Tăng cường hợp tác về sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Tích cực đầu tư sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp

3.1.2. Tăng cường hợp tác về sản xuất sạch hơn

Để khắc phục những hạn chế về thông tin, tài chính và nhân lực công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong KCN Thượng Đình cần chủ động tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước về lĩnh vực SXSH và các nước công nghiệp phát triển trong đổi mới và CGCN. Nó giúp các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn được công nghệ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và BVMT địa phương, nhất là với những doanh nghiệp có các mặt hàng xuất khẩu như Công ty Giầy Thượng Đình và công ty Thuốc lá Thăng Long. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường KCN hiện nay, công nghệ sản xuất ít chất thải và thân thiện môi trường luôn là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp.

SXSH không chỉ mang lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm phát thải, giảm lượng nước tiêu thụ mà còn giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín. Các giải pháp

SXSH được thực hiện tại Công ty cổ phần Giày Vĩnh Phú (Phú Thọ) là một ví dụ điển hình trong ngành công nghiệp sản xuất da giày tại Việt Nam. Vấn đề môi trường lớn nhất của công ty trước khi áp dụng SXSH là 20 tấn khí dung môi có tính độc hại phát sinh từ việc sử dụng dung môi toluen trong công đoạn dán keo giày, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của công nhân vận hành. Ngoài ra, công ty thải ra một lượng chất thải rắn gồm các mẩu da, vải vụn trên 100 tấn/năm. Để giải quyết các vấn đề trên, công ty đã tiếp cận Chương trình Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của Bộ Công thương từ năm 2007.

Sau khi tiến hành đánh giá SXSH, xác định các giải pháp cải tiến, công ty đã chủ động thực hiện các giải pháp đầu tư lớn nhằm giải quyết triệt để các vấn đề môi trường như đầu tư 909 triệu đồng cho việc lắp mới hệ thống hút không khí, cải tạo mở rộng kho chứa rác thải rắn và kho hóa chất. Hiệu quả đem lại từ các giải pháp này là từ năm 2008 và 2009, công ty lần lượt tiết kiệm được 186 triệu và 980 triệu. Riêng năm 2010, công ty thu đã được lợi

ích tài chính là 4,36 tỷ đồng. (Theo Bộ Công thương, 2011)

Những lợi ích do sản xuất sạch hơn đem lại cho công ty năm 2010 Lợi ích kỹ thuật Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trường

Giảm 1,7% suất tiêu thụ da, giả da

Tiết kiệm 390 triệu đồng

- Giảm 5 đến 10 tấn rác thải rắn/năm;

- Cải thiện chất lượng môi trường làm việc và môi trường xung quanh; - Năng suất lao động tăng 5% - 10%;

- Giảm rò rỉ hóa chất 1%, tương đương giảm 1,67 tấn hóa chất/năm;

Giảm 2,0% suất tiêu thụ vải các loại

Tiết kiệm 114 triệu đồng Giảm 2,3% suất tiêu thụ

keo, hóa chất

Tiết kiệm 245 triệu đồng Giảm 25,3% suất tiêu hao

điện Tiết kiệm 272 triệu đồng Giảm 8,4% lượng chất thải rắn/đơn vị sản phẩm 3Tiết kiệm 27 triệu đồng

Một số thiết bị thuộc công trình sản xuất sạch hơn của công ty

Máy mài có gắn thiết bị hút bụi Hệ thống hút không khí mới

Tăng cường hợp tác với nước ngoài, nhất là trong hoạt động CGCN cũng được một số doanh nghiệp tích cực đầu tư. Ví dụ, để khắc phục tác động của việc sử dụng công nghệ gây ô nhiễm từ than đá và củi tạp thay cho dầu, gas và một số loại khí hóa lỏng khác trong sản xuất đồ gốm, gạch nung, nước ta đã có một số doanh nghiệp đi đầu áp dụng công nghệ thân môi trường.

Điển hình như dự án “nồi hơi đốt trấu” được triển khai vào tháng 7/2007 của

công ty Dầu thực vật Cái Lân, chi nhánh Cần Thơ (Calofic Cần Thơ). Qua khảo sát quá trình vận hành nồi hơi có công suất 10 tấn hơi/giờ, khí thải từ

việc đốt trấu không chứa nhiều CO2, bụi lơ lửng… so với việc sử dụng nhiên

liệu hóa thạch; đồng thời, với hệ thống xử lý tro bụi, nước thải hiện đại thì khí và nước phát sinh hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Hệ thống nồi hơi mới mà hiện nay Calofic Cần Thơ đang vận hành là do công ty Trách nhiệm hữu hạn Siregrand (Trung Quốc) cung cấp, sử dụng công nghệ của Nhật Bản và được sản xuất tại Trung Quốc. Đây là dự án lớn tiên phong trong việc sử dụng trấu, góp phần giảm thiểu vấn nạn rác thải trấu tại

đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, dự án này cũng góp phần biến một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trở thành nguồn nguyên liệu và tiết kiệm được chi phí sản xuất, song nó chưa được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 85 - 88)