Xác định thời điểm sao chép và cách thức sao chép tục lệ của phủ Yên Lãng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG

2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG

2.1.1. Xác định thời điểm sao chép và cách thức sao chép tục lệ của phủ Yên Lãng

của huyện Mê Linh, Tp. Hà Nội hiện nay. Văn bản tục lệ Hán Nôm của phủ Yên Lãng nằm trong sưu tập tục lệ mang ký hiệu AF hiện lưu trữ tại VNCHN, gồm 63 xã thôn trên tổng số 81 xã thôn của phủ do EFEO sưu tầm vào đầu thế kỷ XX.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG

Chương 2 chúng tôi đặt trọng tâm vào việc xác định thời điểm sao chép tục lệ của phủ Yên Lãng vào đầu thế kỷ XX do EEEO thực hiện, sau đó nêu cấu trúc văn bản tục lệ Hán Nôm và các vấn đề được văn bản hoá của phủ Yên Lãng.

2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VĂN BẢN TỤC LỆ CỦA PHỦ YÊN LÃNG LÃNG

2.1.1. Xác định thời điểm sao chép và cách thức sao chép tục lệ của phủ Yên Lãng phủ Yên Lãng

Như trình bày, vào đầu thế kỷ XX, với mục đích nghiên cứu về làng xã, EFEO đã tiến hành sưu tầm tục lệ tại các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhưng không cho biết thời điểm sao lục tục lệ của từng tỉnh trong số 18 tỉnh nêu tại Bảng 1 là vào năm nào.

33

Thời điểm sao chép tục lệ của EFEO đối với các làng xã trong phủ Yên Lãng là vào năm Khải Định thứ 5 (1920). Điều nàyđược ghi nhận tạitờ đầu văn bản tục lệ của một số xã trong phủ Yên Lãng.Chẳng hạn như tại tờ 1a của tục lệ xã Tây Xá ghi: “Các vị kỳ lý vã Tây Xá tổng Thạch Đà tỉnh Phúc Yên làm việc kê khai tục lệ. Nhân vì tuân lệnh cấp trên sai phái người [tức phái viên của EFEO] về sao lục các khoản thần sắc, sự tích, địa bạ, tục lệ, in dập bi ký. Dân xã chiếu theo trước đây trong dân đã có tục lệ nhưng trở về sau bị nước lụt làm hỏng, khiến tục lệ chỉ còn là khẩu truyền, mà tuân theo thời mà nhớ ra. Nay hỏi tục lệ, xin cứ thực khai, có các điều sẽ kê khai dưới đây”/福

安省安朗府石柁縂西舍社耆里等為計開俗例事綠承上令派回抄錄神敕事

跡地簿俗例模卬碑記等欸民承炤民社原前己有成簿至中間被水潦朽攔只

以口俗因循兹承問及據寔開所有各條計于左/ Phúc Yên tỉnh Yên Lãng phủ

Thạch Đà tổng Tây Xá xã kỳ lý đẳng vi kê khai tục lệ sự. Duyên thừa thượng lệnh phái hồi sao lục thần sắc, sự tích, địa bạ, tục lệ, mô ấn bi ký đẳng khoản, dân thừa chiểu dân xã nguyên tiền dĩ hữu thành bạ, chí trung gian bị thuỷ liêu hủ lạn, chỉ dĩ khẩu tục nhân tuần. Tư thừa vấn cập, cứ thực khai. Sở hữu các điều kê vu tả [60].

Sau đó tại tờ cuối của văn bản tục lệ xã này ghi niên đại năm sao là ngày 26 tháng 5, niên hiệu Khải Định thứ 5 (1920)/啟定五年五月二十六日 奉抄/Khải Định ngũ niên ngũ nguyệt nhị thập lục nhật phụng sao.

Dòng niên đại đó còn ghi ở 62 văn bản tục lệ còn lại của phủ Yên Lãng, duy có ngày và tháng là khác nhau.

Tìm hiểu thêm thông tin về sự sao chép tục lệ của huyện Đông Anh cùng tỉnh Phúc Yên cũng xác nhận như vậy. Đó là văn bản tục lệ của 8 xã thuộc tổng Cổ Loa, 3 thôn 1 xã của tổng Đông Lỗ, 7 thôn 1 xã của tổng Đông Đồ, 5 thôn 5 xã của tổng Tuân Lệ, 2 giáp 7 thôn 7 xã của tổng Xuân Nội huyện Đông Anh, đóng trong 5 tập, từ tập AFa7/1 đến tập AFa7/5, đều ghi năm sao là Khải Định thứ 5 (1920), duy tháng và ngày là khác nhau, do thời gian sao lục trong năm của mỗi địa phương là khác nhau.

Đối với cách thức sao chép tục lệ của phủ Yên Lãng cho thấy: Mỗi tập sách ghi riêng về tục lệ của các xã thôn trong cùng một tổng. Đầu tập sách có ghi Mục lục, liệt kê tục lệ của các xã và thôn trong tổng đó, sau đến phần kê khai toàn văn chữ Hán tục lệ của từng xã thôn.

Kết quả khảo sát cho thấy mỗi tục lệ của từng địa phương thường có trên dưới 2 tờ (4 trang) như của xã Sa Khúc tổng Phương Quan [59] đến trên dưới 33 tờ (66 trang) như của xã Thạch Đà tổng Thạch Đà [61]. Từ đó cho thấy, số lượng văn bản tục lệ dày mỏng của mỗi địa phương tùy thuộc vào sốđiều khoản nhiều hay ít của từng địa phương đó.

Văn tự thể hiện trong toàn bộ 63 văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng là chữ Hán, duy nhất chỉ tục lệ của xã Gia Lô tổng Lạc Tân viết bằng chữ Nôm.

Chữ Hán và chữ Nôm ở đây cùng thể chân, dễ đọc và giống nhau theo cùng một phong cách của người sao. Tất cả là chữ viết tay viết trên 2 mặt của giấy dó hiện đã ngả màu vàng, mỗi mặt gồm 8 hàng, mỗi hàng viết 29 chữ. Khổ thống nhất 29,5 x 16,5 cm.

Cũng như tục lệ của một số địa phương ở các tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Phú Thọ,... tục lệ của phủ Yên Lãng chép thêm văn tế của địa phương đó,

35

như tục lệ của xã Tiền Châu tổng Bạch Trữ [66]; tục lệ của xã Thịnh Kỷ (cũng thuộc tổng Bạch Trữ) [65]; tục lệ của xã Hạ Lôi tổng Hạ Lôi [47].

Phần văn tế của những xã đó đưa lên đầu trong văn bản tục lệ của mỗi xã. Các bài văn tế này chép theo trật tự thời gian của việc tế lễ, từ tháng giêng đến tháng 12, mỗi tháng với các bài văn tế mà tháng đó sẽ sử dụng.

Sau phần văn tế, đôi khi còn chép thêm văn bia bầu Hậu phật như của xã Hậu Dưỡng tổng Đa Lộc [48]. Tuy nhiên việc phụ thêm những văn bản như vậy không ảnh hưởng đến nghiên cứu tục lệ của phủ Yên Lãng. Nêu ra như vậy để thấy thực tế khách quan trong quá trình nghiên cứu về tục lệ của phủ Yên Lãng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản tục lệ phủ yên lãng (thuộc huyện mê linh, thành phố hà nội) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)