Các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 95 - 161)

Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO

3.2. Nâng cao năng lực sáng tạo của con người: những yếu tố làm cơ sở và các

3.2.2. Các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người

Dựa trên 3 yếu tố trên, việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người một cách toàn diện được xây dựng bao gồm một số nhóm phương pháp. Mỗi phương pháp hay nhóm phương pháp đều vừa có tính độc lập (có thể sử dụng riêng lẻ mà vẫn nâng cao được năng lực sáng tạo ở mức độ ít nhiều nhất định) vừa có tính cách bổ sung cho nhau do vậy có tác dụng “hợp lực”. Có các nhóm phương pháp sau:

* Nhóm phương pháp chung dựa trên yếu tố thứ nhất (sự hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề):

(1): Xã hội, tập thể xây dựng hệ thống tài liệu, thông tin (liên quan đến lĩnh vực sáng tạo tương ứng) tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả.

Trong quá trình hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề, những tài liệu, thông tin liên quan đến vấn đề đóng vai trò khá quan trọng. Nếu không có những tài liệu cung cấp tri thức, thông tin về đối tượng của vấn đề thì khó mà hình thành được lời giải. Do vậy, xã hội cần xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi để cho các cá nhân sử dụng với mục đích sáng tạo. Nhà nước cần đầu tư xây dựng những trung tâm thư viện lớn và tiến hành dịch thuật để chuyển các tác phẩm khoa học, triết học sang tiếng Việt. Ngoài ra, cần chuyển những bài báo uy tín khoa học trên diễn đàn thế giới sang tiếng Việt tạo điều kiện cho tất cả các nhà nghiên cứu tham khảo.

(2): Hệ thống vấn đề (liên quan đến lĩnh vực hoạt động) được xây dựng và việc giải quyết vấn đề trở thành thói quen trong học tập, lao động của các cá nhân trong tập thể (cơ quan, doanh nghiệp, trường học…).

Trong hoạt động sáng tạo, vấn đề là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu, nếu không có vấn đề thì hoạt động sáng tạo không thể diễn ra. Hệ thống vấn đề và việc giải quyết vấn đề cấu thành cơ chế hoạt động, thói quen của tập thể có tác dụng rất lớn thúc đẩy hoạt động sáng tạo của các cá nhân trong tập thể.

Hệ thống vấn đề trong một lĩnh vực hoạt động bao gồm hệ vấn đề có liên hệ chặt chẽ, bổ sung, bổ trợ nhau nhằm làm rõ, sâu sắc nội dung trong một lĩnh vực hoạt động nhất định.

Để giải quyết vấn đề trở thành thói quen của mỗi cá nhân trong tập thể thì cần hình thành quy định bắt buộc mỗi cá nhân phải xây dựng, giải quyết một hoặc một số vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của tập thể phù hợp với trình độ của mỗi cá nhân đó theo từng tuần hoặc tháng. Việc đề xuất và giải quyết vấn đề cần trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cá nhân trong tập thể và có cơ chế thưởng phạt rõ ràng đối với việc thực hiện cơ chế này. Có như vậy, thì hoạt động giải quyết vấn đề mới trở thành thói quen và sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc nâng cao năng lực sáng tạo của các cá nhân trong tập thể. Vì khi đó hoạt động sáng tạo đã trở thành “cuộc sống hàng ngày” của các cá nhân.

(3): Đối với mỗi loại hình sáng tạo, cần tiến hành nghiên cứu, phân tích các sản phẩm sáng tạo ở mức cao đến mức kiệt xuất, từ đó rút ra những bài học về phương pháp sáng tạo, kinh nghiệm sáng tạo.

Để có được sản phẩm sáng tạo ở mức cao đến mức kiệt xuất thì một trong những nhân tố góp phần hình thành năng lực sáng tạo ở mức cao trong mỗi lĩnh vực sáng tạo nhất định là sự nghiên cứu, phân tích đặc điểm, cấu trúc của sản phẩm sáng tạo dưới góc độ của tư duy sáng tạo; nghiên cứu hoàn cảnh, quá trình hình thành sản phẩm sáng tạo ở mức cao đó. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nghệ thuật cụ thể trong văn học, cần tiến hành phân tích các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, lý giải tại sao những tác phẩm đó đạt trình độ nghệ thuật cao. Hoặc, đối với các sáng chế các cơ quan chức năng (như Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) cho phép đông đảo nhân dân dễ dàng tiếp cận được thông tin về các sáng chế đã được đăng ký bản quyền để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tổng kết các sáng chế.

