Phát huy vai trò của người dân trong bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 92 - 110)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Phát huy vai trò của người dân trong bảo vệ môi trường

Môi trường là tài sản chung của mọi người và mang tính công hữu rõ rệt. Môi trường tốt mọi người có quyền được hưởng, môi trường xấu đi thì mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Phát huy vai trò của người dân trong việc BVMT là nói đến toàn dân tham gia BVMT vì lợi ích chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư cùng sống trong một khu vực là những nhóm người có những đặc điểm về thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, kể cả những tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra cùng sống trong bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội. Đây là cơ sở để tập hợp người dân cùng giải quyết một vấn đề chung.

Những cơ sở pháp lý trong việc huy động người dân tham gia công tác BVMT như Luật Bảo vệ môi trường (2005) đã khẳng định: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường (giai đoạn 2001 - 2010) đã nêu những luận điểm quan trọng là: Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa bảo vệ môi trường bằng luật pháp, bằng các văn bản pháp lý để huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường các cấp. Nghị quyết số 41 NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước cũng nêu rõ: Cần phải tạo cơ sở pháp lý và thiết chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia BVMT.

Liên hệ với công tác BVMT nước ta, vốn xã hội có những đóng góp thiết thực, điển hình trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Trong một số hội thảo, vai trò của vốn xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích. Đây cũng là lý do để Ban quản lý dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (Ninh Bình) tổ chức

các hoạt động nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng địa phương trong

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ban quản lý dự án cũng xác định rõ, nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng đệm thì công tác bảo vệ các giá trị của khu Di sản thiên nhiên thế giới này sẽ không thể đạt được kết quả tốt. Hiểu được tầm quan trọng đặc biệt này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, trong đó Ban quản lý có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương của vùng đệm để nâng cao đời sống của người dân và lôi cuốn họ tham gia vào công tác bảo vệ rừng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề ra chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong việc BVMT. Từ năm 2008, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại 31 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tiến hành xây dựng một số mô hình điểm về BVMT. Qua 5 năm triển khai các mô hình điểm khu dân cư BVMT, người dân đã ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tham gia phát quang đường làng và ngõ hẻm, sử dụng nguồn nước sạch. Ông Phùng Khánh Tài, Chánh văn phòng Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ nhiệm chương trình cho biết, dựa trên những kết quả đạt được, bắt đầu từ năm 2014, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đưa việc triển khai, thực hiện các mô hình khu dân cư BVMT thành một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia vào công tác BVMT [14; 38].

Tại nhiều địa phương, Hương ước, Quy ước không những góp phần vào việc phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ đắc lực trong việc vận động, duy trì vệ sinh môi trường, phát triển sản xuất, giải quyết các tranh chấp thường ngày trong nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Các tổ tự quản xử lý ô nhiễm môi trường được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của cộng đồng, không những góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho một

số người dân địa phương. Các phong trào tình nguyện thường thu hút nhiều người dân tham gia, được mọi người tích cực hưởng ứng, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc hàng ngày, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Riêng mô hình “Khu dân cư thực hiện hài hòa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường” luôn được nhân dân đón nhận vừa mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt và BVMT của cộng đồng.

Hiện nay tại nhiều địa phương, người dân đang tỏ ra quan ngại sâu sắc về ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất công nghiệp và xử lý chất thải rắn đô thị đem lại. Tại một số địa điểm như bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn (Hà Nội), bãi chôn lấp chất thải rắn Tràng Cát (Hải Phòng) và một số nơi khác, người dân địa phương đã từng đổ ra đường ngăn chặn các xe chở rác của các công ty môi trường đô thị. Một ví dụ khác, người dân đã bao vây và tố cáo công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái với các cơ quan chức năng về việc chôn giấu thuốc trừ sâu. Theo công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu môi trường của UBND tỉnh Thanh Hóa, có những mẫu phân tích vượt tiêu chuẩn cho

phép hơn 9.000 lần (Theo dantri.com.vn, ngày 20/9/2013). Hay tại Thái

Nguyên, công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo đã xả bụi quặng sắt chưa xử lý ra môi trường (11/2013), dẫn đến một số hành động biểu tình có tổ chức của người dân sống gần dự án như treo băng rôn, ngăn cản công nhân vào trong khu vực khai thác. Tuy dự án chính thức đi vào khai thác chưa lâu, song người dân có thể nhìn thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong khu vực khai thác khoáng sản cũng như dự báo được vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.

