Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” trên lập trường duy vật biện chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 38 - 47)

Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO

2.1. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo”

2.1.2. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” trên lập trường duy vật biện chứng

Trong cuốn sách Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng

tạo của con người Việt Nam hiện nay xuất bản năm 2002, tác giả Lê Huy Hoàng

đã tiếp thu và hệ thống hóa có chọn lọc những quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về những nội dung liên quan đến sáng tạo, bản chất của sáng tạo và đồng thời đưa ra những kết luận mang tính tổng hợp trực tiếp về những vấn đề của sáng tạo. Có thể khái quát quan niệm mácxít về sáng tạo qua cuốn sách đó như sau:

- Thứ nhất, sáng tạo là hoạt động bậc cao của con người, chứ không phải là

hoạt động thần bí và hơn nữa sự sáng tạo cũng không có trong tự nhiên nói chung, chỉ có ở con người - động vật bậc cao.

- Thứ hai, dựa trên lý thuyết phản ánh để lý giải về sáng tạo: Phản ánh (ý thức) và sáng tạo luôn gắn bó với nhau. “Phản ánh là thuộc tính phổ biến của vật chất (thế giới khách quan); còn sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất, là sản phẩm của vật chất có tổ chức phức tạp và hoàn thiện nhất - bộ óc người” [44, tr.29]. Đây là quan điểm triết học quan trọng về sáng tạo.

- Thứ ba, sáng tạo gắn liền với lao động, hay sáng tạo chính là sự phản ánh

của các trình độ lao động khác nhau.

- Thứ tư, sáng tạo là “hành động” luôn thể hiện thành một quá trình liên tục,

độc đáo, vừa mang bản chất cá nhân, vừa mang bản chất lịch sử xã hội.

Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng, kế thừa các yếu tố hợp lý trong quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi cho rằng: Sáng tạo là hoạt

động giải quyết vấn đề của chủ thể tạo ra cái mới có giá trị (trước hết dựa trên cơ sở của tư duy) dưới sự ảnh hưởng, quy định của môi trường tự nhiên - xã hội.

Như vậy, trên lập trường duy vật biện chứng, sáng tạo gắn liền với ý thức, tư duy của chủ thể, biểu hiện sự phản ánh chủ động, tích cực ở trình độ cao của ý thức mà ý thức là chức năng của bộ óc con người. Bản chất của phản ánh ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo. Phản ánh ý thức ra đời và phát triển có nguồn gốc tự nhiên và xã hội (vai trò của lao động, ngôn ngữ). Tuy nhiên, sáng tạo không đồng nhất với phản ánh ý thức. Sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra cái mới có giá trị trong đó có sự tham gia không chỉ của những yếu tố ý thức, tư duy mà có cả những yếu tố hoạt động của cơ thể, những yếu tố ở bên ngoài con người như năng lượng, nguyên vật liệu, công cụ... Sự hình thành sản phẩm sáng tạo thường là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó hoạt động của ý thức là yếu tố trung tâm.

Không có động cơ sáng tạo thì không thể có hoạt động sáng tạo. Động cơ sáng tạo thúc đẩy chủ thể hoạt động tạo ra giá trị mới. Động cơ sáng tạo xuất phát từ nhu cầu mang tính tự nhiên - sinh học và nhu cầu xã hội trong đó nhu cầu tự nhiên - sinh học là cơ sở của nhu cầu xã hội. Sáng tạo là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. Nó không phải là hoạt động tự phát, hay hoạt động mang tính bản năng, mà là hoạt động trong đó chủ thể có ý thức rõ ràng về mục đích, đối tượng của mình và tự giác thực hiện nhiệm vụ mà bản thân đặt ra mặc dù trong các giai đoạn của sáng tạo, tiềm thức, vô thức có vai trò nhất định nhưng hoạt động tự ý thức vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Lao động theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích, có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu của đời sống, do vậy có thể nói: “sáng tạo gắn liền với lao động, hay sáng tạo chính là sự phản ánh của trình độ khác nhau của lao động” [44, tr.38]. Bên cạnh hoạt động lao động tạo ra của cải dựa vào tri thức, kinh nghiệm được truyền lại (hoạt động tái tạo) thì có những hoạt động lao động mà chủ thể phải giải quyết được vấn đề tạo ra cái mới có giá trị.

