NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA TỤC LỆ PHỦ YÊN LÃNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 75 - 141)

CHƯƠNG 3 : GIÁ TRỊ CỦA VĂN BẢN TỤC LỆ PHỦ YÊN LÃNG

3.2. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA TỤC LỆ PHỦ YÊN LÃNG

3.2.1. Mặt tích cực

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi thấy tục lệ của phủ Yên Lãng chứa đựng nhiều yếu tố tích cực.

Do đây là các bản tục lệ cổ truyền ra đời trước hương ước cải lương, gắn với bối cảnh của thế kỷ XIX, cho đến những năm đầu thế kỷ XX, tạo ra tính đặc trưng cho từng văn bản tục lễ của mỗi thôn xã nơi đây. Căn cứ vào những văn bản tục lệ này, giới nghiên cứu có thể nhận biết nét chung cũng như nét riêng trong tục lệ của mỗi làng xã trong phủ. Song quan trọng hơn là nhờ những bản tục lệ này để cố kết cộng đồng làng xã của phủ Yên Lãng thành một khối thống nhất. Tức mỗi cá nhân trong cộng đồng làng xã của phủ Yên Lãng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các quy ước do làng xã đặt ra.

Bao trùm lên tất cả là tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lúc mọi nơi. Lấy Điều ước quy định trong việc cứu trợ tai ương hoả hoạn của xã Đông Cao làm ví dụ: “Thuỷ, hoả, đạo tặc là việc gấp gáp trong dân gian, khi bản ấp có các việc đó xảy ra, lý dịch đánh hiệu lệnh ba hồi trống liên hồi, mọi người dân cần nhanh chóng tề tập đến nơi xảy ra sự việc mà ứng cứu. Nếu người nào vắng mặt, cho đó là việc không liên quan đến mình, bắt phạt tiền 3 quan, sau đó đánh 50 roi để tỏ rõ sự nghiêm minh của phong tục. Đến như xã Văn Quán, hễ có thuỷ hoả đạo tặc, đã có điều ước với dân, hễ thấy dân xã đó nổi hiệu lệnh thì cũng phải đến đó, tùy lý dịch sở tại sai phái. Nếu người nào vi phạm vào mệnh lệnh, tra thấy xác thực ở hương dịch thì bị phạt tiền 10 quan, đánh 10 roi. Nếu xảy lý sự thế nào, toàn dân cùng chịu” [45].

Bên cạnh đó tục lệ của phủ Yên Lãng còn khuyên nhủ mọi người giữ gìn tình làng nghĩa xóm, sống hòa thuận với nhau, nếu có điều gì vướng mắc do hai bên cùng giải quyết. Đơn cử như tục lệ của xã Thạch Đà: “Người nào trong xã có điều gì bất bình thì vào ngày mồng 1 và ngày rằm (ngày 15) hàng tháng, trước tiên trình sự việc với Chánh phó lý dịch huynh thứ phân xử. Nếu cảm thấy phân xử chưa công bằng mới được đến cửa quan để kêu kiện. Người nào không trình báo như thế, tự ý lên cửa quan, bắt khoán phạt tiền 3 quan” (Điều 44) [61]. Đây được xem là lương tâm, là nhân cách của mỗi người trong làng xóm. Chính những điều trên đã góp phần tạo nên nhân cách của người Việt Nam hôm nay, đó là nhân cách nhường nhịn, thông cảm cho nhau trong cuộc sống cộng đồng.

Tục lệ cổ truyền của phủ Yên Lãng còn cho biết muốn người dân thực hiện “phép vua”, trước tiên họ phải thực hiện được việc “lệ làng”. Thực tế cho thấy từ bao đời trước đây, người dân nước ta nói chung, người dân phủ Yên Lãng nói riêng ít biết đến pháp luật mà sống sao cho phải đạo và tuân thủ những gì quan trên sức xuống hay trát đưa về làng. Họ đã thực hiện nghiêm chỉnh tục lệ của làng là bởi tục lệ của làng ngắn gọn, dễ hiểu và điều quan trọng là gắn bó quyền lợi hàng ngày của mọi người trong cộng đồng thành lợi ích chung.

Đối với các tệ nạn xã hội nơi làng xã, như trộm cướp, cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện, gian dâm…, đều là những thứ mà không ai không muốn bài trừ. Điều đó có nghĩa mọi người cần sống có kỷ cương, văn minh, tử tế, có sự công bằng và dân chủ. Và như vậy, khi tục lệ của làng được chấp hành nghiêm chỉnh thì phép vua cũng có cơ sở để thực thi. Cho nên có thể nói ý thức trách nhiệm của mọi người trong làng xã luôn coi trọng nhiệm vụ của

73

mình là phải thực thi các điều ước do địa phương đặt ra một cách nghiêm chỉnh.

