Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Nguyên nhân của thực trạn gô nhiễm rác thải công nghệ

2.5.3. Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường

Sự tham gia tích cực của người dân có tác động hiệu quả để ngăn chặn các hành động phá hoại môi trường, đây chính là phát huy vốn xã hội trong vấn đề BVMT. Chẳng hạn như hành động biểu tình tập thể của người dân sống gần Dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo, Thái Nguyên (thuộc Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo) tháng 12/2013, nhằm ngăn chặn các hành động xả bụi quặng sắt trực tiếp ra môi trường. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, người dân sống xung quanh KCN Thượng Đình chưa

thực sự mạnh dạn trong việc bảo vệ lợi ích của mình cũng như bảo vệ không gian sống. Dù biết rằng, cũng có những cá nhân đã phản ánh tình trạng này với Ban lãnh đạo KCN, đại diện của các công ty và thậm chí phản ánh với các cơ quan chức năng, nhưng đây chỉ là hiện tượng manh mún, chưa tạo thành sức mạnh tập thể. Mặt khác, phần lớn các ý kiến lại thuộc về những người lao động trực tiếp trong các cơ sở sản xuất nên hành động của họ cũng chưa thực sự quyết liệt, mới chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh tình hình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường KCN; đánh giá tác động của rác thải công nghệ đến môi trường sống, sức khỏe của người lao động và người dân thông qua các Kết luận kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu và nhất là qua các ý kiến của cộng đồng dân cư sống xung quanh; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chính của thực trạng ô nhiễm môi trường tại đây. Ý nghĩa lớn nhất của chương 2 cho thấy sự cần thiết phải thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, hướng tới các giải pháp công nghệ thân môi trường.

Có nhiều cách tiếp cận giúp nhận diện tình trạng ô nhiễm môi trường và XĐMT tại khu vực công nghiệp Thượng Đình. Với nghiên cứu này, 100 người lao động và người dân sống gần KCN (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã được phỏng vấn và chủ yếu là những người dân sống lâu năm tại khu vực. Đa số người dân được hỏi đã đánh giá môi trường sống của họ bị ô nhiễm trong tình trạng báo động, thậm chí là nghiêm trọng (87%). Đồng thời, tác giả sử

dụng các Kết luận kiểm tra của Cục Bảo vệ môi trường để ghi nhận các sai

phạm về BVMT của các doanh nghiệp.

Ô nhiễm môi trường KCN đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, cho dù đã có sự can thiệp của các cơ quan chức năng về môi trường như Cục Bảo vệ môi trường nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Rác thải công nghệ của 5 công ty thuộc KCN Thượng Đình đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường sống do được xả thải trực tiếp ra không khí và nguồn nước, thậm chí có cả CTNH chưa qua xử lý. Khi môi trường bị ô nhiễm tất yếu kéo

theo các hệ lụy xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe của người lao động và người dân. Theo kết quả điều tra năm 2013, 76% số người được hỏi cho rằng họ và người thân trong gia đình đã mắc các triệu chứng bệnh về thần kinh, hô hấp, viêm mũi do ô nhiễm môi trường KCN.

Hoạt động điều hòa lợi ích và giải quyết xung đột của các nhà quản lý phần lớn được thực hiện đối với bộ phận người lao động làm việc trực tiếp và tiếp xúc thường xuyên với nhà quản lý. Tuy nhiên, bộ phận dân cư sống gần khu vực công nghiệp bị ô nhiễm thì hoạt động này chưa có sự quan tâm đúng mức. Những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc thực hiện các giải pháp SXSH chưa được thực hiện trước hết thuộc về chính các đơn vị sản xuất như: tài chính đầu tư cho CNMT và công nghệ thân môi trường còn hạn chế, thiếu thông tin về công nghệ được chuyển giao và thực hiện chưa nghiêm túc trách nhiệm BVMT. Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng ô nhiễm không được cải thiện là do thiếu sự tham gia, liên kết của cộng đồng dân cư sống xung quanh KCN. Ngoài ra, có một số nội dung chưa chặt chẽ trong các chính sách, pháp luật của nước ta liên quan đến công nghệ và môi trường, chưa theo kịp với tình hình phát triển công nghiệp của đất nước, tạo đà cho các công ty đối phó với cơ quan chức năng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THƯỢNG ĐÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 78 - 81)