Sáng tạo là hoạt động giải quyết vấn đề trên cơ sở vai trò của tư duy. Sáng tạo có quan hệ mật thiết với vấn đề. Ở đâu có sáng tạo ở đó chắc chắn có vấn đề, ở đâu có vấn đề ở đó có thể dẫn đến sáng tạo. Sáng tạo là nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Sáng tạo là hoạt động hướng đến đối tượng (đối tượng của vấn đề) để vươn

tới điều cần có (mục đích của vấn đề) nhưng hiện thời chưa thể đạt được do sự hiểu biết còn hạn hẹp. Đạt được điều cần có chính là sản phẩm sáng tạo (đồng thời là giải quyết được vấn đề). Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề có thể là do ngẫu nhiên, do ai đó mách bảo, hoặc do tài liệu đưa lại, nên sáng tạo phải là hoạt động giải quyết vấn đề trên cơ sở phát huy vai trò của tư duy vì nó trước hết đem lại ý tưởng, lời giải cho vấn đề đặt ra.

Sáng tạo là quá trình hoạt động không đồng nhất hay không cùng “bậc” với các hoạt động ở lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị hay hoạt động văn hóa - xã hội... Hoạt động sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra cái mới có giá trị. Trong mọi hoạt động bất kỳ của con người đều có thể diễn ra sự sáng tạo. Sáng tạo trong kinh doanh, sáng tạo trong chiến tranh, sáng tạo trong giảng dạy... Do vậy, chỉ có thể phân biệt hoạt động sáng tạo với hoạt động chỉ dựa vào kinh nghiệm thuần túy, hoạt động có tính lặp lại, tái tạo, tái hiện đơn thuần trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất... Nên sáng tạo là hoạt động bậc cao của con người, trong đó chủ thể không chỉ sử dụng những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có mà trước hết phải bằng năng lực của tư duy tạo ra cái mới có giá trị.

Sáng tạo là hoạt động của chủ thể tạo ra cái mới có giá trị bằng cách thức mới. Cái mới có giá trị chính là sản phẩm sáng tạo. Sản phẩm sáng tạo bao giờ cũng phải có yếu tố “mới” và “giá trị”. Nếu chỉ có “giá trị” mà không có yếu tố “mới” thì chỉ là sự tái tạo cái đã có. Nếu chỉ có yếu tố “mới” mà không có yếu tố “giá trị” thì mục đích chủ thể không thể đạt được, có thể nói là một sự thất bại, giá trị không được sản sinh, do vậy không phải là sự sáng tạo theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, giữa hai yếu tố đó, yếu tố “mới” được coi là đặc trưng tiêu biểu hơn của sáng tạo. Các sản phẩm sáng tạo như“Định lý Pytago” của nhà toán học Hy Lạp Pytago, Sáng chế “Máy hơi nước” của kỹ sư James Watt (người Scotland), “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, “Hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” của D.I. Mendeleev, “Lý thuyết quản lý theo khoa học” của F.W. Taylor (người Mỹ)… đều có những đặc trưng mới mẻ, có giá trị.

“Cái mới có giá trị” là kết quả của hoạt động “tạo ra” nghĩa là kết quả của hoạt động của chủ thể biến đổi yếu tố tinh thần, vật chất để tạo ra sản phẩm chứ không phải là “cái có sẵn” ở chủ thể hay ở thế giới bên ngoài. Sáng tạo diễn ra trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, dù ở bất kỳ hoạt động gì mà nẩy sinh

vấn đề và giải quyết vấn đề ở đó có sáng tạo. Sáng tạo trong triết học, khoa học, toán học, kỹ thuật - công nghệ, nghệ thuật, hoạt động thực tiễn (kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa, xã hội...).

Trong sáng tạo, “cái mới có giá trị” không phải đơn thuần là do năng lực của những giác quan đem lại cho dù là “giác quan thứ sáu” (nếu có) mà trước hết là nhờ vai trò của tư duy đưa ra ý tưởng, lời giải của vấn đề. Nhờ có tư duy, chủ thể từ tri thức cũ đi đến tri thức mới, từ chưa có giải pháp đi đến giải pháp cho vấn đề đặt ra. Có thể nói không có tư duy thì không thể có sáng tạo. Song, có tư duy chưa chắc đã đi đến sản phẩm sáng tạo vì ở những sản phẩm sáng tạo vật chất tư duy chỉ đem lại ý tưởng, lời giải cho sản phẩm cần có, cần phải có những công cụ, thiết bị, nguyên liệu để làm ra sản phẩm theo ý tưởng đó. Như vậy, tư duy là điều kiện tối cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ cho sáng tạo.

