Môi trường và sản phẩm sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 67)

Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO

2.2.3. Môi trường và sản phẩm sáng tạo

* Môi trường sáng tạo là một trong bốn bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo. Môi trường sáng tạo bao gồm toàn bộ những yếu tố tự nhiên, xã hội (tạo thành môi trường sống của chủ thể) có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sáng tạo của chủ thể. Môi trường sáng tạo bao gồm 8 thành phần: 1/ Khí hậu; 2/ Cảnh quan có liên quan; 3/ Tài nguyên thiên nhiên có liên quan; 4/ Hệ thống pháp luật và chính sách liên quan (mang tính kích thích hay kìm hãm sáng tạo ở nhiều loại hình sáng tạo nhất định dưới góc độ của thể chế); 5/ Hệ tư tưởng xã hội liên quan (ý thức chính trị, pháp quyền, triết học, ý thức tôn giáo, ý thức đạo đức… mang tính kích thích hay kìm hãm sáng tạo ở nhiều loại hình sáng tạo nhất định); 6/ Nguồn thông tin liên quan (học thuyết, tư tưởng, tư liệu khoa học liên quan đến vấn đề của sáng tạo…); 7/ Sự ảnh hưởng trực tiếp của tập thể đến chủ thể sáng tạo về tâm lý (khuyến khích hay cấm đoán, khen gợi hay chê bai…), điều kiện (về thời gian, tài chính, phương tiện, công cụ được sử dụng và khai thác) sáng tạo; 8/ Nhu cầu (vấn đề) của thời đại, xã hội hay tập thể (có thể ảnh hưởng đến cá nhân tạo nên động lực để cá nhân giải quyết vấn đề của cộng đồng). Từ “liên quan” được sử dụng nhiều ở trên là do trong môi trường sống của chủ thể thì chỉ có những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sáng tạo của chủ thể thì mới “nằm trong” môi trường sáng tạo mà thôi. Mặt khác, có thể yếu tố này ảnh hưởng đến loại hình sáng tạo này mà ít ảnh hưởng đến loại hình sáng tạo khác nên cần phải gắn với từ “liên quan” trong nội dung trên.

Môi trường sáng tạo cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo của chủ thể nhất định theo hai chiều hướng: tích cực nếu như có tác dụng thúc đẩy sáng tạo, đem lại hiệu quả hơn cho chủ thể trong quá trình sáng tạo; tiêu cực nếu kìm hãm sáng tạo, không tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo đạt hiệu quả. Biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo của chủ thể có thể tác động vào môi trường sáng tạo để môi trường sáng tạo tác động theo hướng tích cực đến hoạt động sáng tạo của chủ thể.

Nhu cầu giải quyết vấn đề của xã hội, của thời đại là động lực thúc đẩy việc phát huy năng lực sáng tạo của con người. Đó là nhân tố xã hội quan trọng để người ta phát triển năng lực sáng tạo của mình nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Chế độ dân chủ, tự do (nằm ở thành phần: pháp luật và chính sách của nhà nước) trong đời sống xã hội là điều kiện khách quan cho sự phát huy cao độ tiềm năng sáng tạo của những cá nhân trong xã hội. Ngược lại, có thể nói chế độ độc

tài, chuyên chế sẽ là nhân tố kìm hãm, làm thui chột khả năng sáng tạo của các cá nhân trong xã hội.

Trong hầu hết các hoạt động sáng tạo con người phải cần đến những công cụ, phương tiện, nguyên liệu để sáng tạo sản phẩm. Mà chủ thể sáng tạo khi sử dụng công cụ, phương tiện hay nguyên liệu đều phải khai thác, sử dụng từ môi trường sáng tạo (dưới hình thức mua, mượn, xin hay tự tìm kiếm). Họa sĩ không thể có một bức tranh nếu không có mặt phẳng để vẽ như giấy (vải, gỗ…), không có bút vẽ, phẩm màu. Nhà khoa học thực nghiệm cần có những dụng cụ thí nghiệm. Có những ý tưởng mãi mãi chỉ là ý tưởng chứ không thể thành sản phẩm được vì thiếu những điều kiện khách quan cần thiết để vật chất hóa tư tưởng (vật liệu, máy móc, thiết bị…). Tuy nhiên, có hoạt động sáng tạo thuần túy sử dụng năng lực tư duy, tri thức của chủ thể để tạo ra sản phẩm sáng tạo. Ví dụ như sáng tác thơ, phát minh định lý trong toán học.