Tinh thần và trách nhiệm như thế ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, họ chấp nhận thường xuyên, lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Hơn nữa xét tở góc độ nào đó, tục lệ cổ truyền của phủ Yên Lãng đã góp phần làm phong phú cho đời sống văn hoá ở chốn nông thôn Việt Nam trong quá khứ.

3.2.2. Mặt hạn chế

Hạn chế trong tục lệ của phủ Yên Lãng thể hiện trên một số điểm sau đây: Nếu điểm bao trùm trong tục lệ phủ Yên Lãng là tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong mọi lúc mọi nơi, thì bên cạnh đó là tinh thần cục bộ, bản vị của từng làng xã. Hầu như tục lệ của làng xã nào trong phủ cũng chỉ đề cập đến những vấn đề nảy sinh mà địa phương mìnhđang đối mặt nhưng không quan tâm đến vấn đề đó mà địa phương khác cũng ở tình trạng tương tự. Tức đây là chỉ là vấn đề bó gọn trong làng xã sau luỹ tre làng với các điếm bao bọc xung quanh mà không chú ý đến những gì xảy ra ở địaphương khác. Chẳng hạn như việc bài trừ các tệ nạn trộm cướp vốn là vấn đề nan giải của bất cứ làng xã nào ở địa bàn này, song làng xã nào cũng chỉ có biện pháp duy nhất là giao cho tuần đinh trong xã canh phòng, nếu làm tốt thì được thưởng, không tốt thì phải bồi thường, không thấy địa phương nào đưa ra sáng kiến cần phối hợp giữa các làng xã với nhau trong việc loại từ tệ nạn đó một cách hữu hiệu.

Thứ đến là tục lệ của các thôn xã trong phủ Yên Lãng nặng về thưởng phạt bằng vật chất mà ít chú ý đến biện pháp giáo dục bằng tinh thần. Điều

này thể hiện ở tục lệ của bất cứ làng xã nào, nếu đề cập đến vấn đề gì, thường có thưởng và phạt bằng tiền, trừ việc khuyến khích học tập. Ví dụ như việc nông tang, tất cả tục lệ đều có hình thức phạt khi người nào đó làm tổn hại đến nghề nôngvà thưởng khi người nào đó hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu để xảy ra mất trộm trâu, bò, gà, lợn thì nhiều khi vượt khỏi tầm kiểm soát của tuần phiên, bởi còn do lỗi của chủ gia súc, vì họ không có biện pháp bảo vệ một cách hữu hiệu tài sản của chính bản thân họ. Trong trường hợp này cần quy định rõ chủ trâu bò phải là người có ý thức bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất, sau đó mới tính đến thiệt hại do tuần nhiên gây ra.

Hoặc như tội “tà dâm”, tất cả chỉ quy lỗi và phạt tiền, đánh roi cho cả nam và nữ, nếu họ “yêu đương bất chính”. Nhưng không thấy bất cứ chỗ nào giải thích cho nam nữ trong làng biết sở dĩ yêu đương phải chính đáng là vì Nho giáo quy định nam nữ phải “thụ thụ bất thân”, cho dù có nơi đã giáo dục người phụ nữ tà dâm bằng cách mang ra đường cái quan để mọi người biết lỗi của họ.

Tiếp đến trong tục lệ của phủ Yên Lãng đề cập nhiều đến khao vọng và cỗ bàn. Theo thống kê của tác giả luận văn phải đến gần 1/5 điều khoản trong tục lệ của các làng xã đề cập khao vọng, như việc đỗ đạt khoa trường, bầu chức sắc địa phương, gia nhập Hội tư văn, mừng thượng thọ,... Kéo theo đó là cỗ bàn, với quy định mỗi cỗ bàn có bao nhiêu món. Việc khao vọng và cỗ bàn với tính chất như vậy dẫn đến tốn kém tiền của của dân, làm cho nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, thậm chí là bần cùng tại nơi làng xã.

Sau cùng, tục lệ các làng xã trong phủ đề cập đến tệ nạn ngôi thứ trong đình làng. Theo thống kê, mỗi làng xã trong phủ có ít nhất một điều

75

khoản liên quan đến ngôi thứ tại đình làng. Có nơi dành đến ba bốn điều khoản cho vấn đề này.

