Chủ thể sáng tạo và tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 47 - 63)

Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO

2.1. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo”

2.2.1. Chủ thể sáng tạo và tư duy sáng tạo

2.2.1.1. Chủ thể sáng tạo, các loại hình sáng tạo * Chủ thể sáng tạo

Chúng tôi cho rằng: Chủ thể sáng tạo là cá nhân hay tập thể giữ vai trò quyết

định trong quá trình tạo ra sản phẩm mới có giá trị. Việc tạo ra sản phẩm sáng

tạo nào đó có thể có rất nhiều người tham gia, có những công trình xây dựng phải cần đến hàng vạn người (như xây dựng Kim Tự Tháp ở Ai Cập). Nhưng không phải tất cả mọi người đó đều là chủ thể sáng tạo. Chủ thể sáng tạo là những người quyết định đến sản phẩm sáng tạo. Những người khác là những người “thi công”, giúp việc hoặc làm ở những khâu, công việc không quan trọng.

Ở hầu hết những sản phẩm sáng tạo thì ý tưởng, lời giải của sản phẩm sáng tạo luôn là phần quan trọng nhất, do vậy chủ thể sáng tạo trước hết ắt hẳn phải là người tạo ra ý tưởng, lời giải của sản phẩm. Đối với những công trình sáng tạo lớn, có nhiều hạng mục thì chủ thể sáng tạo là một tập thể, mỗi cá nhân trong tập thể đảm nhận giải quyết một vấn đề lớn trong hệ vấn đề. Ví dụ, khi xây dựng một công trình lớn như đường hầm xuyên biển thì chủ thể sáng tạo là tập thể những cá nhân có nhiệm vụ lập dự án, thiết kế công trình, tổ chức thi công công trình… trong đó thiết kế công trình giữ vai trò quan trọng nhất.

Hai vấn đề quan trọng đặt ra là: 1/ Những bộ phận nào của chủ thể tham gia vào hoạt động sáng tạo? 2/ Hoạt động sáng tạo của chủ thể chịu sự chi phối của quy luật nào?

Ở vấn đề thứ nhất: Theo quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến, sáng tạo là hoạt động của chủ thể. Dù là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần thì tất cả mọi yếu tố thuộc về con người đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của chủ thể trong quá trình sáng tạo: từ những đặc điểm sinh học, giải phẫu sinh lý cơ thể (bao gồm bộ năo) đến vai trò của các giác quan, khí chất, tính cách, trí nhớ, tư duy… Nếu xét chung chung như vậy chúng ta sẽ “cào bằng” các vai trò. Mà thực sự chúng ta chỉ tính đến những bộ phận ảnh

hưởng đáng kể đến hoạt động sáng tạo, đến kết quả sáng tạo. Còn những yếu tố ảnh hưởng không đáng kể thì không cần xét. Mặt khác, loại hình sáng tạo là đa dạng, bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có sáng tạo, nhưng trong từng loại hình có thể yếu tố này có ảnh hướng đáng kể, yếu tố kia lại ít hơn. Nên giải pháp xác định là:

Thứ nhất, tìm ra những yếu tố tác động đáng kể đến hoạt động sáng tạo trong đại

đa số trường hợp. Chẳng hạn, tư duy là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sáng tạo nào; Thứ hai, trong từng loại hình sáng tạo phải chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đáng kể có tính đặc thù của loại hình sáng tạo đó (bên cạnh những yếu tố tác động chung như ở trên). Chẳng hạn, sự nhạy cảm thị giác của họa sĩ, sự nhạy cảm thính giác của nhạc sĩ đóng góp đáng kể vào sự sáng tạo nghệ thuật trong hội họa, âm nhạc.

