Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
3.3. Giải pháp
3.3.2. Đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm
3.3.2.1. Phát triển và khai thác tốt thương hiệu hoa Đà Lạt
Thứ nhất, cần phát triển đưa thương hiệu hoa Đà Lạt xứng tầm, trở thành sản phẩm du lịch chính của địa phương. Cụ thể, cần định hướng Đà Lạt phát triển với hình ảnh những trang trại, thung lũng hoa với nhiều chủng loại màu sắc phong phú, cần khôi phục và chú trọng tới các mảng hoa dại. Hiện khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt rất thích hợp cho các loại hoa dại phát triển như: Bồ Công Anh, Bìm bìm, Dã quỳ… Chính vì thế, khuyến khích người
dân nên duy trì các mảng hoa dại quanh vườn và tường rào, đặt biệt là các loài hoa dễ mọc, dễ trồng như Bìm Bìm, Rạng Đông, Tường Vi, Cát Đằng,… Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên sớm qui hoạch trồng thêm nhiều loài hoa dại lan xuống mép nước hồ Xuân Hương, các thảm cỏ còn lại trong núi đồi nội thành và ven các con đường người dân và du khách hay đi dạo bộ... Ngay cả hàng rào bao quanh sân golf cũng phải được thiết kế lại theo hướng tạo cảnh quan đô thị bằng nhiều loại dây leo, chứ không chỉ phục vụ mục đích an ninh cho sân golf. Nếu làm được điều này, du khách sẽ có thể gặp hoa bất cứ ngả đường nào của Đà Lạt, tạo nên cho họ một cảm giác dễ chịu, thích thú về vùng đất mát lành quanh năm, vùng đất của ngàn hoa sinh sôi nảy nở, đúng như tên gọi Đà Lạt – sứ sở của ngàn hoa.
Thứ 2, nên quy hoạch phát triển Đà Lạt theo hướng các “con đường hoa”. Hiện đã có một số “con đường hoa” như đường Trần Phú với hoa Ban trắng, hàng năm vào dịp xuân về, du khách như lạc vào núi rừng Tây Bắc, mặc sức ngắm hoa Ban trắng xóa tại ngả đường này. Đèo Mimosa đã được trồng rất nhiều Mimosa và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn nở hoa. Đường Trần Quốc Toản, Hồ Tùng Mậu với hoa Mai Anh Đào phủ kín. Đường Đinh Tiên Hoàng với Cẩm Tú Cầu và Xác pháo rực rỡ,… Do vậy, nếu định hướng phát triển các ngả đường còn lại theo hướng mỗi đường sẽ trồng một loại hoa chuyên biệt thì sẽ tạo cho du khách những cảm giác thích thú, thỏa mãn thị giác khi nghĩ về thành phố ngàn hoa. Điều đó tạo nên những khác biệt cơ bản giữa một thành phố hoa với các thành phố có trồng hoa.
Thứ 3, ngoài việc mỗi đường phố trồng một loại hoa, nên định hướng Đà Lạt trở thành thành phố hoa Đào. Hiện hoa Mai Anh Đào được trồng nhiều ven hồ Xuân Hương, đường Hồ Tùng Mậu, Lê Đại Hành,… Mỗi độ xuân về, du khách thường ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của những cây Mai Anh Đào nở rộ, cảm giác như lạc vào xứ sở của thần tiên. Do vậy, nên nhân rộng
và trồng nhiều Mai Anh Đào ở các khu, điểm du lịch và một số ngả đường ven trung tâm thành phố cùng với các loại hoa khác.
Thứ 4, Trồng thêm hoa ở cửa ngõ vào Đà Lạt để tạo ấn tượng ngay từ ban đầu, đặc biệt nên chú trọng xây dựng cổng hoa cho thành phố ngay tại cửa ngõ đèo Preen. Để khi chuẩn bị vào Đà Lạt, du khách sẽ ấn tượng ngay và gợi nên sự hưng phấn trước khi bước vào thành phố thơ mộng ngàn hoa.