Theo đó, ngôi thứ trong đình làng chỉ giành cho người đỗ khoa trường theo bằng cấp khác nhau, sau đến ngôi thứ của các chức dịch địa phương. Ai xâm phạm sẽ bị trừng trị. Cách quy định như thế tạo ra tâm lý ngôi thứ tồn tại đến ngày nay trong sinh hoạt làng xã, cho dù mức độ có nhẹ hơn.

Tựu trung, với các mặt hạn chế nêu trên đã làm tăng hủ tục, tốn kém trong đời sống ở nông thôn phủ Yên Lãng trước đây.

3.3. Một vài kiến nghị

Từ nghiên cứu đề tài này cho thấy trong các thế kỷ trước đây, bắt đầu từ giữa thế kỷ XV trở về sau, tục lệ cổ truyền của các làng xã người Việt nói chung, sau này là tục lệ của phủ Yên Lãng nói riêng, qua thời gian đã được cố định hóa bằng văn bản viết trên giấy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tục lệ phủ Yên Lãng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, phản ánh sinh động đời sống của cư dân làm nông nghiệp trong địa bàn của phủ. Tuy nhiên, xét toàn cục thì nội dung cơ bản của các bản tục lệ nơi đây một mặt giữ vai trò là dịnh hướng trong hoạt động làng xã của phủ, và mặt khác là để điều chỉnh mối quan hệ làng xã, giúp cuộc sống của người dân trong phủ đi vào trật tự và ổn định, theo tinh thần của Nho giáo.

Song phải thừa nhận thực tế văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng trước đây hiện đã vắng bóng hoàn toàn trong các làng xã của huyện Mê Linh ngày nay. Chúng tôi qua điều tra thực tế tại địa bàn của huyện Mê Linh, dù chưa phải xuống hết tất cả 18 đơn vị hành chính hiện nay nhưng tất cả các địa điểm

từng khảo sát chưa thu được bất cứ bản tục lệ nào của các làng xã trước đây còn lưu lại đến ngày nay.

Điều đó có nghĩa các văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng trước đây hầu như bị mất mát theo thời gian, do những biến cố của lịch sử. Muốn nghiên cứu về tục lệ của phủ Yên Lãng hiện nay, cách tốt nhất là tìm về nơi lưu trữ tại VNCHN mà chúng tôi trình bày xuất xứ tại Chương 1 của luận văn.

Từ lý do đó, cần phải phiên âm, dịch nghĩa, chỉnh lý số văn bản tục lệ nêu trên của phủ Yên Lãng ra quốc ngữ nhằm bảo tồn, phát hiện giá trị di sản tục lệ trong công cuộc xây dựng nông thôn hiện nay.

Thực tế trên địa bàn huyện Mê Linh ngày nay – phủ Yên Lãng trước đây diễn ra nhiều thay đổi trong cuộc sống người dân bởi các khu công nghiệp liên tiếp ra đời. Bên cạnh đó là các lễ hội mở ra có nhiều biểu hiện lệch lạc cần được điều chỉnh cho phù hợp với bản sắc dân tộc. Lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay cũng cho thấy có sự buông thả, phá vỡ các quy ước truyền thống trong quan niệm về giới dâm mà các thế hệ đi trước tạo dựng. Thêm nữa là cảnh quan bị thay đổi, đời sống của dân làng xã nơi đây bị pha trộn, cách ứng xử giữa người với người bị phai nhạt, làm xói mòn cuộc sống tình làng nghĩa xóm của người dân trong huyện.

Xuất phát từ hiện thực như vậy, việc xây dựng hương ước mới hiện nay của huyện Mê Linh cần khai thác các nhân tố tích cực từ tục lệ cổ truyền của phủ Yên Lãng. Đó là nhân tố khuyến học, khuyến nông và bài trừ các tệ nạn xã hội do cư dân nơi đây tạo lập trong quá khứ. Bên cạnh đó cũng cần tiếp thu tục lệ tôn trọng người già (trọng xỉ) hay việc giúp đỡ, san sẻ cho nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tất cả lối sống vị tha cần được trân trọng giữ

77

thừa sẽ làm cho cuộc sống hiện nay của người dân huyện Mê Linh ngày càng trở nên tốt đẹp, góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội nơi đây trở nên bền vững.

