao trong ngày, nhất là đối với nhóm cư dân làm nghề thầu xây dựng, thợ xây, nhân viên, công nhân cho các cơng ty “ngồi” Hà Nội.
Đến Giang Xá ngày nay ta sẽ thấy những nét khởi sắc mới trong đời sống kinh tế của một làng quê đang từng bước đi lên trên con đường đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Từ một làng vốn sống dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước, đến nay, Giang Xá đã trở thành một làng đa ngành, đa nghề, người dân nơi đây đã biết khắc phục những khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp, biết tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý của mình để phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho gia đình và xã hội.
Cùng với những bước tiến vững chắc trên lĩnh vực kinh tế của Giang Xá, gương mặt của làng xã, của đời sống tinh thần ở nơi đây ngày càng phát triển.