Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO
2.2.2. Vấn đề của sáng tạo
Tác giả Phan Dũng cho rằng, “Vấn đề hay còn gọi là bài toán (Problem) là tình huống, ở đó người giải biết mục đích cần đạt, nhưng: 1) không biết cách đạt đến mục đích, hoặc 2) không biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết” [17, tr.17]. Cách hiểu này chỉ phù hợp với vấn đề đòi hỏi cách thức đạt mục đích nên không bao quát được mọi vấn đề có thể. Chẳng hạn: “Vũ trụ vận động theo quy luật gì?” thì định nghĩa trên không bao hàm được vấn đề này.
Nhóm tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, “Vấn đề hay tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí lúng túng của con người xuất hiện trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn như một mâu thuẫn giữa cái biết và cái chưa biết, giữa chủ thể và khách thể” [94, tr.92 - 93]. Tuy nhiên, ở định nghĩa trên đối tượng và mục đích của vấn đề chưa được xác định rõ.
Trên cơ sở kế thừa các yếu tố đúng đắn từ các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: Vấn đề là tình huống hay bài toán mà ở đó chủ thể xác định nhiệm vụ hoạt động hướng đến đối tượng nhằm đạt mục đích nhất định nhưng chưa thể đạt mục
đích với sự hiểu biết hiện thời của chủ thể (và có thể do cả những nguồn lực hiện
thời khác của chủ thể (về công cụ, phương tiện, kỹ năng, tài chính...)), đạt được mục đích là giải quyết được vấn đề từ đó thỏa mãn được nhu cầu xác định.
Ở định nghĩa trên, cấu trúc của vấn đề tự nó bao gồm 3 thành phần sau:
- Thứ nhất, đối tượng của vấn đề. Đối tượng của vấn đề là đối tượng mà chủ
thể hướng đến nhận thức hay tác động, biến đổi mà kết quả của hoạt động đó chính là mục đích (hay yêu cầu) cần đạt của vấn đề. Đối tượng của vấn đề được xét ở trong phạm vi nào? phương diện nào? hay ở mối quan hệ nào? (hay là ở tất cả các phương diện và mối quan hệ); đối tượng của vấn đề được xét ở trong
khoảng thời gian nào? (giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thế kỷ, “từ nay về sau”, “ở trong quá khứ”, mọi thời điểm…).
- Thứ hai, mục đích (mục tiêu hay yêu cầu) mà người giải quyết vấn đề cần
đạt. Mục đích cần đạt là điều được bao hàm trong vấn đề mà người giải cần phải đạt được, đạt được mục đích là giải quyết được vấn đề.
- Thứ ba, giới hạn những điều kiện, phương tiện mà người giải có thể sử dụng (được phép sử dụng) để giải bài toán (thường ít nêu trong bài toán).
Có thể là những thông tin mà người giải có thể hoặc được phép khai thác; những công cụ, phương tiện có thể được sử dụng hoặc được phép sử dụng nhằm mục đích nhận thức hoặc biến đổi đối tượng; giới hạn tài chính, thời gian, nguyên nhiên liệu sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, trong quan hệ với người giải quyết vấn đề thì có thêm thành phần thứ tư là:
- Thứ tư, người có vấn đề chưa thể đạt mục đích với nguồn lực hiện thời, trước hết đối với sự hiểu biết hiện thời của chủ thể.
Sự thay đổi một trong bốn thành phần trên đều làm cho vấn đề thay đổi ở mức độ khác nhau (bao hàm sự thay đổi về chất từ vấn đề này sang vấn đề kia) hoặc chuyển hóa vấn đề thành công việc (nếu đã biết lời giải).
Vấn đề có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên (theo chúng tôi) sự phân chia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hiểu biết về vấn đề, tư duy và sáng tạo chính là phân chia vấn đề thành: vấn đề phản ánh (gọi là vấn đề loại I), vấn đề cách thức (gọi là “vấn đề loại II”) và vấn đề kiến tạo (gọi là “vấn đề loại III”). Mọi vấn đề đều có thể xếp vào một trong ba loại trên.
Bảng 2.1 Phân loại vấn đề Vấn đề phản ánh (Vấn đề loại I) Vấn đề cách thức (Vấn đề loại II) Vấn đề kiến tạo (Vấn đề loại III) Vấn đề phản ánh Vấn đề biến cải Cơ sở phân loại
Dựa trên cơ sở sự khác biệt về mục đích của vấn đề
Giống và khác nhau
Vấn đề cách thức có đặc điểm giống với vấn đề kiến tạo ở chỗ đều là vấn đề biến cải (biến đổi đối tượng theo mục đích). Và chúng khác với vấn đề phản ánh ở chỗ vấn đề phản ánh chỉ là tái hiện nội
dung của đối tượng trong tư tưởng chứ không có mục đích biến đổi nó. Tư duy giải quyết được vấn đề phản ánh được gọi là tư duy phản ánh, giải quyết vấn đề cách thức gọi là tư duy thực tiễn (thực hành), giải quyết vấn đề kiến tạo gọi là tư duy kiến tạo. Nhưng đều là tư duy mang bản chất sáng tạo.