Thứ 5, quy hoạch lại vườn hoa thành phố và vườn hoa Minh Tâm. Hiện nay, hoa được trưng bày nhiều vào các dịp lễ hội. Thời gian còn lại ít được chú trọng, chủ yếu là một số loại hoa dễ trồng hoặc không cần chăm sóc, do vậy tạo cho du khách cảm giác “chợ chiều” khi tham quan vườn hoa vào dịp thấp điểm. Các loại hoa được trồng trùng lặp ở các vị trí khác nhau, và nhìn chung về tổng thể, vườn hoa có lượng nhưng lại không có chất. Các loài hoa đẹp chủ yếu do tư nhân tự kinh doanh trong vườn hoa. Do vậy, cần quy hoạch vườn theo hướng tập trung nhiều hơn về chất. Nên đưa các hộ kinh doanh hoa sang khu vực chợ hoa tập trung, trưng bày hoa theo hướng phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc. Tăng cường nhân viên chăm sóc và cắt tỉa cho vườn hoa. Xây dựng thêm những thảm hoa theo dạng ô che để du khách có thể nghỉ mệt và tránh nắng.
Thứ 6, xây dựng các chợ hoa và khu bán hoa tập trung. Hiện chỉ có các hộ kinh doanh hoa, hạt giống, củ và cây giống nhỏ lẻ tại khu vực trước chợ Hòa Bình, trước các khu du lịch và trong vườn hoa thành phố. Mỗi hộ tự đưa ra một mức giá khác nhau, mặc cho du khách tự trả giá. Chất lượng hạt giống, cây giống cũng không được đảm bảo. Do vậy, để du khách có thể mua hoa tươi, các loại hạt, củ giống, cây giống,… dễ dàng, địa phương nên quy hoạch xây dựng các chợ hoa và quản lý chặt chẽ để du khách dễ tìm đến, dễ chọn lựa cũng như yên tâm về chất lượng. Một sản phẩm hoa của Đà Lạt mà rất nhiều du khách ưa thích là hoa khô của khu du lịch rừng hoa Đà Lạt, các sản
phẩm này mặc dù sấy khô nhưng vẫn giữ nguyên được màu sắc. Sản phẩm hoa khô này cũng nên được giới thiệu và bày bán rộng rãi trong chợ hoa.
Cuối cùng, phát triển du lịch nhà vườn trồng hoa. Ngành du lịch địa phương cũng như các công ty lữ hành cần thiết kế riêng những chương trình du lịch gắn với hoa dành cho du khách lựa chọn. Tham gia vào những chương trình du lịch độc đáo này, du khách không chỉ được tham quan những khu du lịch, thắng cảnh danh tiếng về hoa mà còn được tham quan cả những làng hoa, trang trại hoa, vườn hoa hay thậm chí là những nhà vườn trồng hoa thuần túy của Đà Lạt. Nên có những ấn phẩm, tờ rơi giới thiệu những nhà vườn trồng hoa đặc sắc cho du khách biết và đến tham quan như: làng hoa Vạn Thành, Đông Tĩnh, Thái Phiên, Trại Mát, An Bình; những trang trại hoa như Langbiang farm, Anh Quỳnh, Lâm Sinh hay những vườn hoa Lan Ngọc, Minh Thương, Thanh Thanh, Thung lũng hoa Đào Mười Lời… hướng các nơi này trở thành những điểm đến quen thuộc của du khách khi đến với thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, nên nhân rộng mô hình ngủ lại qua đêm tại nhà dân (homestay) có trồng rau hoa,vừa giúp du khách có những trải nghiệm đặc biệt tại Đà Lạt vừa giúp giảm tình trạng quá tải cơ sở lưu trú vào dịp cao điểm.
Hiện trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trong thu hút đầu tư, ngành du lịch đã ưu tiên thu hút những dự án du lịch khai thác được sức hấp dẫn của hoa Đà Lạt để thu hút du khách, đó là những dự án du lịch chuyên đề về hoa hoặc những dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sản phẩm du lịch gắn với hoa. Do vậy, cơ quan quản lý du lịch nên có những biện pháp mạnh giúp thúc đẩy các dự án trên sớm đi vào hoạt động, tạo nên sức hút riêng biệt cho thành phố hoa Đà Lạt.
3.3.2.2. Chú trọng đầu tư, khai thác các dịch vụ ẩm thực
Trên thực tế, Đà Lạt được biết đến với nhiều loại rau củ tươi ngon, hoạt động ẩm thực phong phú, đặc biệt là những món ăn đêm. Những hoạt động về
đêm của du khách thường tập trung tại khu Hòa Bình. Do vậy, có thể quy hoạch nơi đây trở thành thiên đường ẩm thực giữa lòng thành phố, phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách một cách tốt nhất. Ban quản lý khu chợ đêm nên có những quy định rõ ràng về giá cả, văn hóa ứng xử với du khách, xử phạt mạnh những đơn vị nâng giá cao hơn quy định. Nên có những đường dây nóng để du khách kịp thời phản ánh những hành động kinh doanh phi đạo đức. Đội ngũ thanh tra nên thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh tại đây.
