Đánh giá điều kiện về cầu của du lịch Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 70 - 74)

Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT

2.10. Đánh giá điều kiện về cầu của du lịch Đà Lạt

Nhìn chung, chỉ số đánh giá theo điều kiện về cầu không cao, hình ảnh điểm đến cao nhất với 3,18 điểm. Đối với du khách trong nước, Đà Lạt là một trong những điểm đến được nhiều người nhắc tới khi nói về điểm nghỉ mát của Việt Nam nhưng lại được ít khách du lịch quốc tế nhắc tới. Chỉ số nhận biết quốc tế về các sản phẩm của điểm đến lại nằm dưới mức trung bình (2,31 điểm). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách quốc tế đến Đà Lạt khá thấp so với những địa phương có hoạt động du lịch phát triển hiện nay trên cả nước.

2.2.3. Đánh giá theo phương diện phía cầu

Tác giả sử dụng những tiêu chí định tính của Metin Kozak để xây dựng bảng hỏi phù hợp, kết quả như sau:

2.2.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dựa theo các mức thu nhập phải chịu thuế, tác giả đã xây dựng theo 4 mức thu nhập trong bảng hỏi và kết quả thu được như sau:

* Khách Việt Nam

Bảng 2.4. Thu nhập của khách du lịch đến Đà Lạt

Thu nhập Kết quả khảo sát

Dưới 5 triệu đồng/ 1 tháng 25,68%

Từ 5 - dưới 10 triệu đồng/ tháng 49,32%

Từ 10 - dưới 20 triệu đồng/ tháng 14,19%

Trên 20 triệu đồng/ tháng 10,81%

Qua bảng trên có thể thấy phần lớn thu nhập của khách đến Đà Lạt ở mức trung bình – khá, từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng chiếm 49,32%. Điều này gián tiếp giúp du khách thuận lợi hơn trong việc sử dụng các dịch vụ tại Đà Lạt khi giá tiêu dùng ở đây thấp hơn so với các điểm đến du lịch khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với chi tiêu của đối tượng khách có thu nhập ở mức trung bình – khá. Tuy nhiên, trong tương lai, thì đây lại là một trở ngại lớn với các đối tượng du khách này vì trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 chủ yếu tập trung vào du lịch cao cấp, hướng tới đối tượng khách có thu nhập và khả năng chi tiêu lớn, tránh tình trạng khai thác du lịch ồ ạt, làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, không gian chung của thành phố.

* Khách quốc tế

Theo kết quả phỏng vấn điều hành các công ty du lịch ở Đà Lạt thì 76% khách quốc tế đến Đà Lạt đi theo dạng du lịch ba lô, thu nhập và khả năng chi trả của họ thấp hơn so với đối tượng khách đi theo dạng mua tour trọn gói. Đối tượng này thường rơi vào một trong các nhóm sau: tự đi du lịch; thất nghiệp và sử dụng trợ cấp thất nghiệp để đi du lịch; chưa có việc làm, đi theo dạng gia đình chu cấp; kinh phí hạn hẹp, không mua tour mà thường tự túc

trong nhiều dịch vụ,… Do vậy, mức chi trả của họ không cao, nhiều trường hợp còn thấp hơn cả khách nội địa. Bên cạnh đó, còn một lượng khách mua tour trực tiếp từ các hãng nước ngoài với chất lượng dịch vụ ở mức sang trọng, thường ở các khách sạn từ 3 đến 5 sao, giúp tổng doanh thu du lịch của Đà Lạt luôn giữ ổn định ở mức trung bình.

2.2.3.2. Nhân khẩu học của khách du lịch

Theo kết quả thống kê của sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Lâm Đồng, khách du lịch nội địa đến Đà Lạt chủ yếu từ miền Tây và miền Trung, khách miền Bắc tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng vẫn còn ít. Đối với khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Á, Úc và một phần châu Âu.

Bảng 2.5. Độ tuổi của khách du lịch đến Đà Lạt

Độ tuổi Kết quả khảo sát

Dưới 18 tuổi 8,70%

Từ 18 đến 25 tuổi 26,09%

Từ 26 đến 60 tuổi 41,47%

Trên 60 tuổi 23,75%

Du khách đến Đà Lạt chủ yếu rơi vào nhóm tuổi từ 26 đến 60, độ tuổi đang đi làm và chủ động về tài chính nhưng lại bị động về thời gian. Do vậy, họ thường đi du lịch Đà Lạt vào dịp lễ, dịp hè dẫn đến tình trạng quá tải cho các cơ sở lưu trú. Đà Lạt thường thừa phòng vào mùa thấp điểm nhưng lại thiếu phòng trầm trọng vào những dịp cao điểm. Trong dịp lễ tết, du khách và các công ty du lịch rất khó đặt phòng nên thường phải ở ghép nhiều người, có những khách sạn còn trải tạm nệm tại khu vực lễ tân cho khách nghỉ đỡ qua đêm. Vì thế, du khách khó cảm nhận hết những tiện nghi từ các dịch vụ lưu

điểm. Nhiều du khách và công ty du lịch đã chuyển hướng sang các điểm đến du lịch khác như Phan Thiết, Phú Quốc,… để ít bị cảnh khan hiếm phòng hơn.

Ngoài ra, đối tượng khách trên 60 tuổi chiếm 23,75%. Đây là một con số đáng lưu ý, bởi đối tượng này đã qua độ tuổi làm việc nên thường chủ động về mặt thời gian, nguồn tài chính của họ cũng tương đối dồi dào, sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng đáp ứng của du lịch Đà Lạt, đặt biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Đây là một lợi thế rất lớn để Đà Lạt có thể triển khai những dự án du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch chữa bệnh trong tương lai.

2.2.3.3. Mức độ hài lòng, không hài lòng, phàn nàn của du khách

Một điểm đến du lịch dù hấp dẫn nhưng nếu du khách không hài lòng, không ấn tượng thì cũng khó hoạt động hiệu quả. Do vậy, để biết được mức độ hài lòng của du khách khi đến với thành phố Đà Lạt, tác giả đã tìm hiểu những yếu tố khách quan từ phía du khách thông qua các phiếu khảo sát. Công cụ NPS được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Và kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến Đà Lạt

Tiêu chí Kết quả khảo sát

Rất hài lòng 14,33%

Hài lòng 61,66%

Tạm hài lòng 18,66%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)