Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 46 - 48)

Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT

2.1. Tổng quan về điểm đến du lịch Đà Lạt

2.1.2. Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt

nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự khác biệt của du lịch Đà Lạt chính là khí hậu, do nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển nên khí hậu Đà Lạt quanh năm mát mẻ, nhiệt độ cao nhất cũng không quá 270

C, nhiệt độ thấp nhất không dưới 50C, đặc điểm này rất thích hợp cho việc triển khai hoạt động du lịch nghỉ mát vào mùa hè đối với khách Việt. Nhưng chính đặc điểm này cũng là một yếu tố bất lợi của Đà Lạt trong việc thu hút khách Tây.

Đặc điểm của du khách. Lượng khách đến du lịch tại Đà Lạt chủ yếu là khách Việt (khoảng 90%), trong đó nhiều nhất đến từ Nam Trung bộ trở vào, du khách phía Bắc bắt đầu tăng nhẹ trong những năm gần đây. Những đối tượng này chủ yếu đi theo tour của các công ty lữ hành, khả năng chỉ trả cho các hoạt động du lịch ở mức trung bình – khá, ở chủ yếu ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn và từ 1-3 sao. Đối với khách du lịch nước ngoài, phần lớn là khách châu Á, đi theo dạng khách lẻ, khả năng chi trả trung bình.

Hành vi của các công ty lữ hành. Phần lớn các hãng lữ hành lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành khác đều đưa điểm đến du lịch Đà Lạt vào những chương trình tour của họ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi đội ngũ cò thường mua phòng khách sạn trước những dịp lễ và đẩy giá phòng lên rất cao. Do vậy, nhiều công ty đã dần chuyển hướng, tiếp thị du khách sang các điểm đến khác như Phan Thiết, Nha Trang… có giá phòng thấp hơn, dẫn đến tình trạng khách du lịch đến Đà Lạt giảm hẳn vào những dịp lễ tết.

Các nhân tố bên ngoài. Hiện có nhiều điểm đến mới nổi lên, được đầu tư mạnh, đã chia sẻ một phần du khách đến Đà Lạt. Trước kia dòng khách miền Trung thường chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ mát vào dịp hè thì hiện nay họ đã dần chuyển hướng sang Bà Nà – Đà Nẵng, hay đi những tour xa hơn và đến tận Sapa. Một dòng khách khác dần chuyển sang điểm đến du lịch mới đầy tiềm năng là Phú Quốc. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng đến năng

lực cạnh tranh của du lịch Đà Lạt trong bức tranh toàn cảnh của du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)