(4): Hình thành và nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân bằng: tiếp thu tri thức, thông tin theo quan điểm phát triển; tiếp thu lý thuyết và phương pháp sáng tạo phù hợp với trình độ; rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo; trải nghiệm tư duy giải quyết các vấn đề, vấn đề sáng tạo từ thấp lên cao.

Hình thành và nâng cao năng lực tư duy sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người. Để hình thành, phát triển năng lực tư duy sáng tạo cần phải:

- Thứ nhất, tiếp thu tri thức, kỹ năng, công nghệ thuộc một lĩnh vực sáng tạo

theo quan điểm phát triển. Nghĩa là những tri thức, kỹ năng, công nghệ cấu thành nội dung của môn học thì không chỉ nhận biết nội dung của nó, mà còn phải luôn

có tâm thế xem xét, phát hiện những hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục của nó, để hoàn thiện, phát triển nó. Bởi từ giác độ biện chứng về sự phát triển có thể thấy, bất kỳ tri thức lý luận, khoa học nào cũng đều hàm chứa sự sai lầm, chưa đầy đủ. Và bất kỳ phương pháp, sản phẩm công nghệ nào cũng chưa phải là phương pháp, sản phẩm tối ưu, hoàn thiện nhất. Nghĩa là, vẫn còn “khoảng trống” cho những tri thức, kỹ năng, công nghệ đúng đắn hơn, hoàn thiện và tối ưu hơn. Nguyên tắc này, một mặt cung cấp cho cá nhân sáng tạo nền tảng tri thức, kỹ năng cho hoạt động sáng tạo sản phẩm đồng thời tạo ra hướng tiếp cận đúng đắn cho hoạt động đó.

- Thứ hai, tiếp thu lý thuyết và phương pháp sáng tạo phù hợp với trình độ.

Có thể nói để nâng cao năng lực tư duy sáng tạo thì việc hiểu bản chất của sáng tạo nhất là vận dụng thuần thục các phương pháp sáng tạo đều có tác dụng nâng cao năng lực sáng tạo của chủ thể. Vì đó là những định hướng đúng đắn đảm bảo hoạt động sáng tạo của chủ thể hướng tới đích nhanh hơn, hiệu quả hơn.

- Thứ ba, rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo. Trong tư duy sáng tạo thì

đặc trưng và sức mạnh của tư duy là bộ máy của tư duy. Nâng cao năng lực của bộ máy tư duy chính là nâng cao kỹ năng của tư duy sáng tạo. Những thao tác, quá trình tư duy quan trọng, phổ biến trong hoạt động sáng tạo là tưởng tượng, trực giác, trừu tượng, liên tưởng, sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc kết nối, biến đổi thông tin, suy luận, khái quát, tổng hợp. Tương ứng với mỗi trình độ, loại hình sáng tạo mà cần từng bước rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo nhất định.

- Thứ tư, trải nghiệm tư duy giải quyết vấn đề sáng tạo từ thấp lên cao. Trình độ của tư duy sẽ ngày càng tăng lên khi tư duy trải nghiệm giải quyết vấn đề nhiều. Nói cách khác, năng lực của tư duy sáng tạo sẽ hình thành và nâng cao khi tư duy trải nghiệm giải quyết nhiều vấn đề sáng tạo từ thấp lên cao. Khi trải nghiệm tư duy, các thao tác, kỹ năng của tư duy được rèn luyện, kỹ năng hay phương pháp giải quyết vấn đề ngày càng được thuần thục và hiệu quả hơn.

* Nhóm phương pháp chung dựa trên yếu tố thứ hai (động cơ thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo)

(5): Ở xã hội, tập thể (cơ quan, doanh nghiệp…): cần có không khí tự do, dân chủ trong hoạt động sáng tạo; sự đề cao, tán dương, khen thưởng đối với sản phẩm sáng tạo và cá nhân, tổ chức có sản phẩm sáng tạo ở mức cao.

