Các thiết chế văn hoá và hoạt động tế tự, lễ hội của làng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đóng góp của người dân vào các hoạt động tại đình, chùa (qua nghiên cứu trường hợp làng giang xá, hoài đức, hà nội) (Trang 32 - 37)

Nằm trên một vùng đất có truyền thống lâu đời, từ xa xưa, trong tâm thức của mình, người dân Giang Xá luôn tự hào là quê hương thứ hai của người anh hùng dân tộc Lý Nam Đế. Hiện nay ở Giang Xá còn lưu giữ được một hệ thống các di tích lịch sử gắn liền với thân thế và sự nghiệp của đức Thánh, bao gồm đình và đền Giang Xá, chùa Bảo Phúc, cầu Thần. Trong đó, các thiết chế văn hóa liên quan đến các hoạt động tế tự như hội

làng gắn liền với đình, hội chùa gắn với chùa Bảo Phúc cịn được duy trì hàng năm. Các kỳ lễ này thể hiện sự phong phú của đời sống văn hoá, tâm linh, là sự kết tinh truyền thơng văn hố của cộng đồng dân cư Giang Xá.

Đình Giang Xá và lễ hội tại đình

Đình Giang Xá nằm ngay sau cổng làng phía Đơng, trơng về hướng Đơng Bắc, vừa qua cổng làng đã tiếp cận với khn viên đình. Đình thờ Đức vua Lý Nam Đế- người có cơng dẹp giặc mang lại thái bình cho nhân dân. Trong Đình cịn lưu giữ 22 đạo sắc phong do các đời vua từ triều Lê cho đến triều Nguyễn phong tặng cho Thành hoàng của làng. Cùng với các đạo sắc phong trên, trong đình cịn nhiều hiện vật khác như các bức hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, các nhang án, đặc biệt có con ngựa gỗ sơn trắng được tạo tác rất công phu, sinh động.

Kể từ năm 1955, trải suốt một thời gian dài làng Giang Xá không mở đại đám dài ngày mà chỉ có đám lệ một ngày. Mãi đến năm 1989, nhân dịp cụm di tích đình và đền của làng được Nhà nước cơng nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, lễ hội truyền thống của làng mới được phục hồi. Từ đó đến nay, như đã thành thơng lệ, cứ 5 năm một lần, làng Giang Xá lại nơ nức mở đại đám. Cũng từ đó, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hố khơng thể thiếu của người dân nơi đây. Mỗi người dân Giang Xá đều mong mỏi đến năm làng mở đại đám để được chứng kiến cái không khí tưng bừng tràn ngập trên khắp mảnh đất quê hương mình.

Hội làng Giang Xá ngày nay được tổ chức từ ngày 11 đến 14 tháng Giêng. Trong đó ngày 11 là chính hội, có tổ chức rước nghinh Thánh giá từ đền về đình. Hội làng Giang Xá ngày nay là sự kết hợp của hội làng và hội lệ ngày xưa. Trước đây, theo trí nhớ của dân làng, sau khi tách khỏi xã Lưu Xá (khoảng vào đời Thành Thái), làng Giang Xá và làng Lưu cùng thờ chung một Thánh. Vì vậy, “gián niên nhất lệ”, năm chẵn làng Lưu mở hội,

năm lẻ mới đến làng Giang Xá. Nhưng đó cũng chỉ là hội lệ, chỉ kéo dài một ngày. Còn đại đám thì rất hiếm khi làng tổ chức, khoảng 5 năm, 10 năm hay 15 năm, chỉ khi nào trong làng có nhiều việc vui, mùa màng bội thu thì dân làng mới mở đám và tổ chức rước nghinh vào ngày 12 tháng Giêng. Nhưng đã mở hội thì thường kéo dài từ 10 đến 16 ngày, thậm chí có năm phải sang tháng Hai (âm lịch) mới tế xuất tịch, giã đám.

Trung tâm của lễ hội làng Giang Xá chính là vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế, được dân làng tơn làm Thành hồng. Các truyền thuyết về Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân đã lắng đọng trong tâm thức của người dân, nó trải cùng thời gian và trở nên sống động hơn bao giờ hết trong lễ hội nơi đây. Mọi sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người anh hùng này đều được người dân Giang Xá ghi nhớ và trân trọng.