Sự sáng tạo và không sáng tạo không có ranh giới mang tính tuyệt đối, “biên giới” giữa sáng tạo và không sáng tạo không thực sự rõ ràng và “biên giới” này là cơ sở khách quan tạo nên sự tranh luận giữa những quan điểm đối lập nhau: sáng tạo hay không sáng tạo. Khó có thể nói ai đúng, ai sai. Vậy đâu là “biên giới” giữa sáng tạo và không sáng tạo.

Trước hết, “cái mới có giá trị” được tạo ra trên cơ sở của tư duy là sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, có những sản phẩm được tạo ra có giá trị nhưng yếu tố “mới” không đáng kể, hoặc có những sản phẩm được tạo ra có yếu tố “mới” nhưng giá trị lại không đáng kể. Khi đó thật khó đánh giá sản phẩm đó có phải là sản phẩm sáng tạo không? Hoạt động tạo ra sản phẩm đó có phải là hoạt động sáng tạo không? Hoặc có những trường hợp, có “cái mới có giá trị” nhưng không có sự rõ ràng giữa việc “cái mới có giá trị” đó dựa trên hay không phải trên hoạt động của tư duy. Khi đó sẽ tạo nên “biên giới” giữa sáng tạo và không sáng tạo. Chẳng hạn, trong những phát minh khoa học có trường hợp (cái mới có giá trị) được hình thành do ngẫu nhiên là chính chẳng hạn Rơnghen phát hiện ra tia X là ví dụ tiêu biểu thì việc phát minh đó là sáng tạo hay không sáng tạo rất khó trả lời một cách thỏa đáng.

Hoạt động sáng tạo bao hàm 3 yếu tố sau: yếu tố mới có giá trị, tái tạo và tạo hỏng (chứ không phải 2 yếu tố: sáng tạo, tái tạo) trong đó yếu tố mới có giá trị là yếu tố cơ bản, chủ đạo của hoạt động sáng tạo. Trong hoạt động sáng tạo con người huy động tri thức, kinh nghiệm được tích lũy, sử dụng cả kỹ năng thực

hành (yếu tố “tái tạo”). Do vậy, ở sản phẩm sáng tạo bên cạnh yếu tố “mới” và “giá trị tạo bởi yếu tố mới đó” thì các yếu tố “cũ” và “giá trị tạo bởi yếu tố cũ” cũng giữ vai trò quan trọng nhất định. Hơn nữa, trong hoạt động sáng tạo “thử nghiệm hỏng” là điều không thể tránh khỏi. Tạo hỏng là sự thất bại trong quá trình tư duy khi xây dựng ý tưởng, lời giải cho vấn đề hoặc xẩy ra khi chế tạo sản phẩm theo ý tưởng, lời giải. Nếu như trong hoạt động sáng tạo nào mà tư duy tiến hành “trơn chu” “thẳng tuột” tới ý tưởng, lời giải mà không hề có lần “thất bại” nào thì không phải là sự sáng tạo nữa mà đơn giản chỉ là sự tái tạo logic, tái hiện trí nhớ mà thôi. Nên trong bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, trong quá trình tư duy, ít nhất cũng phải có một lần chủ thể tạo hỏng. Trong quá trình sáng chế ra chiếc bóng đèn, Edison - nhà sáng chế vĩ đại đã tiến hành hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn.