Có thể nói, chính nguồn vốn xã hội cao trong cộng đồng đã giúp cho người dân có tiếng nói trọng lượng hơn đến các cơ quan chức năng và họ cũng tự tin hơn trong việc chống lại các hành vi gây ô nhiễm môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế tình trạng XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Những hành động trên cho thấy những gợi suy đối với vấn đề đảm bảo chất lượng môi trường sống của người dân sống gần KCN Thượng Đình.

Một số biện pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng:

- Công khai hóa việc áp dụng các quy định về pháp luật và môi trường, tạo điều kiện cho mọi người nắm được các quy định của nhà nước để thực hiện; đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư công khai hóa các thông tin, tiêu chí, lĩnh vực hoạt động trước khi tiến hành quy hoạch và xây dựng một KCN mới tại địa phương, cũng như các biện pháp giải quyết XĐMT (nếu có) thông qua các buổi họp lấy ý kiến và trao đổi về nội dung của dự án. Tuy nhiên, không chỉ đối với KCN Thượng Đình, việc công khai hóa thông tin dự án trước khi quy hoạch và xây dựng một KCN mới còn rất hạn chế tại nhiều địa phương, những thông tin này có thể bị che dấu hoặc được các chủ đầu tư công khai, nhưng công khai không đầy đủ;

- Thúc đẩy việc đối thoại trong cộng đồng dân cư sống trong khu vực công nghiệp, như các hộ dân sống tại khu tập thể Thuốc lá Thăng Long và khu tập thể Cao su Sao Vàng; người dân thuộc phường Thượng Đình, Khương Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Trung nhằm tăng cường trao đổi đầy đủ thông tin và thống nhất các phương án thực hiện trước các vấn đề môi trường. Trên cơ sở đó, cộng đồng dân cư tại các địa phương nên thành lập các nhóm hành động nhân dân để đại diện, tập hợp các ý kiến của người dân trong việc BVMT;

- Một trong những biện pháp quan trọng và thiết thực trong việc giải quyết XĐMT là xây dựng cơ chế đối thoại giữa các doanh nghiệp trong KCN với cộng đồng dân cư địa phương, nhằm tìm ra hướng giải quyết có thể chấp nhận được cho các nhóm xã hội. Tuy nhiên, đây là điều mà các doanh nghiệp đã không thực hiện trong suốt một thời gian dài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3, tác giả xin đề xuất một số giải pháp thực hiện SXSH trong công nghiệp, là hành động cụ thể trong việc xây dựng một chính sách công nghệ thân môi trường tại KCN Thượng Đình; trong đó có 2 nhóm giải pháp chính được tập trung phân tích: đối với các doanh nghiệp và KCN; đối với cộng đồng dân cư tại địa phương.

Trước hết, các doanh nghiệp trong KCN cần quán triệt chiến lược SXSH và chiến lược BVMT trong hoạt động sản xuất. Thực tế cho thấy, thực hiện SXSH trong đó sử dụng, công nghệ thân môi trường không những đáp ứng nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường nói chung mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp như giảm chi phí sản xuất do tái sử dụng được phế thải, tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất, môi trường làm việc được cải thiện. Đồng thời, để khắc phục những hạn chế về thông tin, tài chính và nhân lực công nghệ, các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước về lĩnh vực SXSH và các nước công nghiệp phát triển trong đổi mới và CGCN. Nó giúp các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn được công nghệ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và BVMT địa phương, nhất là những doanh nghiệp có các mặt hàng xuất khẩu. Với yêu cầu hiện nay, việc chuyển đổi từ KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái đúng nghĩa là một cách giải quyết mang tính môi trường bền vững đối với Việt Nam.

Các khu, cụm công nghiệp càng phát triển thì tình hình ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực công nghiệp trong cả nước cũng phát triển nghiêm trọng theo, kéo theo vấn đề XĐMT. Tại nhiều địa phương, người dân đang tỏ ra quan ngại sâu sắc về ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất công nghiệp, như vụ việc người dân đã bao vây và tố cáo công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái với các cơ quan chức năng về việc chôn giấu thuốc trừ sâu. Hay tại Thái Nguyên, công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo đã xả bụi quặng sắt chưa xử lý ra môi trường, dẫn đến một số hành động biểu tình của người dân sống gần dự án. Có thể nói, chính nguồn vốn xã hội cao trong cộng đồng đã giúp cho người dân có tiếng nói trọng lượng hơn đến các cơ quan chức năng và họ cũng tự tin hơn trong việc chống lại các hành vi gây ô nhiễm môi trường, góp phần hạn chế tình trạng XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Khi môi trường trở thành vấn đề chung của quốc gia, vốn xã hội chính là một nguồn lực hỗ trợ cộng đồng trong công tác BVMT.