Chùa Bảo Phúc và hội chùa

Chùa Bảo Phúc cịn có tên Nơm là chùa Cả, là hậu thân của chùa Linh Bảo trước kia. Theo truyền thuyết trong nhân dân và theo Thần phả hiện cịn lưu giữ tại đền Giang Xá, thì chùa có từ trước thế kỷ thứ 6 với tên gọi là Linh Bảo tự, là nơi Pháp tổ Thiền sư trụ trì. Sau này, Pháp tổ Thiền sư có mang theo một chú tiểu tên là Lý Bí về dạy dỗ. Khi trưởng thành, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa chống lại quân Lương xâm lược, lập nên nước Vạn Xuân. Về sau bị quân Lương tấn cống, Lý Bí lại lui về Giang Xá để bảo toàn lực lượng. Nhân dân Giang Xá tưởng nhớ cơng ơn của Lý Bí mới cho dựng ngơi sinh từ ngay trên mảnh đất của chùa, cịn chùa Linh Bảo khi đó đã bị hư nát, nhân dân mới chuyển ra đầu làng ở vị trí hiện nay, đổi tên là chùa Bảo Phúc. Cùng với tượng thờ, trong chùa cịn có nhiều đồ thờ q như chng đồng, khánh đồng, bát hương đồng, bát hương đá, bát hương sứ, hoành phi, câu đối khá phong phú.

Hằng năm, cứ đến ngày 1 tháng 4, lễ Kỳ Yên được nhà chùa và nhân dân tổ chức long trọng thu hút đông đảo người dân trong làng và khách thập phương. Với ý nghĩa cầu an lành cho người dân, ngày lễ này còn được người dân cầu khẩn cho thân nhân đã khuất của họ sớm được siêu thoát. Lễ Kỳ Yên hàng năm được chùa tổ chức như một dịp để chúng sinh quy tụ, cầu sự bình an, phúc đức cho người dân trong làng, đồng thời cũng là nơi quy tụ lịng bác ái, tính tương thân của mọi người. Trong ngày lễ này, người dân thường sắm sửa lễ thường là hoa quả và để cầu phúc. Bên cạnh đó, người dân thường quyên tiền để sắm sửa lễ phục vụ cho ngày lễ này. Cơng việc này diễn ra trước đó cả tháng trời.

Giang Xá là cộng đồng có truyền thống, khơng chỉ dừng lại ở các thể chế của làng quy định về phong tục tập quán còn lưu giữ nơi đây minh chứng cho điều đó. Tham dự lễ hội của làng mới thấy hết được các nghi lễ còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn so vơi xưa. Những truyền thống này còn lưu giữ được do ý thức rất rõ của cộng đồng về văn hóa của cha ơng, đồng thời những người cao tuổi nơi đây cố gắng lưu giữ những nét đẹp như một tinh hoa của làng truyền cho các thế hệ mai sau. Thơng qua việc tìm hiểu này, luận văn có thể góp phần ghi nhận những sự kiện văn hoá trong bối cảnh xã hội đương đại với những biến chuyển to lớn.

Tiểu kết chƣơng 1:

Lý thuyết phát triển cộng đồng là một cách tiếp cận từ dưới lên, ở đó, nó nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của người dân trong các hoạt động phát triển, tạo ra những bước phát triển mang tính bền vững trên cơ sở nhu cầu nội tại và sự tham dự của chính cộng đồng, thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.

Luận văn chọn địa bàn nghiên cứu là làng Giang Xá – một làng quê tại Hà Tây (cũ), Hà Nội hiện nay, còn giữ được nhiều yếu tố truyền thống từ cảnh quan, nếp sống, các phong cổ truyền, đồng thời cũng đang biến chuyển mạnh mẽ trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, đình, chùa và các nghi lễ có liên quan đã và đang giữ vai trị quan trọng trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của dân làng, thu hút sự đóng góp to lớn từ cộng đồng. Qua nghiên cứu này, ta có thể thấy một trường hợp của thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, thể hiện các nhu cầu và cách quản lý của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đóng góp của người dân vào các hoạt động tại đình, chùa (qua nghiên cứu trường hợp làng giang xá, hoài đức, hà nội) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)