* Sản phẩm sáng tạo

Sản phẩm sáng tạo là kết quả của hoạt động sáng tạo, là sự biểu hiện, kết tinh năng lực sáng tạo của chủ thể đối với vấn đề nhất định. Sản phẩm sáng tạo là “cái mới có giá trị”. Sản phẩm sáng tạo bao giờ cũng có yếu tố “mới” và “giá trị”. Sản phẩm sáng tạo phải tồn tại dưới một hình thái nhất định (vật chất hay tinh thần), “nó được lưu lại trong thời gian” dưới một dạng hình nhất định khiến cho con người có thể khai thác giá trị của nó không chỉ một lần. Tác giả Đức Uy đã đề cập đến vấn đề này như sau: “Trước hết, đối với tôi, trong tư thế là một nhà khoa học, phải có một cái gì đó khả dĩ quan sát được, một sản phẩm của sáng tạo” [102, tr.8]. Sản phẩm sáng tạo khi giải quyết 3 loại vấn đề (đã nêu) được biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Biểu hiện cái mới có giá trị khi giải quyết 3 loại vấn đề

Giải quyết vấn đề phản ánh Giải quyết vấn đề cách thức Giải quyết vấn đề kiến tạo Cái mới Tri thức mới, trước đó chủ thể chưa biết Cách thức hành động mới của chủ thể (nhờ giải pháp mới) mà chủ thể trước đó chưa biết.

Sản phẩm mới mà chủ thể chưa được biết trước đó

Giá trị Sự hiểu biết

đúng đắn, từ đó là

Đạt được một kêt quả đã tiên liệu. Hay giá trị

Sản phẩm mới (vật chất hay tinh thần) có những

cơ sở cho nhận thức cao hơn, cho hoạt động biến đổi hiện thực.

nằm ở chính kết quả mong muốn đó.

phẩm chất thỏa mãn một hoặc một số tiêu chí đã định (loại trừ tiêu chí chân lý đơn thuần).

Hai cấp độ của yếu tố “mới”:

Thứ nhất, ở cấp độ chỉnh thể cái mới sản phẩm mới được tạo ra có sự khác biệt về chất so với các sản phẩm tiền thân (cùng loại được tạo ra trước đó).

Ở cấp độ này, cái mới là cái được tạo ra tồn tại trong tính chỉnh thể chứ không phải là bộ phận, yếu tố riêng lẻ của cái khác. Nó là sản phẩm độc lập, nguyên vẹn và khác biệt về chất so với các sản phẩm khác đã được tạo ra trước đó. Ví dụ cái mới như: tác phẩm “Bữa ăn tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci. Điện thoại đầu tiên của nhà vật lý học Mỹ A.G. Bell (7/3/1876). Hay phương pháp điều chế Vaccin phòng bệnh dại của nhà bác học người Pháp L. Pasteur. Cái mới có thể là một tác phẩm mới (trong nghệ thuật), một thiết bị mới, phương tiện mới, phương pháp mới,…

Cái mới do chủ thể tạo ra đương nhiên dưới góc độ nhận thức của chủ thể phải là cái đầu tiên mà chủ thể biết, chưa có ở đâu và không phải là sự sao chép của các cá nhân khác.

Thứ hai, cái mới ở cấp độ bộ phận: là tính chất mới hay bộ phận mới được

tạo ra trên nền của cái cũ.

Ở cấp độ này, cái mới (có thể gọi là “tính mới”) không phải là một chỉnh thể riêng biệt mà nó chỉ là yếu tố, bộ phận mới gắn liền với cái cũ. Cái mới ở đây thường không đứng độc lập mà nó kết hợp với các yếu tố bộ phận đã có tạo nên một chỉnh thể. Do vậy, giá trị của cái mới này được phát huy không tách rời với chức năng của các bộ phận hay yếu tố khác của chỉnh thể. Mặt khác, cái mới ở đây là mới so với các đối tượng cùng loại, so với các đối tượng bất kỳ khác nó có thể là cái lặp lại, cái đã có. Ở cấp độ này cái mới biểu hiện rõ nét ở hoạt động cải tiến trong kỹ thuật.

Yếu tố “giá trị” của sản phẩm sáng tạo: giá trị là giá trị của cái mới hay cái mới mang giá trị. Chính vì vậy, yếu tố “mới” là yếu tố biểu hiện đặc trưng của sản phẩm sáng tạo. Giá trị của sản phẩm sáng tạo đáp ứng yêu cầu, mục đích của chủ thể sáng tạo.

