Hệ thống pháp luật của Việt Nam về công nghệ và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 77 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Nguyên nhân của thực trạn gô nhiễm rác thải công nghệ

2.5.2. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về công nghệ và môi trường

Chuyển giao công nghệ là một hoạt động cần có sự giám sát nghiêm

ngặt của pháp luật và cần được thẩm định chặt chẽ về mặt khoa học. Hiện tại,

các chính sách KH&CN gần như chưa theo kịp với tình hình phát triển công nghiệp hiện nay, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn trong phát triển công nghiệp hướng tới mục tiêu PTBV. Nhà nước không chỉ trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư mà cần quan tâm tới vấn đề chọn lọc các nhà đầu tư, nhằm đảm bảo các yếu tố an toàn và thân thiện với môi trường, tránh nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ. Có thể chỉ ra một số nội dung chưa hợp lý khiến công nghệ sản xuất nói chung và công nghệ sản xuất thân thiện môi trường còn áp dụng chậm trễ ở nước ta.

Sau khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài (1987), Chính phủ đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản pháp quy về công nghệ và môi trường có liên quan đến đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng pháp lý cho việc CGCN vào nước ta. Tuy nhiên, luật Khoa học và công nghệ và luật Chuyển giao công nghệ cũng chưa rõ ràng, gây nhầm lẫn hoặc thiếu các thông tin cụ thể quy định về mục đích sử dụng công nghệ được chuyển giao cũng như tác động của nó đến môi trường trong các hợp đồng mua bán. Việc ban hành các văn bản nêu trên thiếu sự phối hợp với việc ban hành các chính sách về nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Ví dụ, tại Khoản 3, Điều 8 của Luật Chuyển giao công nghệ quy định:

hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó”. Điều không hợp lý được thể hiện tại khoản 3, Điều 8 của Luật này và được diễn giải như sau: Một sáng chế đã hết thời gian bảo hộ đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều có quyền sử dụng sáng chế đó. Thiếu sót này tạo lỗ hổng cơ sở pháp lý về chuyển giao công

nghệ cũng như “lách luật” ở Việt Nam. Điều đó lý giải tại sao công nghệ lạc

hậu từ nước ngoài hoặc của các công ty trong nước được tự do chuyển giao cho bên mua mà không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng.

Trong vấn đề BVMT, quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong KCN còn chậm được đổi mới và chưa có chế tài mang tính ràng buộc cao. Hơn nữa, việc quản lý, giám sát xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN lại càng khó khăn hơn khi các văn bản quy định chưa rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đối phó với cơ quan chức năng. Chẳng hạn như, tình trạng ô nhiễm khí thải KCN, bên cạnh vấn đề ô nhiễm không khí khu vực lân cận, ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất của các KCN cũng đang là vấn đề quan tâm, nhất là ngành chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất,… và tác động không nhỏ đến sức khỏe người lao động bên trong và dân cư sống gần các cơ sở xản xuất. Tuy nhiên, chúng ta không có số liệu để đánh giá chính xác vấn đề này do hiện nay chưa có đơn vị có thẩm quyền nào tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất của các KCN. Vấn đề này chưa được quy định trong các văn bản pháp quy về quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp thượng đình) (Trang 77 - 78)