Những thuộc tính và đặc trưng của hoạt động sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 73 - 78)

Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO

2.3. Các giai đoạn, đặc trưng và những thuộc tính của hoạt động sáng tạo

2.3.2. Những thuộc tính và đặc trưng của hoạt động sáng tạo

Những thuộc tính của sáng tạo cũng góp phần làm rõ hơn bản chất của sáng tạo hay nói cách khác là biểu hiện một phần bản chất của sáng tạo. Đặc trưng của hoạt động sáng tạo sẽ làm rõ hơn bản chất của sáng tạo và phân biệt hoạt động sáng tạo với hoạt động không phải sáng tạo.

Tuy nhiên, trước khi bàn đến những thuộc tính và đặc trưng của hoạt động sáng tạo, có một vấn đề quan trọng sau: khi nghiên cứu về bản chất sáng tạo nhiều nhà khoa học nhất là tâm lý học sáng tạo đều xem sáng tạo không đi theo con đường lôgíc mà ý tưởng sáng tạo xuất hiện như là kết quả của trực giác. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được vai trò của lôgíc trong quá trình tư duy đưa ra lời giải cuối cùng. Phạm Thành Nghị đã nêu quan điểm của nhà nghiên cứu Ponomarev về vấn đề này: “Việc xem xét mối quan hệ giữa cái lôgíc và cái trực giác đã giúp xác định tương quan hợp lý giữa chúng trong hoạt động sáng tạo... Sự xuất hiện bất kỳ giải pháp thực sự sáng tạo nào cũng vượt ra ngoài giới hạn lôgíc và chỉ trong những điều kiện nhất định, lời giải này được lôgíc hóa... chỉ một mình yếu tố trực giác tự thân nó chưa phải là sáng tạo. Hiệu quả của yếu tố trực giác này phải được ý thức, ngôn ngữ hóa và hợp thức hóa bằng phương tiện tư duy lôgíc. Sự hợp thành giữa chúng tạo nên mắt xích trung tâm trong cơ chế tâm lý học của hoạt động sáng tạo” [74, tr.207]. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Amabile cũng đồng quan điểm về vấn đề này. Bà cho rằng sản phẩm sáng tạo không chỉ có tính mới và giá trị mà còn nó là kết quả của trực giác: “Khung lý thuyết của sáng tạo có thể bao hàm hai thành tố cơ bản: “Một sản phẩm hay câu trả lời được gọi là sáng tạo (a) chúng phải mới và phù hợp, hữu dụng đúng hay có giá trị cho nhiệm vụ, công việc của con người và (b) nhiệm vụ phải có tính trực giác chứ không mang tính lôgíc” [trích theo 74, tr.28]. Điều này cũng có nghĩa là Amabile nhấn mạnh tính phi lôgíc của sự xuất hiện ý tưởng sáng tạo. Tác giả

Phạm Thành Nghị cũng tán thành điều này: “Quan niệm này là phù hợp vì rằng nếu đã có lôgíc đi đến sáng tạo thì nhiệm vụ tự nó không còn là sáng tạo nữa” [74, tr.28]. Từ đó Phạm Thành Nghị rút ra kết luận về 3 thành tố của sáng tạo: “sáng tạo cần được xem như một hoạt động giải quyết vấn đề mới bao gồm các thành tố động cơ, hành động lôgíc và hành động trực giác” [74, tr.118]. Như vậy, những quan niệm trên đều cho rằng, trực giác là yếu tố chủ yếu mang tính quyết định trong hoạt động sáng tạo.

Chúng tôi không hoàn toàn đồng tình với quan niệm trên. Trực giác không phải là “con đường duy nhất” dẫn đến ý tưởng sáng tạo. Chủ thể có thể đi tới ý tưởng dựa trên sự tương đồng, dựa trên cơ sở tư duy biến đổi đối tượng trực tiếp và nhất là vẫn có thể bằng con đường lôgíc. Chẳng hạn, nhiều bài toán của toán học được giải bằng hoạt động tư duy lôgíc của chủ thể. Điều chúng tôi có thể tán thành là ở chỗ con đường lôgíc chủ yếu gắn với sáng tạo ở mức thấp, còn đa phần những sáng tạo ở mức cao cần đến sự tham gia của trực giác.