Sáng tạo ở cấp độ cá nhân và cấp độ xã hội. Sản phẩm sáng tạo chỉ dừng lại ở cấp độ cá nhân nếu như sản phẩm sáng tạo đó chỉ là “mới” và “giá trị” đối với chủ thể của sản phẩm đó, còn đối với xã hội thì không phải là “mới” hoặc nếu có “mới” thì không có “giá trị” đáng kể. Đối với sản phẩm sáng tạo ở cấp độ cá nhân thì nó có ý nghĩa đối với bản thân cá nhân đó, nhưng đối với xã hội thì nó không có ý nghĩa quan trọng, người bình thường đều có thể làm được. Ví dụ, một người chưa bao giờ sáng tác thơ nhưng khi làm ra được một bài thơ mặc dù tính nghệ thuật chỉ ở mức tạm được vẫn được coi là sản phẩm sáng tạo của người đó. Vì người đó đã tạo ra “cái mới có giá trị”. Nếu ở góc độ nhận thức thông thường về sáng tạo thì sáng tạo ở cấp độ cá nhân không được xã hội thừa nhận hay nói cách khác, “cái mới có giá trị” ở cấp độ cá nhân không được coi là sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học về sáng tạo thì “cái mới có giá trị” ở cấp độ cá nhân vẫn cần được coi là sản phẩm sáng tạo dù ở trình độ thấp. Bởi, thứ nhất, sản phẩm đó là sản phẩm sáng tạo vì có 2 phẩm chất: yếu tố “mới” và “giá trị”. Thứ hai, mức độ sáng tạo thấp hay cao chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Sản phẩm sáng tạo ở cấp độ xã hội là sản phẩm sáng tạo có yếu tố “mới” và “giá trị” đối với xã hội. Do vậy, để có sản phẩm sáng tạo ở cấp độ này đòi hỏi trình độ năng lực sáng tạo của chủ thể phải trên mức trung bình của xã hội. Trong hoạt động sáng tạo, những sản phẩm sáng tạo được mọi người khẳng định là sản phẩm sáng tạo thì sản phẩm sáng tạo đó nhất định ở cấp độ xã hội chứ không thể ở cấp độ cá nhân. Và sự khuyến khích sáng tạo trong xã hội là khuyến khích tạo ra những sản phẩm sáng tạo ở cấp độ xã hội.

2.3. Các giai đoạn, đặc trƣng và những thuộc tính của hoạt động sáng tạo

2.3.1. Các giai đoạn của hoạt động sáng tạo

Hoạt động sáng tạo là một quá trình của chủ thể hướng tới đích: tạo ra cái mới có giá trị. Có thể phân chia quá trình đó thành các giai đoạn khác nhau. Vậy có thể xác định và nhận thức các giai đoạn đó như là một điều tất yếu hay không? Có một số công trình bàn về vấn đề này như sau:

- Thứ nhất, quan niệm về quá trình sáng tạo gồm 3 giai đoạn. Theo tác giả

Huỳnh Văn Sơn, hoạt động sáng tạo trải qua 3 bước là: “Bước 1: Cảm nhận được vấn đề: + Cảm thấy đang tồn tại vướng mắc nào đó về lí luận hoặc thực tiễn, + Biểu đạt được vướng mắc của mình, + Mong muốn giải quyết vấn đề; Bước 2: Đưa ra giả thuyết, giải pháp dự kiến: + Gắn vấn đề với tri thức, kinh nghiệm, +

Đưa ra những giải pháp, + Chọn một giải pháp; Bước 3: Kiểm tra giả thuyết: + Thực thi giả thuyết, giải pháp đã chọn, + Đánh giá giải pháp trên cơ sở kết quả của nó” [89, tr.47]. Mặc dù là 3 bước nhưng mỗi bước lại gồm vài bước nhỏ.

- Thứ hai, quan niệm về quá trình sáng tạo chia làm 4 giai đoạn. Phạm Thành

Nghị trong cuốn Giáo trình Tâm lý học sáng tạo đã nêu lại quan điểm của Wallas về quá trình sáng tạo bao bồm 4 bước (hay 4 giai đoạn) chính gồm: (1) Chuẩn bị, (2) Ấp ủ, (3) Thấu hiểu (lóe sáng), (4) Đánh giá và cụ thể hóa. Ở quan niệm này đáng chú ý là giai đoạn “Ấp ủ” - giai đoạn để tiềm thức, vô thức phát huy tác dụng, như vậy đã coi trọng vai trò của hoạt động nằm dưới ý thức.

- Thứ ba, quan niệm về quá trình sáng tạo chia làm 5 giai đoạn (bước). Trong

cuốn Bí quyết sáng tạo, Jack Foster phân chia quá trình sáng tạo thành 5 bước: (1): Định nghĩa vấn đề; (2): Thu thập thông tin; (3): Đi tìm ý tưởng; (4): Quên phứt nó đi; (5): Biến ý tưởng thành hành động. Giai đoạn “Quên phứt nó đi” cũng giống như “giai đoạn ấp ủ” ở trên.