Một số biện pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Thứ nhất là, công khai hóa các thông tin, tiêu chí, lĩnh vực hoạt động trước khi tiến hành quy hoạch và xây dựng một KCN mới tại địa phương, cũng như các biện pháp giải quyết XĐMT thông qua các buổi họp lấy ý kiến và trao đổi về nội dung của dự án; Thứ hai, thúc đẩy việc đối thoại trong cộng đồng dân cư sống trong khu vực công nghiệp nhằm tăng cường trao đổi đầy đủ thông tin và thống nhất các phương án thực hiện trước các vấn đề môi trường; Và thứ ba, đây là môt trong những biện pháp quan trọng và thiết thực trong việc giải quyết XĐMT là xây dựng cơ chế đối thoại giữa các doanh nghiệp trong KCN Thượng Đình với cộng đồng dân cư địa phương, nhằm tìm ra hướng giải quyết có thể chấp nhận được cho các nhóm xã hội.

KẾT LUẬN

Quá trình CNH, HĐH ở nước ta, trong đó có thủ đô Hà Nội diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Từ lâu, công nghệ là một trong những công cụ quan trọng trong sự thành công của quá trình này bởi nó quyết định khả năng cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp luôn gắn liền với sử dụng công nghệ và tác động hai mặt của công nghệ cũng đã thể hiện rõ rệt trong vấn đề XĐMT. Điển hình trong vấn đề này là mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của KCN Thượng Đình (gồm nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy xà phòng Hà Nội, nhà máy cơ khí Hà Nội và công ty giầy Thượng Đình) với môi trường sống của người dân sống xung quanh và cả những người lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thành viên.

Nhận diện XĐMT là vấn đề không đơn giản, vì trong một số trường hợp, người dân có thái độ thờ ơ trong việc hợp tác với các cơ quan chức năng nhưng chúng ta cần phải nhận diện vấn đề này, bởi nó sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp triệt để trong lĩnh vực quản lý KH&CN và BVMT tại các địa phương, nhất là đối với các doanh nghiệp. Nhận diện XĐMT tại một khu vực cụ thể là cơ sở thực tiễn cho thấy những hạn chế của công nghệ sản xuất đang được các doanh nghiệp sử dụng, tạo ra một sức ép từ phía cộng đồng trong việc đổi mới công nghệ sang hướng sử dụng công nghệ thân môi trường và xây dựng một chính sách công nghệ triệt để nhằm phát triển hài hòa giữa hoạt động sản xuất công nghiệp với phát triển bền vũng. Đồng thời, nhận diện XĐMT còn chỉ ra cho các nhà quản lý thấy được những

“lỗ hổng” trong các văn bản pháp quy về quản lý khoa học, công nghệ và môi trường, từ đó có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với người dân sống gần KCN là phương pháp chính giúp nhận diện vấn đề XĐMT tại đây. Với đối tượng phỏng vấn của đề tài, tác giả đã loại trừ những khu vực đã được nghiên cứu và tập trung phỏng vấn tại phường Thanh Xuân

Trung, gồm một số khu tập thể của các doanh nghiệp như khu tập thể Thuốc lá Thăng Long và Cao su Sao Vàng. Là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng, 100 người dân sống xung quanh KCN và người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp đã được phỏng vấn. Trong đó, 80% người được hỏi có số năm cư trú trên 30 năm, 16% người được hỏi có số năm cư trú từ 10 đến 20 năm và chỉ có 4% người được hỏi có số năm cư trú dưới 10 năm. Việc xác định số năm cư trú giúp tác giả đánh giá khách quan hơn những tác động của các vấn đề môi trường đến cuộc sống người dân. Xoay quanh những câu hỏi liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như tác động của nó đến cuộc sống, đa số người dân đều đồng ý rằng môi trường sống của họ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và đây là nguyên nhân chính của một số triệu chứng bệnh về thần kinh, hô hấp, mắt, da. Nhận diện XĐMT được coi là cơ sở thực tiễn đối với những tác động từ công nghệ sản xuất; từ đó, các doanh nghiệp bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 92 - 110)