* Những thuộc tính của hoạt động sáng tạo:

Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng, “Sáng tạo bao gồm ba thuộc tính cơ bản hay nó bộc lộ ở ba tính chất cơ bản: tính mới mẻ, tính độc lập và tính có lợi” [89, tr.34]. “Tính độc lập” ở đây được hiểu ở chỗ sản phẩm sáng tạo là kết quả nỗ lực tư duy của chủ thể, ở tính độc lập của tư duy.

Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, tác giả Phạm Thành Nghị cho rằng đa số quan điểm nhất trí về 5 thuộc tính của sáng tạo gồm: 1/Tính độc đáo (originality) của sáng tạo là khả năng phát hiện những nét độc đáo, những mối liên hệ mới hay những giải pháp mới, hiếm lạ; 2/Tính thành thục (fluency) của sáng tạo là khả năng sử dụng các thao tác tư duy, các kiến thức, thông tin một cách dễ dàng; 3/Tính mềm dẻo (flexibility) là năng lực thay đổi dễ dàng, nhanh chóng trật tự của tri thức, thay đổi quan niệm, góc nhìn, định nghĩa lại sự vật, hiện tượng, thay đổi phương pháp tư duy, phát hiện, tạo ra những mối liên hệ mới, đa dạng của sự vật hiện tượng; 4/Tính chi tiết, tính hoàn thiện (elaboration) là sự thể hiện chi tiết, hoàn thiện của các ý tưởng, tình huống, giải pháp; 5/Tính nhạy cảm vấn đề (problem sensibility): người sáng tạo luôn không thỏa mãn với những gì nhìn thấy, nghe thấy, sờ mó thấy. Người sáng tạo có ngưỡng cảm giác thấp, nhạy cảm với những bất ổn, những bất hợp lý, có sự tinh tế của các cơ quan cảm giác, có năng lực trực giác.

Với 5 thuộc tính của sáng tạo ở trên cho thấy thuộc tính sáng tạo biểu hiện ở sản phẩm sáng tạo, tư duy và năng lực của giác quan: tính độc đáo biểu hiện ở sản phẩm sáng tạo; tính thuần thục biểu hiện ở thao tác tư duy, năng lực trí tuệ nói chung; tính mềm dẻo biểu hiện ở khả năng phá vỡ khuôn mẫu ở tri thức, lối tư duy; tính chi tiết, tính hoàn thiện biểu hiện ở sản phẩm sáng tạo; tính nhạy cảm vấn đề biểu hiện ở khả năng nhạy cảm của các giác quan, của trực giác. Nhìn chung, có sự đan xen nhất định giữa 5 thuộc tính trên. Có thể nói quan niệm trên có những điểm hợp lý nhất định, tuy vậy vẫn cần phải “cải tiến” để đưa ra quan niệm đúng đắn hơn về thuộc tính của sáng tạo.

Theo chúng tôi, thuộc tính của hoạt động sáng tạo là tính quy định vốn có của nó. Nhưng sáng tạo dưới góc độ hệ thống (bao gồm: chủ thể sáng tạo, vấn đề của sáng tạo, môi trường sáng tạo và sản phẩm sáng tạo) nên nó có nhiều thuộc tính, do vậy, chúng ta chỉ xét đến những thuộc tính nổi bật của hoạt động sáng tạo ở

mức cao mà thôi.

Thứ nhất, tính mới hay tính độc đáo của sản phẩm (có sự kế thừa ở “thuộc

tính độc đáo” đã trình bày ở trên). Ở sản phẩm sáng tạo có 2 thuộc tính là: tính mới (yếu tố “mới”) và tính hữu dụng (yếu tố “giá trị”) nhưng tính hữu dụng thực chất là do tính mới mà có nên ở sản phẩm sáng tạo thuộc tính nổi bật là tính mới.

Thứ hai, tính vượt thoát khuôn mẫu của tư duy. Đó là khả năng của tư duy

không bị lệ thuộc vào cái cũ, vào truyền thống mà có thể vượt ra khỏi “khuôn mẫu”, “mẫu hình” của tri thức, cách thức tư duy, cách tiếp cận đối tượng, cách tiếp cận vấn đề mà số đông vẫn sử dụng. Chỉ khi nào tư duy vượt ra khỏi cái cũ thì mới có thể tiếp cận được cái mới. Thuộc tính này cũng biểu thị khả năng vượt qua “tính ỳ” của tư duy.