Duy trì và tổ chức thường xuyên các cuộc thi ẩm thực để giới thiệu những món ngon của các vùng miền và Đà Lạt đến với du khách và người dân địa phương. Hiệp hội du lịch Lâm Đồng đã thành lập Câu lạc bộ đầu bếp Đà Lạt. Câu lạc bộ này cũng đã tổ chức các cuộc thi về ẩm thực. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa hoạt động của câu lạc bộ để làm phong phú thêm hoạt động ẩm thực của địa phương. Ngoài ra, câu lạc bộ nên phối hợp các khách sạn lớn tổ chức các lớp dạy nấu ăn cho du khách khoảng 1, 2 buổi. Như thế vừa tăng doanh thu cho nhà hàng lại vừa làm hấp dẫn thêm các dịch vụ du lịch tại Đà Lạt. Du khách vừa đi du lịch, vừa được ăn ngon lại được học cách chế biến tại chỗ những món ăn đặc trưng của Đà Lạt.
Xuất bản cẩm nan ẩm thực Đà Lạt. Hiện Đà Lạt có rất nhiều món ăn vặt ngon và độc đáo mà bất kì du khách nào đã từng thưởng thức thì sẽ khó quên như: bánh tráng nướng trứng, bánh ướt lòng Đà Lạt, bánh bèo, bánh canh, nem nướng, xắp xắp…, bên cạnh đó còn rất nhiều nhiều quán ăn, nhà hàng sạch sẽ và hợp vệ sinh. Do vậy, nên có những hình thức thẩm định và đưa vào sách hướng dẫn các món ăn ngon và những địa chỉ tin cậy. Nhiều không gian cà phê đẹp và lãng mạn cũng có thể giới thiệu thêm cho khách để tạo thêm sản phẩm du lịch phong phú về đêm, giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn hấp dẫn.
Du lịch nhà vườn gắn liền với ẩm thực cũng là một loại hình hấp dẫn mà các công ty lữ hành nên hướng tới. Du khách vừa được trải nghiệm cuộc sống cùng người dân vừa được thưởng thức chính những sản phẩm từ các nhà vườn đó như: atisô hầm xương, Kim châm xào thịt bò, Bó xôi xào tỏi,… những món ăn mà không phải tìm được ở bất kì nơi nào trên cả nước. Để làm tốt điều này, nên phát động và chọn những hộ gia đình có cơ sở vật chất tốt, gia đình có nhiều thế hệ, có hoạt động nông nghiệp phong phú và đặc biệt có thành viên nói được tiếng Anh để cấp giấy phép và quảng bá các hoạt động homestay ở đây.
Thành lập đội thanh tra về an toàn thực phẩm bao gồm các thành viên sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch, sở Y tế và Công an để thường xuyên kiểm tra các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống và xử phạt nghiêm những đơn vị vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như nêu gương và quảng bá cho những đơn vị chấp hành tốt các quy định này.
3.3.2.3. Mở rộng quy mô và cơ cấu dịch vụ mua sắm
Mua sắm là một trong những mặt yếu nhất của du lịch Đà Lạt, chính điều này đã làm cho du lịch địa phương mất điểm rất nhiều. Một trong những nhu cầu hàng đầu của du khách khi đi du lịch là ăn, nghỉ, vui chơi và mua sắm. Trong khi đó, Đà Lạt gần như mất hẳn phần này.