- Thứ tư, quan niệm về quá trình sáng tạo chia làm 6 giai đoạn. Tác giả Phan

Dũng trong cuốn Giới thiệu Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới cho rằng sáng tạo trải qua 6 giai đoạn gồm:

(1) Xác định tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên cần giải.

(2) Xác định cách tiếp cận đối với tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên (hay còn gọi là xác định bài toán cụ thể đúng cần giải).

(3) Tìm thông tin giải bài toán cụ thể đúng cần giải. (4) Tìm ý tưởng giải bài toán cụ thể đúng cần giải. (5) Phát triển ý tưởng thành thành phẩm.

(6) Áp dụng thành phẩm vào hệ thực tế.

Như vậy, sự đa dạng các quan niệm nêu trên chứng tỏ vấn đề khá phức tạp. Từ các công trình nghiên cứu trước đó của các học giả. Chúng tôi cho rằng việc phân chia các giai đoạn sáng tạo phải đảm bảo được:

- Thứ nhất, tiêu chí phân chia các giai đoạn sáng tạo phải thể hiện được giữa

chúng có sự khác biệt về “chất” hay sự khác biệt về vai trò của mỗi giai đoạn đối với quá trình đi đến kết quả cuối cùng - sản phẩm sáng tạo. Điều này cũng có nghĩa, sự tồn tại và sự khác biệt ở mỗi giai đoạn có tính tất yếu.

- Thứ hai, sáng tạo có nhiều loại hình khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên không thể có sự phân chia chung các giai đoạn một cách hợp lý, phù hợp cho mọi loại hình sáng tạo.

Từ 2 nhận xét trên chúng tôi phân chia sáng tạo thành 4 giai đoạn sau: (1) Giai đoạn xác định vấn đề cần giải.

(2) Giai đoạn thu thập, xử lý thông tin. (3) Giai đoạn hình thành ý tưởng, lời giải.

(4) Giai đoạn xây dựng, hoàn thiện, kiểm nghiệm (điều chỉnh nếu có) sản phẩm sáng tạo (ở sản phẩm sáng tạo tinh thần chỉ có khâu kiểm nghiệm, không có việc xây dựng, hoàn thiện vì lời giải đã là sản phẩm sáng tạo rồi).

Dưới đây là sự phân tích làm rõ tính tất yếu của 4 giai đoạn sáng tạo.

Giai đoạn 1 là giai đoạn có nhiệm vụ trọng tâm phải xác định được vấn đề cần giải là gì. Có thể ở giai đoạn này có khâu xác định tình huống có vấn đề ưu tiên cần giải, xác định vấn đề đúng cần giải, nhưng dù ở bước nào, ở giai đoạn đầu tiên cũng phải xác định được đâu là vấn đề cần giải.

Vai trò trọng tâm của giai đoạn 2 là tạo ra “chất liệu” cho tư duy hình thành ý tưởng, lời giải. Tính tất yếu ở chỗ không có “chất liệu” thì tư duy không có gì để “chế biến” thành ý tưởng, lời giải. Việc chủ thể huy động trí nhớ để nắm bắt đối tượng của vấn đề hoặc trực tiếp hiểu về đối tượng của vấn đề thì cũng chính là việc thu thập thông tin.

Vai trò trọng tâm của giai đoạn 3 là tư duy cần phải làm sáng tỏ điều cần tìm. Việc hình thành ý tưởng, lời giải là nhiệm vụ quan trọng nhất trong mọi nhiệm vụ của hoạt động sáng tạo. Chúng tôi gộp ý tưởng và lời giải trong một giai đoạn với lí do ở chỗ lời giải chỉ là sự hoàn thiện của ý tưởng nên vai trò của chúng đối với việc giải quyết vấn đề thực sự không có sự khác biệt về “chất”.

Cuối cùng giai đoạn 4 là giai đoạn xây dựng, hoàn thiện, kiểm nghiệm sản phẩm sáng tạo.

Trước hết, đối với vấn đề đòi hỏi tạo ra sản phẩm vật chất thì ở giai đoạn thứ ba chỉ đem lại ý tưởng, lời giải thôi chưa đủ vì chúng chỉ tồn tại ở dạng tư tưởng. Do vậy, vai trò trọng tâm của giai đoạn 4 là sử dụng nguồn lực vật chất để biến sức mạnh của tư tưởng thành sản phẩm sáng tạo vật chất. Ngoài ra, việc xây dựng sản phẩm vật chất bao hàm cả việc kiểm nghiệm giá trị của nó để xác định rằng: nó đúng là sản phẩm sáng tạo mà phù hợp với những tiêu chí đặt ra. Ví dụ, trong

quá trình sáng chế ra một loại xe mới người ta phải thử nghiệm tính năng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 67)