Ở vấn đề thứ hai: tác giả của luận án cho rằng hoạt động sáng tạo của con người chịu sự tác động của những quy luật khách quan như: 1/ Quy luật về giới hạn các phương thức chung của tư duy tới điều cần tìm (ý tưởng, lời giải); 2/ Quy luật về sự định hướng của tư duy tiếp cận điều cần tìm (ý tưởng, lời giải); 3/ Quy luật về động cơ sáng tạo của con người. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chưa có điều kiện để phân tích, triển khai nội dung 3 quy luật này. Những quy luật trên sẽ được tác giả của luận án chứng minh, làm rõ ở các công trình khoa học khác.

* Các loại hình sáng tạo

Sáng tạo diễn ra ở mọi lĩnh vực hoạt động của con người, ở đâu có vấn đề ở đó có sáng tạo. Tác giả Phạm Thành Nghị cho rằng sáng tạo gồm các lĩnh vực sau: 1/Sáng tạo khoa học; 2/Sáng tạo kỹ thuật; 3/Sáng tạo nghệ thuật; 4/Sáng tạo trong cuộc sống thường ngày. Tác giả Lê Huy Hoàng đã xác định một số loại hình sáng tạo cơ bản sau: 1/Sáng tạo trong khoa học; 2/Sáng tạo trong nghệ thuật; 3/Sáng tạo trong hoạt động sống nói chung; 4/Sáng tạo trong tổ chức. Trong sự phân chia của hai tác giả trên, sự sáng tạo trong triết học không được nhắc đến.

Vì sáng tạo có trong mọi hoạt động của con người, nên có không ít cơ sở phân chia sáng tạo. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động thì sáng tạo về cơ bản gồm các loại hình sau: 1/Sáng tạo trong triết học; 2/Sáng tạo trong khoa học; 3/Sáng tạo trong toán học; 4/Sáng tạo trong kỹ thuật - công nghệ; 5/Sáng tạo trong nghệ thuật; 6/Sáng tạo trong hoạt động thực tiễn - cuộc sống (trong hoạt động kinh tế, chính trị, tôn giáo,…). Tuy nhiên, khó có thể “phủ” hết toàn bộ các lĩnh vực hoạt

động của con người. Do vậy, căn cứ vào việc giải quyết vấn đề, chúng tôi phân chia sáng tạo thành: 1/Sáng tạo trong nhận thức (giải quyết vấn đề phản ánh); 2/Sáng tạo trong cải biến hiện thực (giải quyết vấn đề cách thức và vấn đề kiến tạo). Hoặc căn cứ vào sản phẩm sáng tạo có thể phân loại thành: 1/Sáng tạo sản phẩm vật chất; 2/Sáng tạo sản phẩm tinh thần. Dưới đây là một số loại hình cụ thể.

Sáng tạo trong lĩnh vực triết học.

Triết học là một hình thái ý thức xã hội, có nhiều quan niệm khác nhau về triết học khi đứng trên các lập trường khác nhau. Quan điểm Mác - Lênin cho rằng triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học phản ánh thế giới bằng một hệ thống những phạm trù, quy luật chung nhất của con người về tự nhiên xã hội và tư duy. Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực triết học là những tri thức triết học được hình thành cùng với hệ thống những lập luận, chứng minh cho sự đúng đắn hợp lý của tri thức triết học đó.

Sáng tạo trong lĩnh vực khoa học.

Khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại đã và đang tiếp tục được kiểm nghiệm về thế giới, chúng không ngừng được tích lũy, bổ sung và hoàn thiện trong lịch sử. Đặc trưng nổi bật của tri thức khoa học là nó có tính thực chứng. Các tri thức được coi là tri thức khoa học bởi nó không chỉ đúng đắn mà còn do tính đúng đắn đó đã được kiểm nghiệm bởi thực tiễn. Khoa học có chức năng xã hội là làm cho con người nắm được bản chất, quy luật của thế giới khách quan để ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội, từ đó tự giác xây dựng và hợp lý hóa đời sống. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học biểu hiện dưới dạng thông tin. Xét về cơ sở lôgíc sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những luận điểm của tác giả được chứng minh hoặc bị bác bỏ. Đối với khoa học, sản phẩm sáng tạo là những tri thức đúng đắn được chứng minh hay bác bỏ. Nói cách khác, sản phẩm sáng tạo của hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây không chỉ là kết luận - tri thức mới mà bao gồm cả khâu: “đi đến kết luận” nghĩa là bao gồm cả sự chứng minh, lập luận cho tính đúng đắn của kết luận.