Về các mặt hàng lưu niệm được bày bán rất nhiều tại khu vực chợ đêm Đà Lạt và các khu, điểm du lịch. Nếu như trước kia, du khách rất thích thú với các sản phẩm cưa lộng, bút lửa khi dạo phố đêm và mua sắm thì hiện nay các sản phẩm Trung Quốc với giá rẻ đang dần xâm nhập, giết chết những sản phẩm thủ công truyền thống, làm cho Đà Lạt không còn sức hút riêng trong những sản phẩm của mình. Các mặt hàng lưu niệm này có thể bắt gặp ở bất kì khu, điểm du lịch nào trên cả nước. Do vậy, cần khuyến khích phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống địa phương, hỗ trợ mặt bằng và giá để các hộ
kinh doanh này có đủ vốn bước đầu để duy trì sản phẩm của mình trước sự xâm lấn của các mặt hàng Trung Quốc. Các sản phẩm này cũng nên được ưu tiên giới thiệu trên các tạp chí về du lịch Đà Lạt. Các cuộc thi về sáng tạo và làm hàng lưu niệm như đan thêu, làm rượu cần, làm trang phục dân tộc, dệt thổ cẩm,… đã được tổ chức nhưng không duy trì thường xuyên. Vì thế, cần đẩy mạnh quy mô và chất lượng các cuộc thi để khuyến khích người dân bảo tồn các nghề thủ công truyền thống cũng như giới thiệu, quảng bá nhiều mặt hàng lưu niệm đến cho du khách. Tạo điều kiện cho người dân mở những cửa hàng kinh doanh hàng lưu niệm do chính người dân Đà Lạt sản xuất để du khách thuận tiện đến và mua. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm những đơn vị kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đối với mứt Đà Lạt, để tạo một hình ảnh đẹp trong lòng du khách, cũng như khi nhắc đến Đà Lạt là nhiều người lại nhắc ngay đến các món mứt ngọt ngon của xứ ngàn hoa, chính quyền địa phương cần quản lý triệt để từ khâu cung ứng đầu vào cũng như đầu ra khi bán cho du khách, quản lý chặt chẽ về giá cả và chất lượng. Xử phạt nghiêm những đơn vị kinh doanh hàng kém chất lượng, chèo kéo khách, thậm chí là tước giấy phép kinh doanh. Kiểm tra chặt chẽ để chấm dứt tình trạng cò mứt, chèo kéo du khách đến lò mứt như thời gian vừa qua.
3.3.2.4. Phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí
Hiện sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đang tập trung vào 3 dự án: quảng trường trung tâm, công viên Bà huyện Thanh quan và trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh. Tuy nhiên hình thức hoạt động của 3 dự án này chưa cụ thể rõ ràng. Với quảng trường trung tâm nên tổ chức các hoạt động giải trí về đêm như ca nhạc đường phố, văn nghệ, hàng lưu niệm… Công viên Bà Huyện Thanh Quan đã được chủ đầu tư xâu dựng nhưng là dự án treo vài năm nay, do vậy tỉnh cần thu hồi nhanh và giao cho những đơn vị chủ quản có uy
tín và vốn đầu tư. Riêng trung tâm thanh thiếu niên hiện đi vào hoạt động nhưng chủ yếu cũng tập trung vài trò chơi cho thiếu nhi, thỉnh thoảng mới có các hoạt động ca nhạc cho người dân và khách du lịch, vì thế cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động giải trí về đêm tại khu vực này.
Một trong những địa chỉ tập trung khá đông du khách về đêm, đặc biệt vào dịp cuối tuần là khu vực trung tâm Hòa Bình. Hiện đã được quy hoạch thành khu phố đi bộ hoạt động từ 19h00’ đến 22h00’ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần tại dốc Trương Công Định, dốc Lê Đại Hành, đường Nguyễn Chí Thanh và chợ Đêm Đà Lạt. Tuy nhiên, chưa có hoạt động đặc sắc nào tại khu phố và chưa tạo ấn tượng cho du khách. Do vậy, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau. Về cảnh quan đô thị, cần bố trí nhiều chậu hoa cũng như những không gian hoa tại các khu vực quanh chợ Hòa Bình, vừa tạo được nét đẹp hài hòa cho thành phố, vừa tạo điều kiện cho khách chụp ảnh cũng như ngắm hoa, tìm hiểu hoa khi đi dạo. Vấn đề duy trì lưu thông an toàn, liên tục và bãi đậu xe các loại cho người dân và du khách là ưu tiên hàng đầu, cần phải đầu tư xây dựng bãi đậu xe nằm quanh các tuyến đường dẫn vào khu phố đi bộ, tránh trường hợp khách phải đi vòng rất xa mới gửi xe. Về môi trường, chú trọng công tác vê ̣ sinh môi trường , bố trí thêm thùng rác có thiết kế ưa nhìn, tạo vẻ đẹp và là động lực giúp du khách bỏ rác đúng nơi quy định. Về khía cạnh mỹ quan khu phố, hạn chế nạn ăn xin , trộm cắp b ằng việc tăng cường thêm đội ngũ an ninh. Hàng loạt cơ sở kinh doanh, kiosque và những tấm biển quảng cáo… làm giảm mỹ quan trên các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Chí Thanh hay xung quanh khu Hòa Bình… nên được di dời, thay thế, trả lại cảnh quan cho khu trung tâm. Bên cạnh đó, các hàng quán phục vụ ăn uống, bán đồ lưu niệm trong khu vực phố đi bô ̣ c ần được quản lý và quy