Sáng tạo là hoạt động giải quyết vấn đề nên cũng là hoạt động nẩy sinh và giải quyết mâu thuẫn. Khi vấn đề đã được xác định thì mâu thuẫn trung tâm là mâu thuẫn giữa sự xuất hiện - không xuất hiện của cái mới có giá trị. Và mâu thuẫn cơ bản nhất của hoạt động sáng tạo là mâu thuẫn trên phương diện nhận thức, đó là mâu thuẫn giữa một bên là chủ thể muốn biết Ý tưởng, lời giải của vấn đề cùng với việc đã nắm bắt (và có khả năng nắm bắt) được một số thông tin về đối tượng của vấn đề với một bên là hiện thời chủ thể chưa biết về Ý tưởng, lời giải đó. Kết quả giải quyết mâu thuẫn này quyết định chất lượng của sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, mâu thuẫn quyết định sự sáng tạo có được diễn ra hay không chính là mâu thuẫn giữa “tôi muốn - tôi không muốn (hoặc không thể) sáng tạo”, đó là mâu thuẫn về phương diện động lực sáng tạo. Xét trên qui mô nhân loại, nhu cầu giải quyết mâu thuẫn nẩy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng trên mọi phương diện của đời sống xã hội là động lực cơ bản, phổ biến của hoạt động sáng tạo. Nhưng chất lượng của sản phẩm sáng tạo xét ở bình diện chung thì lại bị quyết định bởi mặt bằng trình độ văn hóa trí tuệ của cộng đồng (môi trường mà chủ thể sáng tạo tồn tại và phát triển).

Sự phát triển của sáng tạo có thể được xem xét dưới góc độ sản phẩm sáng tạo và ở năng lực sáng tạo của chủ thể. Ở góc độ sản phẩm sáng tạo, sự phát triển sáng tạo chính là việc sau khi sản phẩm sáng tạo được tạo ra thì sản phẩm đó tiếp tục được hoàn thiện và phát triển thêm bởi chính cá nhân đó hoặc các cá nhân khác trong cuộc đua “tiếp sức”. Ở góc độ năng lực sáng tạo của cá nhân chủ thể

thì sự phát triển của sáng tạo chính là việc chủ thể đó ngày càng tạo ra được nhiều sản phẩm sáng tạo với trình độ ngày càng cao hơn về “chất”. Và đối với năng lực sáng tạo của xã hội thì sự phát triển của sáng tạo chính là ở chỗ trên quy mô xã hội, trải qua mỗi giai đoạn số lượng, chất lượng của sản phẩm sáng tạo ngày càng tăng lên, hoàn thiện hơn và tương ứng là số lượng và trình độ năng lực sáng tạo của các cá nhân trong xã hội tăng lên.

Hoạt động sáng tạo bao gồm 4 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ sau: 1/ Chủ thể sáng tạo; 2/ Vấn đề của sáng tạo; 3/ Môi trường sáng tạo (bao hàm công cụ, phương tiện, nguyên liệu của sáng tạo); 4/ Sản phẩm sáng tạo.

Về ý tưởng, ý tưởng sáng tạo, sáng kiến và tính sáng tạo.

Khái niệm sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với “ý tưởng”, “ý tưởng sáng tạo”, “sáng kiến”. Phải chăng ý tưởng, ý tưởng sáng tạo là khởi đầu của sáng tạo. Có định nghĩa nổi tiếng của James Webb Young về ý tưởng như sau: “Ý tưởng là một sự phối hợp mới của những yếu tố cũ, không hơn không kém” [32, tr.17]. Với quan niệm trên, ý tưởng được coi là kết quả tạo ra sản phẩm mới từ sự kết hợp các yếu tố cũ. Định nghĩa này chưa phân biệt ý tưởng với lời giải - sản phẩm hoàn chỉnh, mà chỉ đề cập đến cách thức đi đến sản phẩm mới.

Chúng tôi cho rằng: Ý tưởng là nội dung tư tưởng (thường ngắn gọn) nẩy sinh trong bộ não của chủ thể nhằm giải đáp một cách trực tiếp đối với điều cần tìm. Như vậy, ý tưởng tồn tại trước hết dưới hình thái tư tưởng và có thể được diễn đạt bằng hình thức ngôn ngữ nhất định. Ý tưởng đưa ra lời giải đáp trực tiếp đối với điều cần tìm. Chẳng hạn: điều cần tìm là nguyên nhân của hiện tượng, hoặc là giải pháp biến đổi đối tượng theo mục đích nhất định…

Có ý tưởng đúng, ý tưởng sai, ý tưởng khả thi, ý tưởng bất khả thi. Về bản chất, ý tưởng luôn là cái gì đó mới đối với chủ thể. Về mặt xã hội ý tưởng của chủ thể có thể là một định hướng đã có. Nếu như đối với một chủ thể đã có một ý tưởng về một vấn đề nhưng ý tưởng đó không phải do chủ thể tạo ra mà chỉ là tiếp nhận từ bên ngoài, thì ý tưởng đó không được coi là “nẩy sinh trong óc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)