Thứ ba, tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc kết nối, biến đổi thông tin của tư duy (có sự kế thừa một phần ở “thuộc tính mềm dẻo” nêu ở trên) gọi tắt là tính

mềm dẻo, linh hoạt. Đó là thuộc tính của tư duy trong việc hình thành ý tưởng

mới. Sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc kết nối, biến đổi đối tượng, những quan điểm, những dữ kiện để từ đó tạo ra những trạng thái mới, kết cấu mới, sản phẩm mới (sự mềm dẻo, linh hoạt của tư duy đã bao hàm khả năng trừu tượng, tưởng tượng).

Thứ tư, tính nhạy cảm vấn đề (có sự kế thừa ở thuộc tính thứ 3 trình bày ở

sự lệch lạc, bất ổn, cảm giác không vừa lòng với cái hiện có. Hơn nữa, người sáng tạo có thể biến đổi vấn đề, lật ngược vấn đề.

* Đặc trưng của sáng tạo và hoạt động sáng tạo.

Tác giả Newell và đồng nghiệp cho rằng: “Sáng tạo được coi là hoạt động giải quyết vấn đề đặc trưng bởi tính mới mẻ, tính phi truyền thống, sự bền bỉ và khó khăn trong hình thành vấn đề [trích theo 74, tr.27]. Như vậy, sáng tạo được đặc trưng ở tính mới mẻ, tính phi truyền thống của sản phẩm sáng tạo.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm trên, nhưng cần hiểu một cách toàn diện hơn. Rằng đặc trưng của sáng tạo là ở tính mới hay tính độc đáo của sản phẩm sáng tạo dựa trên cơ sở của tư duy. Bởi lẽ, sản phẩm sáng tạo là kết quả và là kết tinh năng lực sáng tạo của chủ thể đối với vấn đề đó. Mà ở sản phẩm sáng tạo chính là cái mới có giá trị hay có 2 thuộc tính là: Tính mới (tính độc đáo) và tính hữu dụng (yếu tố “giá trị”) nhưng tính hữu dụng phải nhờ tính mới (tính độc đáo) mới có được, nên có thể khẳng định đặc trưng của sáng tạo là tính mới hay tính độc đáo của sản phẩm sáng tạo nhưng cần hiểu toàn diện hơn ở chỗ đặc trưng của sáng tạo là tính mới hay tính độc đáo dựa trên cơ sở của tư duy. Vì có những cái mới được tạo ra hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên thuần túy, nó không phải là sản phẩm của sáng tạo mà chỉ là kết quả của sự may mắn.

Đặc trưng của hoạt động sáng tạo là quá trình hình thành ý tưởng, lời giải của tư duy chủ thể. Dù trong bất kỳ loại hình sáng tạo nào, sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động sáng tạo với hoạt động tái tạo là ở chỗ, hoạt động sáng tạo cần phải có quá trình hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề bởi tư duy chủ thể. Khi đã có lời giải, chủ thể chỉ cần tiến hành xây dựng sản phẩm trên cơ sở lời giải vừa mới hình thành cũng giống như hoạt động tái tạo dựa trên lời giải đã có. Nên việc tạo ra ý tưởng, lời giải trên cơ sở của tư duy là hoạt động cơ bản, phân biệt sáng tạo với phi sáng tạo, do vậy đây là đặc trưng của hoạt động sáng tạo.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương này chúng tôi đã tiếp cận sáng tạo dưới góc độ duy vật biện chứng và trình bày các nội dung của nó một cách hệ thống và nhất quán. Sáng tạo gắn với ý thức, tư duy biểu hiện sự phản ánh sáng tạo của ý thức ở trình độ cao nhất nhưng không đồng nhất với ý thức, tư duy. Sáng tạo là hoạt động giải quyết vấn đề của chủ thể tạo ra cái mới có giá trị (dựa trên cơ sở (trước hết) của tư duy)

chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường tự nhiên - xã hội. Sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với vấn đề, không đơn thuần là hoạt động giải quyết vấn đề, mà phải là hoạt động giải quyết vấn đề trên cơ sở của tư duy dẫn đến hình thành sản phẩm mới có giá trị thì mới là hoạt động sáng tạo.