Thực hiện được điểm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tạo động cơ thúc đẩy sự sáng tạo ở các cá nhân trong xã hội, tập thể. Trước hết, không khí tự do, dân chủ là điều kiện thuận lợi để hoạt động sáng tạo diễn ra. “Tự do” ở đây được hiểu theo nghĩa tự do tư tưởng, tự do nghiên cứu khoa học, tự do sáng tạo nói chung mà không bị sự cấm đoán, trừng phạt, kiểm soát của xã hội. Nhiều công trình về sáng tạo đều chỉ rõ sự cấm đoán, kiểm soát ở bên ngoài đều hạn chế năng lực sáng tạo của các cá nhân. Chẳng hạn, trong cuốn Giáo trình tâm lý học sáng tạo Phạm Thành Nghị đã dẫn lại quan điểm của Carl Roger rằng: “Tự do, không bị kiểm soát từ bên ngoài có ý nghĩa để con người đạt được trạng thái thăng hoa, thấu tỏ được bản chất sự việc. Hình thức cao nhất của sáng tạo được phát hiện trong điều kiện thiếu vắng sự kiểm soát” [74, tr.246]. “Dân chủ” trong lĩnh vực sáng tạo ở đây được hiểu theo nghĩa: trong tập thể, mỗi nhân viên đều có quyền đề xuất ý tưởng đổi mới phát triển tập thể, ban lãnh đạo tiếp nhận và phản hồi trong việc đánh giá ý tưởng (hoàn thiện hay bác bỏ có cơ sở). Nhân viên có quyền phản biện lại đối với phán quyết của Ban lãnh đạo và có quyền phản hồi lại việc phân chia lợi ích thu được từ các công trình sáng tạo.

Để có được động lực thúc đẩy sự sáng tạo của các cá nhân, thì xã hội, tập thể cần phải đề cao, tán dương, khen thưởng các sản phẩm sáng tạo, cá nhân hay tổ chức có sản phẩm sáng tạo (ở mức cao trở lên). Thực hiện điều này sẽ khiến cho “phẩm chất sáng tạo” của con người trở thành giá trị xã hội ở mức cao. Điều này giống như là việc đề cao, khen ngợi đối với những hành vi thiện trong đời sống đạo đức xã hội. Khi “phẩm chất sáng tạo” trở thành chuẩn mực cao của giá trị xã hội thì trong xã hội sẽ xuất hiện những cá nhân lấy sáng tạo làm niềm đam mê (sự chuyển động cơ sáng tạo ngoài thành động cơ sáng tạo trong).

(6): Mỗi cá nhân nhận ra được ý nghĩa, giá trị của sáng tạo; phát hiện khai thác sự ưu trội (thế mạnh) của bản thân trong một loại hình sáng tạo nhất định; lựa chọn nghề nghiệp theo sở trường, đam mê của mình.

Động cơ sáng tạo có thể được hình thành từ sự ảnh hưởng của môi trường xã hội và từ chính bản thân mỗi cá nhân nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều phải thông qua “cái tôi” của mỗi chủ thể. Việc hình thành động cơ sáng tạo có thể bằng các cách như:

Thứ nhất, mỗi cá nhân nhận ra được ý nghĩa, giá trị của sáng tạo. Sự thúc đẩy

nghĩa của sáng tạo đem lại. Do vậy, khi chủ thể hiểu được những tác dụng mà hoạt động sáng tạo đem lại thì sẽ có hứng thú, niềm vui và động lực để tiến hành giải quyết vấn đề.

Thứ hai, phát hiện, khai thác sự ưu trội (thế mạnh) của bản thân trong một loại hình sáng tạo nhất định. Khi mỗi cá nhân nhận ra và sử dụng những ưu thế nổi trội của bản thân so với số đông người khác trong một lĩnh vực sáng tạo nhất định thì sẽ có được niềm vui thậm chí đam mê trong lĩnh vực sáng tạo đó. Vì khi chủ thể đạt được thành công trong lĩnh vực sáng tạo nhất định thì sẽ có niềm vui, thích thú và từ đó có niềm say mê trong lĩnh vực sáng tạo ấy.

