8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Các lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường
2.2.2. Đánh giá của người dân về môi trường
Theo khảo sát thực tế, các cơ sở sản xuất thuộc KCN Thượng Đình có diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối hẹp, lại nằm sát khu dân cư nên tình trạng khiếu kiện về ô nhiễm khí thải KCN có phần bức xúc và người dân dễ nhận biết hơn so với vấn đề nước thải và chất thải rắn. Vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu ở nước ta nói chung và tại KCN Thượng Đình nói riêng là do hoạt động sản xuất của các nhà máy chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng lĩnh vực sản xuất và loại hình
công nghệ. Các thành phần gây ô nhiễm chủ yếu như bụi, CO2, SO2, NO2,
NH3, hơi axit, hơi dung môi,... nhưng rất khó xác định tất cả các loại khí gây
ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là dạng ô nhiễm dễ nhận biết bằng các giác quan mà không cần phải tiến hành phân tích, nghiên cứu như ô nhiễm nước và đất. Do đó, có 87/100 người dân được hỏi đánh giá môi trường sống bị ô nhiễm và 100% đồng ý rằng, họ đang sống trong môi trường không khí ô nhiễm bởi khói, bụi của các doanh nghiệp (Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Ô nhiễm môi trường theo đánh giá của người dân
(Đơn vị: %)
STT Loại ô nhiễm môi trường Đánh giá của người dân
1 Đất 3
2 Nước 16
3 Không khí 87
(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)
Không chỉ người dân sống trong khu vực, mọi người khi đi trên đường Nguyễn Trãi, đoạn qua công ty Thuốc lá Thăng Long đều có thể ngửi thấy mùi thuốc và càng khó chịu hơn vào những ngày thời tiết có mây mù, ẩm ướt. Nếu không có các biện pháp xử lý ô nhiễm không khí từ phía doanh nghiệp, cộng đồng dân cư sống tại đây đang phải hút thuốc lá thụ động hàng ngày. Trong khi khu vực này có một số trường đại học, đông sinh viên như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội).
Qua phân tích những tác động của rác thải công nghệ đến môi trường KCN và vùng lân cận qua các năm cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang sử dụng công nghệ gây ô nhiễm. Đáng kể hơn, các chất độc hại gây ô nhiễm không những tác động xấu đến môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, trực tiếp nhất chính là người lao động và cộng đồng dân ngư sống xung quanh. Phần lớn người lao động và người dân được hỏi đều cho rằng tác động nhiều nhất, trực tiếp nhất của ô nhiễm môi trường KCN là tình trạng sức khỏe. Không chỉ có duy nhất vấn đề sức khỏe, cũng dễ hiểu khi người lao động và người dân mắc một số triệu chứng bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường sẽ kéo theo sự ảnh hưởng đến tâm lý và tài chính.