Những yếu tố làm cơ sở nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 86 - 95)

Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO

3.2. Nâng cao năng lực sáng tạo của con người: những yếu tố làm cơ sở và các

3.2.1. Những yếu tố làm cơ sở nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con

nhất định

Về thiên tài sáng tạo, theo cuốn Đột phá sức sáng tạo - bí mật của những

thiên tài sáng tạo của Michael Michalko, trong một nghiên cứu về 236 nhà khoa

học trong lịch sử, người ta thấy rằng “những người đáng kính trọng nhất tạo ra không chỉ nhiều sản phẩm tốt hơn mà còn nhiều sản phẩm tồi hơn. Một số trong những kết quả đó trở thành kiệt tác. Thiên tài là như vậy” [69, tr.17]. Như vậy đối với thiên tài sáng tạo, họ không chỉ tạo ra một số sản phẩm sáng tạo kiệt xuất mà còn tạo ra vô số những công trình sáng tạo ở mức thấp hơn.

3.2. Nâng cao năng lực sáng tạo của con ngƣời: những yếu tố làm cơ sở và các phƣơng pháp chung

3.2.1. Những yếu tố làm cơ sở nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con người người

Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thành Nghị trong cuốn Giáo trình Tâm lý học sáng tạo thì “Nhiều học giả tin rằng có thể phát triển năng lực sáng tạo thông qua đào tạo, tạo dựng môi trường và nâng cao động lực” [74, tr.293]. Riêng tác giả (Phạm Thành Nghị) cho rằng nâng cao năng lực sáng tạo bằng cách: 1/ Tăng cường động cơ hoạt động sáng tạo ở người học; 2/ Xây dựng nền tảng cho hành động lôgic bằng cách tăng cường các nền tảng kiến thức và phương pháp; 3/ Xây dựng nền tảng cho hành động trực giác và kích hoạt ý tưởng sáng tạo (bằng cách sử dụng các phương pháp sáng tạo như: Công não, Chương trình CoRT, Sáu chiếc mũ tư duy). Biện pháp này xuất phát từ quan niệm của tác giả về 3 thành tố ở bản chất của sáng tạo: “sáng tạo cần được xem như một hoạt động giải quyết vấn đề mới bao gồm các thành tố động cơ, hành động lôgíc và hành động trực giác” [74, tr.118]. Như vậy biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo của tác giả phát huy hiệu quả tới đâu phụ thuộc nhiều vào tính đúng đắn ở quan niệm về 3 thành tố của sáng tạo. Chúng tôi cho rằng biện pháp trên cần phải bổ sung thêm các yếu tố khác cho đầy đủ, toàn diện hơn.

Trong cuốn Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu kích thích sự sáng tạo của

con người Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Huy Hoàng mặc dù chưa đưa ra định

nghĩa về năng lực sáng tạo nhưng đã xác định những yếu tố chủ quan và khách quan quy định năng lực sáng tạo của con người.

Các yếu tố chủ quan quy định năng lực sáng tạo của con người - theo tác giả gồm: 1/ Trình độ văn hóa chung với tư cách là nền tảng cho việc phát huy các tư chất của chủ thể; 2/ Tri thức, trình độ chuyên môn sâu; 3/ Khả năng tư duy nhạy bén uyển chuyển và linh hoạt của chủ thể sáng tạo; 4/ Trí tưởng tượng và tư duy liên tưởng phong phú ở chủ thể sáng tạo; 5/ Khả năng phát hiện vấn đề, tạo dựng cái mới ở chủ thể sáng tạo; 6/ Niềm say mê chiếm lĩnh đối tượng với tư cách là yếu tố tình cảm tổng hợp tạo nên năng lực sáng tạo.

Các yếu tố khách quan (cũng chính là môi trường) quy định năng lực sáng tạo của con người - theo tác giả gồm: 1/ Mục tiêu và thể chế xã hội với tư cách là điều kiện xã hội của chủ thể sáng tạo; 2/ Tính chất và trình độ của xã hội - những yếu tố tác động tới hiệu quả sáng tạo của chủ thể; 3/ Tính chất lao động tập thể - yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động sáng tạo; 4/ Dân chủ, tự do trong hoạt động sống là yếu tố quan trọng để chủ thể sáng tạo hiệu quả; 5/ Điều kiện vật chất, thông tin, không khí lao động sáng tạo.

