Mối quan hệ giữa các chủ thể trong vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 70 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong vấn đề môi trường

2.4.1. Sự phản ánh của người dân về tình trạng môi trường

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trong và ngoài khu vực sản xuất, có 76 người trong tổng số 100 người được hỏi (chiếm 76%) đã phản ánh tình hình môi trường địa phương với Ban lãnh đạo KCN, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn nhằm tìm kiếm những giải pháp và sự can thiệp để cải thiện chất lượng môi trường sống. Thái độ của cộng đồng dân cư sống tại đây là cơ sở thực tiễn cho các hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Người lao động tại các doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nơi làm việc, đồng thời họ có điều kiện trao đổi trực tiếp với Ban lãnh đạo. Do đó, hầu hết người lao động tại Công ty Cao su Sao Vàng và Công ty Thuốc là Thăng Long đã phản ánh tình trạng trên với Ban lãnh đạo của công ty mình. Đối với nhóm người không phản ánh hoặc chưa có điều kiện để phản ánh, cũng dễ hiểu khi 13% thuộc về bộ phận đánh giá môi trường của KCN không bị ô nhiễm (Bảng 2.15).

Bảng 2.15: Mức độ phản ảnh của người lao động và người dân (Đơn vị: Người) STT Địa bàn phản ánh Số người phản ánh Số người được hỏi

1 Người lao động tại công ty

Cao su Sao Vàng

31 35

2 Người lao động tại công ty

Thuốc lá Thăng Long

34 35

3 Người dân sống trên đường

Nguyễn Trãi và Nguyễn Tuân

11 30

Tổng 76 100

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2003)

Ý nghĩa lớn nhất của đề tài này và cũng là mong muốn của tác giả là đưa ra một cơ sở thực tiễn về thái độ của cộng đồng dân cư, kết quả của chính sách công nghệ mà Ban lãnh đạo KCN và các nhà quản lý doanh nghiệp đã và đang sử dụng. Hơn ai hết, các doanh nghiệp luôn hiểu được vai trò to lớn của người lao động và cộng đồng dân cư trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngừng hoạt động sản xuất là điều không thể và khi đó, các giải pháp đổi mới công nghệ thân môi trường là hành động vừa bảo vệ chính các doanh nghiệp vừa hài hòa được các lợi ích giữa các nhóm xã hội vì mục tiêu PTBV.

2.4.2. Vai trò của nhà quản lý trong việc giải quyết xung đột

Trước thực trạng môi trường bị ô nhiễm dẫn tới XĐMT giữa hai nhóm xã hội là các doanh nghiệp với cộng đồng dân cư và giữa các nhà quản lý với chính người lao động. Vậy, các nhà quản lý đã quan tâm đến việc giải quyết lợi ích môi trường giữa các nhóm như thế nào? Khi trao đổi với người dân về

việc “Ban lãnh đạo khu công nghiệp có tiếp xúc với người dân địa phương để

cùng trao đổi về vấn đề ô nhiễm và giải quyết xung đột môi trường không?”

thì hầu hết người lao động tại công ty Cao su Sao Vàng và công ty Thuốc lá Thăng Long đồng ý rằng họ đã thấy sự can thiệp của Ban lãnh đạo KCN trong

việc giải quyết XĐMT (65% số người được phỏng vấn), thông qua những cuộc trao đổi. Tuy nhiên, khi phỏng vấn câu hỏi tương tự với người dân sống gần KCN trên đường Nguyễn Trãi và Nguyễn Tuân, họ cho rằng chưa có cuộc tiếp xúc nào giữa người dân địa phương và nhà quản lý để cùng trao đổi về thực trạng trên cũng như tìm hướng giải quyết, nhất là ô nhiễm không khí do mùi thuốc lá.

Rõ ràng, hoạt động điều hòa lợi ích và giải quyết xung đột ở đây chỉ được thực hiện ở một bộ phận, đối với người lao động làm việc trực tiếp và tiếp xúc thường xuyên với các nhà quản lý của từng công ty. Còn bộ phận dân cư sống gần khu vực công nghiệp bị ô nhiễm thì hoạt động này chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức. Có người dân đã thẳng thắn trao đổi rằng, họ không nhìn thấy sự can thiệp và quản lý của các cơ quan chức năng cũng như cấp quản lý về môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, cũng giống như quan điểm của tác giả Nguyễn Nguyệt Phương khi nói về vấn đề XĐMT giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cư ở Hà Nội, các cán bộ quản lý địa phương đang gặp phải tình huống khó xử đối với cả hai bên xung đột: Đối với người dân, vẫn biết chất thải công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nhưng địa phương không có chuyên môn cũng như kinh phí để có thể xử lý chúng; đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn, không thể bắt dừng hoạt động được, mặt khác việc xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm cũng không thuộc quyền hạn của địa phương.

2.4.3. Các biện pháp xử lý của Cục bảo vệ môi trường

2.4.3.1. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Đối với các hành vi vi phạm nêu trên (Phần 2.2.1), Cục bảo vệ môi trường đề nghị Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội tiến hành xử phạt các vi phạm hành chính đối với công ty theo quy định tại Nghị định số

81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Các nội dung để xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường bao gồm:

Yêu cầu công ty khắc phục ngay các tình trạng nói trên; báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về Cục bảo vệ môi trường (Nay là Tổng cục Môi trường) và Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội. Nếu công ty không nghiêm chỉnh chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 49 của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, trong đó ngoài các biện pháp xử phạt, khắc phục ô nhiễm còn có thể tạm thời đình chỉ hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh chương trình giám sát định kỳ, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, kê khai và nộp phí BVMT đối với nước thải và xử lý các nguồn chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường theo quy định.

2.4.3.3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét cấm hoạt động xả nước thải vượt TCVN về môi trường cho phép theo quy định của pháp luật (theo khoản 10 và điểm c khoản 26 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP và điểm c

khoản 2 Điều 49 của Luật Bảo vệ môi trường). Công ty chỉ được phép đi vào

hoạt động trở lại sau khi có văn bản của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội xác nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để các nguồn chất thải đạt TCVN về môi trường cho phép và các vi phạm nêu trên theo quy định của luật Bảo vệ môi trường.

2.4.3.4. Công khai thông tin

Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai thông tin về tình hình thực hiện công tác BVMT của các công ty trên Báo Tài nguyên và Môi trường,

Tạp chí Bảo vệ môi trường và trang Web của Bộ: http://www.monre.gov.vn;

http://www.nea.gov.vn. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội công khai thông tin về các vi phạm theo quy định của pháp luật. UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thành phố Hà Nội xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Để xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trên, các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở đã phối hợp cùng thực hiện chức

năng: Cục Bảo vệ môi trường (đề nghị xử phạt), Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội (tiến hành xử phạt) và UBND thành phố Hà Nội (chỉ đạo quá trình xử phạt).

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được quy định cụ thể tại chương XIII, luật Bảo vệ môi trường năm 2005, gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các cấp; Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Ngoài ra, trách nhiệm của các cơ quan nêu trên còn được quy định trong các văn bản dưới luật của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 70 - 74)