Sáng tạo trong lĩnh vực toán học.

Toán học là một lĩnh vực nghiên cứu rất đặc biệt. Tri thức toán học khá khác với các tri thức của khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Chúng ta thấy rằng,

việc chứng minh tính đúng đắn trong toán học không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chính. Thực tế, không ai chứng minh hai tam giác bằng nhau, hay hai đoạn thẳng bằng nhau thông qua việc đo đạc các đối tượng trên thực địa cả. Có thể sự kiểm nghiệm qua thực tiễn chỉ là sự kiểm nghiệm phụ trợ chứ không phải là điểm xuất phát để khẳng định tính đúng đắn của những mệnh đề trong toán học. Ở toán học, phương pháp tiên đề, cùng với hệ thống suy luận theo những quy tắc lôgíc là phương pháp chủ đạo để xây dựng, chứng minh hay bác bỏ. Do vậy, xét về bản chất, toán học là công cụ tư duy do con người (chủ yếu là những nhà toán học) sáng tạo ra nhằm đo lường thế giới: xác định quan hệ về số lượng và hình dạng trong thế giới khách quan. Những tiên đề, định lý trong toán học không phải là kết quả phản ánh trực tiếp về hiện thực khách quan mà là công cụ được sáng tạo ra để “đo đạc” thế giới. Do vậy, toán học - công cụ của tư duy để có thể thực hiện được chức năng của mình, thì cấu trúc của nó phải thích ứng với bản thân hiện thực. Vì phải thích ứng với hiện thực, nên chính thực tiễn cuộc sống và nhu cầu thực tiễn là chất liệu, động lực để nhà toán học xây dựng hệ thống toán học của mình. Với tính cách là công cụ, “là sản phẩm công nghệ của tư duy”, toán học là mảnh đất màu mỡ của trí sáng tạo, tưởng tượng của các nhà toán học để tạo ra các hệ thống toán học ngày càng có chức năng ưu việt hơn, hay các công cụ tư duy đo lường thế giới hiệu quả hơn.

Vậy, sản phẩm sáng tạo trong toán học chính là những định lý, công thức…, phương trình mới phát huy hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quan hệ về lượng và hình dạng của hiện thực khách quan.

Sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ.

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, “công nghệ” có nhiều nghĩa, theo nghĩa chung nhất: Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học, đáp ứng, các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Kỹ thuật, công nghệ tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người. Cho nên, sản phẩm sáng tạo của kỹ thuật, công nghệ là những sản phẩm vật chất, dịch vụ mới có giá trị thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội.

Khoa học, Toán học và kỹ thuật - công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau, nếu không có toán học thì khoa học và kỹ thuật - công nghệ khó mà phát triển được vì toán học là công cụ đắc lực biểu hiện và đo lường về số lượng, hình dạng

trong các đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể, của những vấn đề trong kỹ thuật - công nghệ. Kỹ thuật - công nghệ là sự ứng dụng của khoa học vào sản xuất và cuộc sống nói chung.

Sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.

Nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ là sự phản ánh hiện thực vào đầu óc con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Nghệ thuật phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể, bằng hình tượng nghệ thuật. Cái mới trong nghệ thuật gắn với cái độc đáo, mang cá tính của chủ thể sáng tạo. Yếu tố “giá trị” trong nghệ thuật chủ yếu ở cái Đẹp, cái Chân, cái Thiện được toát lên trong tác phẩm và nó có khả năng làm rung động cảm xúc, tình cảm của người thưởng thức.

