Niên đại của tục lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG

2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG

2.1.3. Niên đại của tục lệ

Số liệu thống kê trong Bảng 2 chương 1 cho biết có 22 văn bản tục lệ không ghi niên đại. Tìm hiểu lý do của những văn bản này cho thấy đại bộ phận đều ghi dòng chữ: “Xã này vốn không viết tục lệ thành văn bản, các vị kỳ lý trong xã nhân vì phái viên được tỉnh điều về sưu tầm tục lệ thì kể cho nghe mà ghi lại”/此社原無寫本耆里專爲本

45

bản tục lệ, kỳ lý chuyên vi bản đường phái vãng sao tầm diện thoại ký chi.

Như vậy vào năm 1920, khi phái viên của EFEO được cử về phủ Yên Lãng sưu tầm tục lệ thì họ gặp thực trạng là có khá nhiều xã thôn ở đây chỉ lưu hành tục lệ ở dạng khẩu truyền, tức chưa được định hình thành văn bản, hoặc định bản bị mất.

Bên cạnh đó có 3 văn bản tục lệ của xã Đạm Xuyên, Phú Mỹ và thôn Tiền của xã Thanh Tước ghi niên đại tạo lập tục lệ bằng năm can chi. Tính cả văn bản 3 này thì có 38 văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng được xác định là ghi niên đại.

Căn cứ vào 38 văn bản tục lệ ghi niên đại tạo lập cho biết niên đại sớm nhất của tục lệ phủ Yên Lãng lập vào năm Bảo Hưng thứ 2 (1802), thuộc về xã Yên Nội [75]; muộn nhất là vào năm Khải Định thứ 2 (1917), thuộc về xã Xa Mạc [71]. Tức đây là những văn bản tục lệ được xác lập dưới triều Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1802 đến năm 1917. Niên đại của các văn bản này được ghi ở hai vị trí:

Vị trí thứ nhất: tại dòng đầu tiên của văn bản tục lệ. Ví dụ như tục lệ của xã Hoàng Kim ghi: “Ngày 12 tháng 8 năm Tự Đức thứ 32 (1871), các vị kỳ lão, sắc mục, hương dịch thôn Hoàng Kim xã Hoàng Xá tổng Kim Đà huyện Yên Lãng phủ Vĩnh Tường cùng nhau hội họp tại đình lập giao

ước”/ 嗣德三十二年八月十二日永祥府安

Ảnh 8: Xã Hoàng Kim ghi niên đại lập tục lệ đặt ở vị trí đầu tiên của văn bản

朗縣金陀總黄舍社黃金村耆老色目鄉役仝村等共會亭所立交約詞/Tự Đức tam thập nhị niên bát nguyệt thập nhị nhật, Vĩnh Tường phủ Yên Lãng huyện Kim Đà tổng Hoàng Xá xã Hoàng Kim thôn ký lão sắc mục hương dịch đẳng cộng hội đình sở lập giao ước từ [49].

Vị trí ghi niên đại ở đầu văn bản như của xã Hoàng Kim vốn phổ biến nhất, với 33 văn bản trên tổng số 38 văn bản trong tục lệ của tục lệ phủ Yên Lãng, đạt tỷ lệ 86,8%.

+ Vị trí thứ hai: ghi tại dòng cuối cùng của văn bản tục lệ. Chẳng hạn như tục lệ của xã Đa Lộc tổng Đa Lộc ghi: “Lập công bạ ngày 12 tháng 10 niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880)”/嗣德三十三年十月十二日立公簿/Tự Đức tam thập tam niên thập nguyệt nhị thập nhật lập công bạ [41]. Vị trí này có 5

văn bản trên tổng số 38 văn bản tục lệ của phủ, đạt tỷ lệ 13,1%.

Như vậy trong hai vị trí ghi niên đại trong văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng thì vị trí đầu chiếm tỷ lệ áp đảo so với vị trí thứ hai. Điều này phản ánh xu hướng đặt dòng niên đại lên đầu văn bản của tục lệ ở đây là phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)