Vấn đề thiết chế làng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG

2.2. Những vấn đề được văn bản hoá trong văn bản tục lệ phủ Yên Lãng

2.2.3. Vấn đề thiết chế làng xã

Thiết chế của làng xã là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác, bởi đây là vấn đề rộng lớn, phản ánh qua tư liệu làng xã, chủ yếu là tục lệ. Văn bản tục lệ phủ Yên Lãng phản ánh khá rõ vấn đề này.

Đối với mỗi thành viên trong xã, chẳng hạn như xã Mạnh Trữ, quy định: “Con trai trong làng từ 8 tuổi trở lên mang 10 miếng trầu cau trình tại đình, cho ghi vào sổ hương ẩm của bản giáp. Phàm trong làng có tiết ăn uống cho xuất tiền đóng góp, dùng gà xôi thì chuẩn tiền theo lệ, còn binh dao

51

chomiễn trừ. Đến năm 18 tuổi mang một gói trầu cau đến đình cho ghi vào sổ của hương thôn”[54].

Như thế có nghĩa tại đây trẻ em nam khi lên 8 tuổi cho dự vào việc hương ẩm, đến khi 18 tuổi cho ghi vào sổ của thôn, trở thành thành viên chính thức trong làng mà nhận nghĩa vụ do làng giao phó.

Đối với bầu Lý trưởng, Phó lý trưởng và các thành phần khác trong làng xã, tư liệu tục lệ của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ ghi nhận từ thập niên 40 của thế kỷ XVIII cho đến những năm đầu thế kỷ XX, công việc đó hoàn toàn do làng xã đảm nhận. Điều đó có nghĩa quyền lợi của người dân gắn với trách nhiệm của các vị chức sắc do họ bầu, nên đây là vấn đề được người dân quan tâm, còn giới nghiên cứu muốn có thông tin về tình hình bầu cử các chức danh đó ở từng địa phương.

Tại phủ Yên Lãng, việc bầu Lý trưởng “phải luân lưu lựa chọn con em của nhà lương gia mẫn cán, hiểu công việc, biết chữ, có gia tư vật lực khá giả để đảm đương công việc” [42].

Tương tự như vậy ở xã Hoàng Kim: “Trong thôn nếu như khuyết chức danh phó Lý trưởng thì Trùm trưởng đánh một hồi 6 tiếng trống rồi sai mõ đi thông báo trong thôn, viên chức kỳ lão, nhân đinh sẽ hội họp tại đình, chọn người nào tính tình thuần cẩn, biết chữ, vật lực có dư, thì sung làm hai chức đó. Toàn dân sẽ viết đơn ký bầu cho hai chức đó” [49].

Có nơi khi bầu chức danh Lý trưởng, Phó lý trưởng quy định rõ: “Cứ phải do dân thuận bầu” như Điều 6 trong tục lệ của xã Kim Giao, còn người trúng Lý trưởng phải khao dân trị giá tiền 100 quan; Phó lý khao dân trị giá tiền 150 quan để chi dùng việc công” [53].

Ngoài hai chức danh Phó, Lý trưởng, chức danh Xã khán cũng được bầu, như ở xã Chu Phan: “Trong xã người nào bầu làm Phó lý, Xã khán, Lý trưởng thì triết nộp tiền. Lý trưởng là 20đồng, Phó lý là 15 đồng, xã khán là 5 đồng, lấy làm phí của công” [39].

Qua tục lệ cũng có thể biết thể lệ chi thu, ghi sổ xách của một số làng xã trước đây. Chẳng hạn như là xã Chu Phan nêu trên. Điều 31 tục lệ xã này ghi: “Đến đầu xuân, mọi người trong xã hội họp lập kế hoạch chi tiêu, nếu phải chọn trong số kỳ mục, người nào thông hiểu công việc, sungmột người làm thủ bạ (người giữ sổ sách). Người nào có vật lực thì sung làm thủ quỹ. Khi vào công việc nên hội họp các vị tiên thứ chỉ kỳ dịch cho đến các giáp trưởng để thoả thuận các việc nhỏ cần chi tiêu từ 30 đồng trở xuống, do toàn dân thuận ký, biên vào sổ, đợi để tính về sau. Còn chi việc lớn, từ 50 đồng trở lên nên hỏi quý tòa để xin ý kiến” [39].

Qua một số điều ước vừa dẫn cho biết việc bầu Lý trưởng, Phó lý trưởng, Xã khán, Thủ bạ và Thủ quỹ ở một số làng xã trong phủ Yên Lãng là do dân bầu, những vị đó phải là người biết chữ, có tài sản nhất định, và khi được bầu phải bỏ ra một số tiền để làng chi dùng vào việc chung. Việc chi tiền trong xã cũng được phản ánh, với các khoản lớn nhỏ đều được người dân bàn bạc trước khi quyết định chi tiêu vào công việc nào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)