Chúng tôi thể hiện quan điểm biện chứng về sáng tạo trong việc xem xét mâu thuẫn của sáng tạo, sự phát triển của sáng tạo, tính kế thừa, lặp lại (bên cạnh tính mới là chủ đạo) trong hoạt động sáng tạo (khi xem xét sáng tạo bao gồm 3 yếu tố: yếu tố tái tạo, yếu tố mới có giá trị, yếu tố tạo hỏng), sáng tạo và phi sáng tạo không có ranh giới tuyệt đối. Bên cạnh đó, các cặp khái niệm vốn dễ gây sự nhầm lẫn khi phân biệt giữa chúng như: sáng tạo - tính sáng tạo, vấn đề - vấn đề sáng tạo, tư duy - tư duy sáng tạo, ý tưởng - ý tưởng sáng tạo đã được được định nghĩa, định nghĩa lại và phần nào được minh định rõ hơn.

Hoạt động sáng tạo bao gồm 4 bộ phận hợp thành và đây là kết quả của cách tiếp cận hệ thống, toàn diện về sáng tạo: 1/ Chủ thể sáng tạo; 2/ Vấn đề của sáng tạo; 3/ Môi trường sáng tạo (bao hàm công cụ, phương tiện, nguyên liệu của sáng tạo); 4/ Sản phẩm sáng tạo. Trong đó chủ thể sáng tạo có vị trí trung tâm, mục đích của vấn đề định hướng hoạt động sáng tạo, sản phẩm sáng tạo là kết quả và là kết tinh năng lực sáng tạo của chủ thể ở vấn đề đó.

Việc phân tích 4 bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo đã phần nào làm phong phú nội hàm khái niệm sáng tạo. Ở chủ thể sáng tạo, tư duy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sáng tạo. Nếu không có tư duy thì không thể có sáng tạo. Tư duy là một quá trình tinh thần gồm những thao tác, cách thức liên kết, biến đổi dữ kiện tinh thần của não bộ (có sự ảnh hưởng trực tiếp ít nhiều của các yếu tố tâm lý; sự phối hợp của hoạt động cơ thể trong một số trường hợp; nằm trong quan hệ mật thiết với thế giới bên ngoài - tự nhiên và xã hội, gắn với các hoạt động sống của chủ thể) nhằm hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề đặt ra. Tư duy bao gồm 4 bộ phận hợp thành: 1/ Vấn đề của tư duy; 2/ Vật liệu của tư duy; 3/ Bộ máy của tư duy; 4/ Kết quả tư duy, trong đó bộ máy của tư duy là bộ phận đặc trưng của nó. Giữa tư duy và tư duy sáng tạo có sự khác biệt nhất định. Tư duy sáng tạo (của chủ thể) là tư duy có năng lực tạo được nhiều ý tưởng sáng tạo, lời giải sáng tạo trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Có thể nói, một cách ngắn gọn tư duy sáng tạo là khái niệm chỉ năng lực sáng tạo của tư duy ở mức cao.

Về các giai đoạn sáng tạo, chúng tôi phân chia sáng tạo thành 4 giai đoạn: (1) Giai đoạn xác định vấn đề cần giải; (2) Giai đoạn thu thập, xử lý thông tin; (3) Giai đoạn hình thành ý tưởng, lời giải; (4) Giai đoạn xây dựng, hoàn thiện, kiểm nghiệm (điều chỉnh nếu có) sản phẩm sáng tạo. Bên cạnh đó, đặc trưng của sáng tạo là tính mới hay tính độc đáo của sản phẩm sáng tạo dựa trên cơ sở của tư duy. Đặc trưng của hoạt động sáng tạo là quá trình hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề. Bên cạnh đó, từ sự kế thừa các quan điểm trước đó, thuộc tính của hoạt động sáng tạo ở mức cao được xác định ở 4 thuộc tính: thứ nhất, tính mới hay tính độc đáo của sản phẩm; thứ hai, tính vượt thoát khuôn mẫu của tư duy; thứ ba, tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc kết nối, biến đổi thông tin của tư duy gọi tắt là tính mềm dẻo, linh hoạt; thứ tư, tính nhạy cảm vấn đề.

Chƣơng 3.

NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP CHUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA CON NGƢỜI

Trong Sáng tạo học việc nghiên cứu về năng lực sáng tạo của con người mà cụ thể là nghiên cứu khái niệm năng lực sáng tạo, mức độ sáng tạo và các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Việc nghiên cứu bản chất của sáng tạo xét đến cùng cũng chỉ nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)