Thứ ba, lựa chọn nghề nghiệp theo sở trường, đam mê của mình. Mỗi cá nhân

khi đến tuổi trưởng thành đều phải lựa chọn một nghề nghiệp để mưu sinh. Do vậy, trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày cá nhân đó bận bịu công việc của mình. Nếu như nghề nghiệp mà cá nhân lựa chọn phù hợp với sở trường, đam mê của mình thì cá nhân đó sẽ phát huy hết khả năng của bản thân trong việc giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực mình theo đuổi, hay nói cách khác, năng lực sáng tạo của bản thân sẽ được phát huy. Cá nhân sẽ có động lực cao trong hoạt động sáng tạo thuộc lĩnh vực đó. Ngược lại, nếu cá nhân nhất định lựa chọn nghề nghiệp mà bản thân không thích, không phải là sở trường thì năng lực sáng tạo của cá nhân đó không được phát huy hoặc nếu được phát huy thì chỉ phát huy những điểm yếu của bản thân, do vậy đạt hiệu quả không cao. Khi đó, cá nhân thiếu động lực sáng tạo trong công việc.

* Nhóm phương pháp chung dựa trên yếu tố thứ ba (yếu tố vật chất và điều kiện vật chất của hoạt động sáng tạo)

(7): Xã hội, tập thể tạo điều kiện về công cụ, phương tiện vật chất, tài chính, thời gian cho hoạt động sáng tạo của cá nhân (và tổ chức).

Nhiều ý tưởng sáng tạo mãi mãi chỉ dừng lại trong đầu óc chứ không thể chuyển thành sản phẩm sáng tạo do thiếu những công cụ, phương tiện vật chất cần thiết để tạo lập sản phẩm hoàn chỉnh. Khi xã hội, tập thể tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức sử dụng, khai thác các máy móc, thiết bị, công cụ cần thiết để sáng tạo thì điều đó sẽ có tác dụng làm cho năng lực sáng tạo của con người được bộc lộ, trải nghiệm. Ngoài ra, tập thể tạo điều kiện tài chính (cung cấp vốn hoặc cho vay) và thời gian (có lượng thời gian cần thiết để cá nhân tập trung cho sáng tạo) cho những những ý tưởng có tính khả thi cũng là một trong những yếu tố

thuận lợi để chủ thể sáng tạo đi đến kết quả cuối cùng. Đối với hoạt động nhận thức lý luận, triết học tuy chủ thể không nhất thiết sử dụng công cụ, máy móc đặc thù mà cần đến điều kiện tài chính (chi phí về tài liệu, in ấn, điều tra xã hội…), thời gian cần thiết để tiến hành.

(8): Bồi dưỡng não bộ, nâng cao năng lực của các giác quan cần thiết, tăng cường sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.

Năng lực sáng tạo của con người có mối quan hệ mật thiết với tính hiệu quả của hoạt động thần kinh trong quá trình tư duy hình thành ý tưởng, lời giải; có mối quan hệ mật thiết với năng lực của các giác quan nhất là trong các loại hình sáng tạo cần có sự tinh tế, nhạy cảm của giác quan (như trong nghệ thuật); có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung vì sức khỏe thể chất và tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của sáng tạo. Nếu cơ thể yếu đuối thì sức mạnh tinh thần không được phát huy (chẳng hạn chủ thể bị ốm thì năng lực của tư duy của cá nhân sẽ không phát huy hết), nếu thể trạng tinh thần bạc nhược, suy sụp (chẳng hạn đang đau buồn) thì chủ thể không có tâm trí hoặc không dốc được hết sức lực cho hoạt động sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều công trình nghiên cứu về não bộ đã cho những lời khuyên về bồi dưỡng, chăm sóc não bộ, thể lực hoặc nhấn mạnh đến việc sử dụng một số thực phẩm tăng cường năng lực sáng tạo cho bộ não như cà phê, trà xanh…

* Phương pháp chung dựa trên cả 3 yếu tố

(9): Hệ thống giáo dục - đào tạo các cấp từ thấp lên cao: hình thành môi trường thúc đẩy sáng tạo; từng bước hình thành, phát triển tư duy sáng tạo cho người học.

Giáo dục - đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của các cá nhân trong xã hội. Chất lượng của nguồn lao động xã hội phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của hệ thống giáo dục - đào tạo. Đây là nguyên tắc có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực sáng tạo của các cá nhân trong xã hội. Do vậy, cần phải xây dựng môi trường giáo dục thúc đẩy sáng tạo và từng bước hình thành, phát triển tư duy sáng tạo người học từ thấp lên cao phù hợp với tính đặc thù của mỗi cấp học (bắt đầu từ các lớp mầm non đến đào tạo tiến sỹ), mỗi môn học.

Xây dựng môi trường giáo dục thúc đẩy sáng tạo bao gồm việc động viên, ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay (Trang 95 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)