Từ đó tác giả Lê Huy Hoàng cho rằng cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa cá nhân và xã hội - điều kiện cần thiết để phát huy năng lực sáng tạo của con người.

Như vậy, yếu tố chủ quan quy định năng lực sáng tạo bên cạnh “phông văn hóa” chung thì chủ yếu đòi hỏi những phẩm chất về khả năng nhận thức, tư duy. Ở yếu tố khách quan là những yếu tố về những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội trong đó nổi bật yêu cầu về dân chủ, tự do trong hoạt động sống. Chúng tôi cho rằng quan niệm trên có phần dàn trải, chưa chú ý đúng mức đến động cơ sáng tạo.

Ngoài ra, tác giả Phan Dũng trong cuốn Thế giới bên trong con người sáng tạo xuất bản năm 2012 cho rằng, bồi dưỡng các năng lực sáng tạo được hiểu là tạo ra môi trường xung quanh thích hợp, để năng lực sáng tạo của cá nhân có thể phát triển đầy đủ ở mức cao nhất. Biện pháp trên chỉ dừng ở việc tạo dựng môi trường xã hội.

Các quan điểm, phương hướng nâng cao năng lực sáng tạo ở trên có những yếu tố hợp lý nhất định như thấy được vai trò của tư duy, động cơ sáng tạo, môi

trường xã hội. Dưới góc độ triết học, cần có quan điểm toàn diện và khái quát về nâng cao năng lực sáng tạo của con người.

Để hình thành những phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người một cách khái quát và xem xét một cách toàn diện, chúng tôi không phân chia yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan quy định năng lực sáng tạo của con người mà từ góc độ khác, chúng tôi tập trung hướng vào việc tạo điều kiện, tăng tính hiệu quả của 3 yếu tố (luôn có sự liên hệ, quy định lẫn nhau) bao quát toàn bộ nội dung hoạt động sáng tạo gồm: yếu tố thứ nhất, sự hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề; yếu tố thứ hai, động cơ thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo; yếu tố thứ ba, yếu tố vật chất và điều kiện vật chất của hoạt động sáng tạo. Thứ nữa, 3 yếu tố này cần gắn với bốn bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo: chủ thể sáng tạo, vấn đề sáng tạo, môi trường sáng tạo, sản phẩm sáng tạo. Khi nghiên cứu về năng lực sáng tạo, tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng, “Năng lực sáng tạo liên quan chặt chẽ với hoạt động sáng tạo và là yếu tố thể hiện rõ trong hoạt động sáng tạo cũng như quyết định chất lượng của hoạt động sáng tạo” [89, tr.29]. Điều này biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực sáng tạo và hoạt động sáng tạo.

* Ba yếu tố trên cần được phân tích rõ hơn như sau:

Yếu tố thứ nhất, sự hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề. Có thể nói, trong hoạt động sáng tạo bất kỳ dù là sáng tạo khoa học hay sáng tạo nghệ thuật đều phải có quá trình hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề. Đối với hoạt động sáng tạo sản phẩm tinh thần thì lời giải cũng chính là sản phẩm sáng tạo. Đối với hoạt động sáng tạo sản phẩm vật chất thì ý tưởng, lời giải là cơ sở để chủ thể tiến hành xây dựng, thiết kế sản phẩm vật chất mới theo ý tưởng, lời giải đã vạch ra. Ở chủ thể, việc tham gia hình thành ý tưởng, lời giải chính là hoạt động nhận thức, tư duy của chủ thể. Ở vấn đề của sáng tạo, sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành ý tưởng, lời giải chính là sự bộc lộ những thuộc tính, trạng thái, thông tin về vấn đề, đối tượng của vấn đề và sự tương đồng, điểm chung giữa vấn đề cần giải quyết với những vấn đề khác đã có lời giải. Ở môi trường sáng tạo, sự ảnh hưởng của nó đến quá trình hình thành ý tưởng, sáng tạo của chủ thể chính là quy mô, điều kiện khai thác, sử dụng nguồn thông tin, tư liệu liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Ở sản phẩm sáng tạo thì có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm ý tưởng, lời giải của vấn đề chính là đặc điểm, bản chất của những sản phẩm sáng tạo mà từ

kết quả giải quyết những vấn đề tương tự với vấn đề mà chủ thể đang giải quyết. Nên, việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người gắn với việc: 1/ Hoàn thiện, nâng cao năng lực nhận thức, tư duy của chủ thể; 2/ Xã hội, tập thể xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể khai thác, sử dụng những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động nhận thức, tư duy của các cá nhân; 3/ Phân tích, tìm ra những điểm chung, bản chất của những sản phẩm sáng tạo thuộc một loại vấn đề, một loại hình sáng tạo.