Tiểu kết chương 3

Tục lệ phủ Yên Lãng bao hàm nhiều thông tin nhưng thông tin cơ bản, làm nên giá trị đặc trưng của tục lệ của phủ là tinh thần khuyến nông. Khuyến nông của phủ Yên Lãng đề cập đến các mặt bảo hộ đê điều, ruộng đồng, chăm sóc lúa màu, với các biện pháp được khuyến khích cao độ, đi kèm là việc thưởng phạt một cách nghiêm minh. Đối với thông tin về khuyến học, ghi nhận người dân bản phủ trong cuộc sống còn khó khăn nhưng vẫn tạo điều kiện cho người đi học trong làng xã bằng cách không bắt họ phải lao động nặng nhọc, đồng thời cho miễn giảm sưu dịch, đặt học điền làm nguồn lương nuôi thầy, thưởng cho người đỗ đạt và tổ chức vinh quy bái tổ với người đỗ khoa trường một cách trọng thể. Sau cùng là việc bài trừ tệ nạn nơi làng xã với các điều khoản cấm say rượu, cấm đánh bạc, cấm thuốc phiện và cấm tà dâm. Những thông tin về khuyến nông, khuyến học và bài trừ tệ nạn nơi làng xã của phủ được coi là những nhân tố tích cực. Điểm hạn chế của tục lệ phủ Yên Lãng bộc lộ ở một số mặt, như tính cục bộ, sự khao vọng, cỗ bàn và ngôi thứ nơi đình làng. Những hạn chế đó còn rơi rớt trong cuộc sống hiện tại. Kiến nghị đưa ra một số giải pháp, trong đó lưu ý đến tính kế thừa của các nhân tố tích cực nhằm xây dựng hương ước mới trong hoạt động văn hoá hiện nay ở địa bàn huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.

KẾT LUẬN

Tục lệ phủ Yên Lãng do EFEO sưu tầm vào năm Khải Định thứ 5 (1920), nằm trong sưu tập “Tục lệ”, ký hiệu AF, mã số a7, gồm 13 tập, với 63 xã thôn, thuộc 9 tổng Bạch Trữ, Đa Lộc, Hạ Lôi, Lạc Tân, Phú Mỹ, Phương Quan, Thạch Đà, Xa Mạc và Thanh Lâm của tỉnh Phúc Yên. Đây là bản sao, chữ viết tay từ chính văn bản tục lệ của các địa phương trong bản phủ, sau đó lại được xác nhận, đóng dấu và ký tên của cá vị chức sắc địa phương.

Văn tự thể hiện trong các văn bản tục lệ của phủ là chữ Hán, viết chân phương trên nền giấy dó, đóng thành từng tập theo khổ thống nhất 29,5 x 16,5cm, chỉ có 1 văn bản tục lệ viết bằng chữ Nôm là của xã Gia Lô.

Niên đại tục lệ của toàn phủ Yên Lãng được xác định trong khung thời gian vào đầu thế kỷ XIX, cho đến những năm đầu thế kỷ XX, gắn trọn với triều đại nhà Nguyễn. So với niên đại tục lệ của một số phủ, huyện khác thuộc các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, niên đại tục lệ của phủ Yên Lãng thuộc loại muộn bởi niên đại trong tục lệ ở đây chủ yếu được biên soạn từ niên hiệu Tự Đức (1848 – 1883) trở về sau.

Nội dung tục lệ của phủ Yên Lãng phản ánh nhiều mặt hoạt động của các địa phương nơi đây trong lịch sử nhưng tập trung nhất là vấn đề an ninh trật tự trong địa bàn. Đây là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong tục lệ của mỗi địa phương thể hiện trong bất cứ thôn xã nào của phủ cũng đặt ra việc canh phòng làm sao cho cẩn thận, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của địa phương, kèm theo đó là chế độ thưởng phạt rất nghiêm minh.

Đời sống tinh thần của các xã thôn trong phủ chiếm vị trí ưu tiên thứ hai phản ánh trong văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng. Đó là các điều khoản quy định trong việc tế lễthành hoàng thường tổ chức vào đầu xuân, cùng các quy định về lễ vật thờ thần, vai trò của chủ tế. Việc thờ Phật cũng phản ánh

79

khá đậm nét trong cư dân của phủ với các quy định về bảo vệ chùa, sửa lễ thờ phật, trong đó có cả những quy định về bầu Hậu phật với số tiền của người được bầu phải bỏ ra là bao nhiêu. Đây là những tư liệu quý bởi ngoài tục lệ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 75 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)