8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Nhận diện xung đột lợi ích về môi trường
Theo con số thống kê, từ năm 1976 đến 1990, ở nước ta mới chỉ có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp nhưng đến năm 2004, số người mắc bệnh đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Tổng số tiền chi cho trợ
cấp bệnh nghề nghiệp từ năm 2000 đến 2004 là hơn 50 tỷ đồng (Theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009). Cũng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD trong khoảng 76 tỷ USD của GDP trong năm 2008. Theo đó, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại khoảng 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe
cộng đồng vì ô nhiễm môi trường (Theo Bộ Công thương, 2008: “Ô nhiễm
môi trường ở Việt Nam, tổn thất chiếm tới 5,5% GDP”).
2.3.1. Tỷ lệ người dân mắc các triệu chứng bệnh năm 2005
Mức độ ô nhiễm công nghiệp tại KCN Thượng Đình được ghi nhận là một trong những loại ô nhiễm chính, góp phần làm gia tăng các triệu chứng bệnh mãn tính tại Hà Nội. Trong đó, các bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da và các bệnh về mắt.
Theo kết quả nghiên cứu về tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người tại khu vực này, dân cư vùng ô nhiễm không khí cực đại (phường Thượng Đình và phường Khương Đình) có tỷ lệ người lớn mắc triệu chứng hô hấp cao gấp 6,4 - 9,1 lần, tỷ lệ trẻ em mắc triệu chứng hô hấp cao gấp 4,9 - 5,5, lần; tỷ lệ dân cư mắc rối loạn thông khí phổi cao nhất, gấp 17,7 - 30,8 (trong đó có đến 57,1 - 64,7% là rối loạn thông khí tắc nghẽn), tỷ lệ mắc các triệu chứng bệnh trong nhà như kích thích mắt, mũi, da, rối loạn thần kinh thực vật,… cao hơn 9 lần so với vùng đối chứng là xã Định Công, huyện
Thanh Trì, Hà Nội (Theo Chu Văn Thăng, 2005: “Nghiên cứu vùng ô nhiễm
không khí cực đại và tác động của nó tới sức khỏe, bệnh tật của dân cư trong vùng tiếp giáp KCN Thượng Đình, Hà Nội”).
2.3.2. Kết quả nghiên cứu đối chứng y tế năm 2009
Nhóm nghiên cứu đã khám 1.218 người thuộc khu vực phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) và 792 người nhóm đối chứng xã Phú Thị (huyện Gia Lâm), kết quả nghiên cứu như sau (Bảng 2.12):
Bảng 2.12: Kết quả nghiên cứu đối chứng y tế các bệnh hô hấp ở vùng gần KCN Thượng Đình
(Nguốn: “Dự án nâng cao chất lượng không khí tại các nước đang phát triển ở châu Á”, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2004.)
Kết quả nghiên cứu đối chứng y tế đã cho thấy các tổn thương đường hô hấp và viêm phế quản mãn tính ở vùng gần KCN Thượng Đình cao hơn rõ rệt so với vùng nông thôn (vùng đối chứng). Ngoài ra, các triệu chứng về mắt, mũi và da ở vùng ô nhiễm cũng cao hơn.
2.3.3. Kết quả điều tra người dân năm 2013
Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp 100 người lao động và người dân tại khu vực công nghiệp Thượng Đình, tình trạng mắc các triệu chứng bệnh do ô nhiễm môi trường vẫn chưa được cải thiện so với các kết quả điều tra năm 2005 và năm 2009. Khi được trao đổi với người dân sống tại G1, Tập thể Cao
su Sao Vàng: “Cô và những người thân trong gia đình đã bao giờ mắc các
triệu chứng bệnh do ô nhiễm môi trường khu công nghiệp chưa ạ?” và được cho biết, gia đình cô đã có 3 người mắc các bệnh như viêm họng và đau đầu. Và cô cũng cho biết thêm, mọi người trong gia đình đã đi khám, điều trị khi xuất hiện các triệu chứng bệnh nêu trên, tuy nhiên các bệnh chỉ khỏi tạm thời và một thời gian sau sẽ mắc lại.
Cũng với câu hỏi liên quan đến các triệu chứng bệnh do ô nhiễm môi trường, có 68% người được hỏi cho rằng chính họ và những người thân trong gia đình đã mắc một bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường KCN. Cũng giống như các kết quả điều tra của những năm trước, trong số những người có triệu chứng bệnh thì các bệnh liên quan đến hô hấp, thần kinh và viêm họng vẫn chiếm tỷ lệ cao (Bảng 2.13). Bảng 2.13: Một số triệu chứng bệnh vùng gần KCN Thượng Đình STT Các triệu chứng bệnh Số người 1 Hô hấp 28 2 Đau đầu 22 3 Viêm mũi 18 4 Viêm xoang 11 5 Viêm họng 27
(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)
Ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của người dân sống khu vực lân cận các nhà máy, từ đó gây ra tổn thất kinh tế cho khám chữa bệnh và các thiệt hại thu nhập do bị bệnh. Ví dụ như, theo Chương trình điều tra, đánh giá tác động sức khỏe môi trường tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ) năm 2007, thiệt hại kinh tế trung bình cho mỗi người dân trong một năm ở vùng chịu tác động của các nhà máy (phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì) cao gấp 3,5 lần so với vùng không chịu tác động (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì). Bên cạnh các gánh nặng chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe, khái niệm “gánh nặng bệnh tật” còn được sử dụng khi đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người. Gánh nặng bệnh tật được hiểu là tổng số năm sống mất đi vì mang bệnh, tai nạn thương tích và số năm mất đi vì chết non so với tuổi thọ kỳ vọng, tính trên 1000 người dân sống trong khu vực điểu tra. Tiếp tục với ví dụ trên tại thành phố Việt Trì, kết quả điều tra cho thấy sự suy giảm tuổi thọ của người dân khi mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường (Bảng 2.14).
Bảng 2.14: Suy giảm tuổi thọ do gánh nặng bệnh tật
(Nguồn: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Ghi chú: Gánh nặng bệnh tật tại phường Thọ Sơn so với phường đối chứng