Định nghĩa
Là vấn đề có mục đích tái hiện trong tinh thần của chủ thể nội dung của đối tượng với mục tiêu xác định (nhận thức nguyên nhân, quy luật, v.v.).
Là vấn đề có mục đích hình thành một cách thức hành động mới (gắn với một giải pháp, phương pháp mới) để từ đó đạt được kết quả đã tiên liệu. Là vấn đề có mục đích tạo ra sản phẩm mới (vật chất hay tinh thần) có những phẩm chất thỏa mãn một hoặc một số tiêu chí đã định (loại trừ tiêu chí chân lý đơn thuần).
Ví dụ
Nguyên nhân của thế chiến thứ hai là gì?
Làm cách nào để vượt qua được con sông này?
Hãy thiết kế ngôi nhà nghiêng hai tầng trên sườn đồi có độ dốc 45 độ? Đối tƣợng của vấn đề + Đối tượng phản ánh: các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy, tinh thần.
+ Bao giờ đối tượng của vấn đề cũng là chính chủ thể hành động (chứ không phải chủ thể đưa ra giải pháp) và đối tượng mà chủ thể hành động hướng đến tác động, biến đổi, sắp xếp, kết hợp theo cách thức nhất định mà từ đó hình thành kết quả mong đợi. Ví dụ: “Chúng ta làm cách nào để vượt qua được con sông này đây”.
+ Tồn tại dưới hai cấp độ:
Cấp độ thứ nhất nhằm chỉ ra phương hướng kiến tạo của chủ thể: đó
là loại sản phẩm mà chủ
thể cần kiến tạo. Ví dụ: “Hãy tạo ra ngôi nhà có chức năng sau…” Thì “ngôi nhà” là đối tượng mà chủ thể hướng đến. Cấp độ thứ hai chỉ ra chủ thể sử dụng những loại nguyên liệu, vật liệu nào (vật chất hoặc tinh thần)
Thì đối tượng của vấn đề là: “Chúng ta” và “Con sông này”.
cần có. Đó là những loại nguyên liệu hay vật liệu mang tính bắt buộc hoặc chủ thể tùy ý lựa chọn cho sản phẩm cần có. Đặc điểm của kết quả + Với cùng một đối tượng nhận thức, cùng hướng tiếp cận, cùng công cụ khái niệm, thuật ngữ, cùng tiêu chuẩn chân lý thì chân lý chỉ có một. Tuy nhiên, ở từng chủ thể đi đến chân lý có thể biểu hiện ở mức nông, sâu khác nhau. + Không chỉ có một mà có thể có một số, có nhiều cách thức tạo ra trạng thái, sản phẩm với phẩm chất đã tiên liệu. Theo ví dụ trên: có thể có nhiều cách để vượt qua con sông.
+ Không chỉ có một mà có thể có một số, có nhiều kết cấu (cấu trúc) khác nhau với những sản phẩm khác nhau nhưng đều đáp ứng một hay một số tiêu chí đã định.
Theo ví dụ trên có thể thiết kế được nhiều ngôi nhà gỗ có các kiểu kiến trúc khác nhau và đều thỏa mãn chức năng a, b, c
* Vấn đề sáng tạo: Tất cả những vấn đề khi giải quyết được đều đem lại sản phẩm sáng tạo nên mọi vấn đề đều đòi hỏi khả năng sáng tạo của chủ thể. Tuy nhiên có những vấn đề đòi hỏi năng lực sáng tạo ở mức cao của chủ thể thì mới có thể giải quyết được. Do vậy, vấn đề sáng tạo có thể định nghĩa như sau: Vấn đề
sáng tạo là vấn đề khó, nan giải hoặc vấn đề đòi hỏi đưa ra lời giải tối ưu. Giữa
tư duy sáng tạo và vấn đề sáng tạo có mối quan hệ khăng khít. Có thể nói tư duy sáng tạo là tư duy giải quyết được những vấn đề sáng tạo trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Bên cạnh đó, “vấn đề khó, nan giải” ở đây theo nghĩa là “vấn đề khó, nan giải” đối với xã hội chứ không phải đối với một cá nhân. Chẳng hạn, có những vấn đề nẩy sinh trong ứng xử, sinh hoạt hàng ngày đối với một cá nhân nhất định có thể là khó, nan giải, nhưng đối với đại đa số mọi người trong xã hội thì không phải là vấn đề khó, nan giải nên không phải là vấn đề sáng tạo.