Có bảy loại hình nghệ thuật cơ bản là kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, văn chương, sân khấu, điện ảnh. Ngoài ra, còn có trang trí, múa, xiếc, nhiếp ảnh, mỹ thuật công nghiệp, truyền hình nghệ thuật v.v.. Sản phẩm sáng tạo tương ứng các loại hình nghệ thuật bao gồm: công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, bản nhạc, bức tranh, tiểu thuyết (thơ ca, truyện ngắn…), đối với sân khấu sản phẩm sáng tạo biểu hiện ở những vở diễn, đối với điện ảnh sản phẩm sáng tạo là những bộ phim...

Sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn cuộc sống.

Đối với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội… thì sản phẩm sáng tạo là những phương pháp, giải pháp mới có tác dụng hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người đạt được mục đích đề ra. Đối với kinh tế là những giải pháp sáng tạo trong tổ chức, quản lý kinh doanh, sản xuất, giải pháp sáng tạo trong lao động sản xuất. Đối với chính trị là những giải pháp sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống chính trị thực tiễn ví dụ giải quyết những tình huống như chống khủng bố, tranh cử, biểu tình v.v.. Đối với văn hóa là những giải pháp sáng tạo trong tổ chức hoạt động văn hóa. Đối với xã hội là những giải pháp sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: dịch bệnh, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội v.v..

2.2.1.2. Tư duy và tư duy sáng tạo * Tư duy của chủ thể sáng tạo

Nhà tâm lý học Liên Xô nổi tiếng A.N. Leonchiev ngay từ năm 1934 đã nhấn mạnh “Tư duy là mắt xích trung tâm của hoạt động sáng tạo” và chỉ rõ tư duy

đóng một vai trò cực kì quan trọng, cần thiết trong sáng tạo, nó giữ vai trò trọng tâm. Quả thực như vậy, nếu không có tư duy thì không có sáng tạo, tư duy đóng vai trò cốt yếu của sáng tạo. Tư duy là gì? Tư duy sáng tạo là gì? Và vai trò của tư duy đối với sáng tạo?... là những vấn đề rất quan trọng của sáng tạo.

Có nhiều tài liệu bàn về tư duy và tư duy sáng tạo, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án, chúng tôi trình bày những quan điểm, định nghĩa nổi bật nhất về tư duy, tư duy sáng tạo.

Đối với quan niệm duy tâm về tư duy thì Hêghen - nhà biện chứng duy tâm lỗi lạc - trong cuốn sách Hiện tượng học tinh thần dịch sang tiếng Việt năm 2006 đứng trên lập trường coi “chỉ duy cái tinh thần mới là cái hiện thực” [40, tr.47] đã xem xét tư duy dưới góc độ bản thể luận. Đối với Hêghen tư duy, ý thức của cá nhân, xã hội là kết quả phủ định của phủ định ý niệm tuyệt đối ban đầu, là sự phản tư của chính ý niệm tuyệt đối. Do vậy, theo ông những quy luật của tư duy đồng thời là những quy luật của tồn tại.

Tư duy được quan niệm là hoạt động nhận thức, phản ánh ở trình độ cao của chủ thể, có một số định nghĩa sau biểu hiện điều này:

- Trong cuốn Giáo trình Lôgíc học đại cương xuất bản năm 2013, các tác giả Nguyễn Thúy Vân và Nguyễn Anh Tuấn đưa ra quan niệm mácxít về tư duy như sau: “Tư duy là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện bởi con người xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới xung quanh” [103, tr.13]. Theo đó, hoạt động thực tiễn có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của tư duy. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở tư duy phản ánh sự vật còn thiếu vắng tư duy biến cải.

- Trong cuốn đã nêu dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Phạm Thành Nghị định nghĩa: “TƯ DUY là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan” [74, tr.202]. Cũng tương tự như trên, quan niệm về tư duy chỉ dừng ở tư duy phản ánh.

- Ở cuốn Phương pháp 3. Tri thức về tri thức. Nhân học về tri thức, Edgar Morin - người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Tư duy phức hợp - nhìn nhận tư duy dưới góc độ cá nhân và xã hội, đã coi tư duy là cách thức tổ chức cao nhất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)