Yếu tố thứ hai, động cơ thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo. Trong

hoạt động sáng tạo ở lĩnh vực bất kỳ đều phải có chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo. Nếu chủ thể không tiến hành sáng tạo bằng hoạt động cụ thể thì chẳng bao giờ có sản phẩm sáng tạo. Để chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo thì cần phải có động cơ thúc thúc đẩy chủ thể bắt tay vào hành động bởi hoạt động sáng tạo của chủ thể diễn ra không phải một cách tự động mà là hoạt động có sự hao phí năng lượng, sự đầu tư và mang tính rủi ro nhất định. Sự biểu hiện ở chủ thể đối với yếu tố này như nhu cầu, mong muốn, khát vọng, đam mê sáng tạo của chủ thể (thuộc về nhu cầu, tình cảm, xúc cảm, ý chí). Biểu hiện, sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố thứ hai ở môi trường sáng tạo như: sự khen hay chê, tự do hay cấm đoán của xã hội đối với hoạt động sáng tạo ở loại hình sáng tạo nhất định. Đối với vấn đề của sáng tạo, biểu hiện trong việc tính mạo hiểm hay không mạo hiểm, sự hấp dẫn hay không hấp dẫn của vấn đề (chẳng hạn, nghiên cứu về hoạt động của núi lửa không phải là đề tài thu hút được nhiều người vì tính mạo hiểm khi khảo sát đối tượng). Ở sản phẩm sáng tạo, biểu hiện của yếu tố này ở việc tính hấp dẫn, lôi cuốn hay sự nhàm chán của sản phẩm sáng tạo (trong tương lai) đối với chủ thể khi mà sản phẩm sáng tạo chưa hình thành (chẳng hạn, với vấn đề “làm thế nào để đạt hạnh phúc” là đề tài sẽ gây hứng thú cho nhiều người vì đạt được hạnh phúc là mục tiêu cùng đích, lớn nhất của đại đa số nhân loại). Do vậy, nâng cao năng lực sáng tạo gắn với việc: 1/ Tăng cường nhu cầu của con người về sáng tạo; 2/ Xây dựng môi trường khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo; 3/ Làm cho vấn đề hoặc sản phẩm sáng tạo (cần có) đáp ứng nhu cầu, gây hứng thú, hấp dẫn cho người giải.

Yếu tố thứ ba, yếu tố vật chất và/hoặc điều kiện vật chất của hoạt động sáng

tạo. Yếu tố này bao gồm: kết cấu vật chất của não bộ, của các giác quan thực hiện chức năng nhận thức, tư duy, cảm xúc, tình cảm… (yếu tố tinh thần); sức lực, khả

năng điều khiển cơ thể của hệ thần kinh nhằm thực hiện các hoạt động nhất định biến đổi đối tượng thành sản phẩm (chẳng hạn, sức lực cơ bắp, thao tác của người thợ điêu khắc để làm ra tác phẩm nghệ thuật); công cụ, máy móc, phương tiện vật chất cần thiết để tác động biến đổi đối tượng của vấn đề (chẳng hạn, máy móc, công cụ cơ khí để chế tạo ra thiết bị mới theo ý tưởng của kỹ sư sáng chế); công cụ, phương tiện vật chất nhằm nhận thức đối tượng (như máy gia tốc, kính hiển vi điện tử…), nguyên vật liệu, kết cấu vật chất của đối tượng của vấn đề (trong loại hình sáng tạo sản phẩm vật chất). Yếu tố thứ ba này là tiền đề, cơ sở vật chất cho hoạt động tạo ra sản phẩm sáng tạo. Ở yếu tố này việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người gắn với việc: 1/ Tăng cường sức mạnh, tính hiệu quả của não bộ, giác quan và sức khỏe vật chất đảm bảo là cơ sở vật chất tác động tích cực, hiệu quả đến quá trình sáng tạo; 2/ Đảm bảo cung ứng hoặc dễ dàng khai thác các công cụ, phương tiện vật chất, nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo.

Ba yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ bao quát được toàn bộ nội dung của hoạt động sáng tạo. Ba yếu tố này quy định, ràng buộc nhau rất chặt chẽ. Chẳng hạn, khi cơ thể bị ốm (yếu tố thứ ba) thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tư duy (yếu tố thứ nhất) và động cơ của chủ thể (yếu tố thứ hai). Ngược lại, cơ thể khỏe mạnh (yếu tố thứ ba) sẽ làm cho hoạt động tư duy hiệu quả hơn (yếu tố thứ nhất), chủ thể phấn chấn hơn trong hoạt động sáng tạo (yếu tố thứ hai).

Động cơ sáng tạo và các nhân tố thuận lợi thúc đẩy chủ thể hoạt động sáng tạo giữ vai trò quan trọng đối với năng lực sáng tạo của con người nên trước khi bàn về phương hướng nâng cao năng lực sáng tạo cần phân tích, làm rõ hơn về vấn đề này - động cơ sáng tạo.

* Phân tích động cơ sáng tạo, các nhân tố thuận lợi thúc đẩy sáng tạo.

Trong hoạt động sáng tạo, động cơ sáng tạo là yếu tố có vai trò rất quan trọng bởi chỉ có động cơ sáng tạo mới thúc đẩy chủ thể sáng tạo. Các nghiên cứu về sáng tạo đã chỉ rõ về mặt lý thuyết và thực tế vai trò của động cơ sáng tạo. Chẳng hạn tác giả Phạm Thành Nghị trên cơ sở thuyết hoạt động tâm lý của Leonchiev (2003) đã khẳng định vai trò không thể thiếu của động cơ sáng tạo: “sáng tạo cần được xem như một hoạt động giải quyết vấn đề mới bao gồm các thành tố động cơ, hành động lôgíc và hành động trực giác” [74, tr.118]. Về động cơ, nhiều nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng: “động cơ trong có vai trò quan trọng đối với sáng tạo… Nghiên cứu nhân cách những cá nhân sáng tạo cao cho thấy những người

sáng tạo chấp nhận thách thức để dành thời gian và sức lực cho công việc của họ… những người làm những việc mà họ ưa thích có mức sáng tạo cao hơn khi theo đuổi chúng” [74, tr.250]. Có thể nói, động cơ, nhất là động cơ trong của sáng tạo được sự quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những bước tiến nhất định.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “động cơ” được hiểu ở nghĩa thứ 2: “2. Cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động” [107, tr.345]. Trong Từ

điển thuật ngữ Tâm lý học do Vũ Dũng (chủ biên, 2012) đã đưa ra quan niệm sâu

hơn về “động cơ” gồm: “1. Cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng của nó. 2. Đối tượng (vật chất hay tinh thần) thúc đẩy và xác định sự lựa chọn xu hướng của hành động mà vì nó hành động được thực hiện. 3. Nguyên nhân, cơ sở của sự lựa chọn các hành động và hành vi” [27, tr.122]. Với quan niệm này, có thể hiểu ngắn gọn ở chỗ động cơ là cái thúc đẩy hành vi của chủ thể hướng tới thỏa mãn nhu cầu bản thân.

Từ nội dung trên, chúng tôi cho rằng: Động cơ là những đối tượng (hay nhân tố) thúc đẩy chủ thể thực hiện hành động, hành vi có hướng đích. Từ đó, động cơ sáng tạo là những đối tượng (hay nhân tố) thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo.

Động cơ sáng tạo có thể được phân biệt ở “động cơ trong” của sáng tạo và “động cơ ngoài” của sáng tạo. Trước hết, nhà nghiên cứu nổi tiếng về sáng tạo, bà Amabile cho rằng: “Động cơ trong được xác định là động cơ liên quan đến hoạt động trước hết cho chính sự tồn tại của hoạt động,… động cơ trong được tạo ra bởi sự tập trung vào những thách thức và sự thích thú của chính công việc. Ngược lại, động cơ ngoài được xác định như sự cam kết với hoạt động trước hết là để đạt được mục tiêu bên ngoài đối với công việc, như phần thưởng, thắng thế trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 86 - 95)