Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt
2.2.1. Đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là bất kỳ điểm đến du lịch nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà điểm đến du lịch Đà Lạt cũng đang muốn thu hút. Điều này có nghĩa là phải xem xét cả những đối thủ cung cấp các sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế cho sản phẩm hay dịch vụ của điểm đến du lịch Đà Lạt.
Khi liệt kê đối thủ cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Lạt, tác giả tập trung xem xét những yếu tố sau:
- Những đối thủ cung cấp sản phẩm du lịch, dịch vụ tương tự như điểm đến du lịch Đà Lạt. Về cơ bản, sản phẩm du lịch của Đà Lạt chủ yếu là sản phẩm du lịch núi, phần lớn tập trung vào loại hình du lịch nghỉ mát và nghỉ dưỡng. Hiện cả nước có một số điểm đến du lịch có những sản phẩm du lịch tương tự Đà Lạt để thu hút đối tượng khách nghỉ mát và nghỉ dưỡng như: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng),… Tuy nhiên, với Tam Đảo, đây chỉ là một thị trấn nhỏ, ít điểm tham quan, khó kết nối với các sản phẩm du lịch khác trong tỉnh, do vậy khó mở rộng quy mô du lịch. Với Bà Nà (Đà Nẵng), mặc dù quy mô không thể bằng Đà Lạt, nhưng nằm trong một thành phố có hoạt động du lịch khá phát triển, có thể kết hợp nối tuyến với du lịch biển, du lịch văn hóa… Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba đầu mối giao thông hàng không quan trọng của cả nước. Trong ba điểm vừa nêu thì Sapa (Lào Cai) có nhiều điểm tương đồng với Đà Lạt, là đối thủ cạnh tranh lớn của Đà Lạt ở thời điểm hiện tại và tương lai.
lịch đặc trưng, do vậy phần lớn các tỉnh thành đều có những sức hút nhất định để thu hút du khách. Một trong những sức hút đó chính là số lượng các khu, điểm du lịch ở địa phương đấy. Có thể thấy Đà Lạt có thể bị chia sẻ thị trường khách nội địa và một phần khách quốc tế từ các địa phương: Khánh Hòa (Nha Trang), Bình Thuận (Phan Thiết), Bà Rịa – Vũng Tàu (Vũng Tàu), Kiên Giang (Phú Quốc),…
- Những điểm đến du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng thay thế sản phẩm du lịch của Đà Lạt. Trước kia, Đà Lạt là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ. Nhưng xu hướng gần đây cho thấy, trong các dịp nghỉ lễ, dòng du khách bắt đầu chuyển hướng sang những điểm đến du lịch mới nổi thời gian gần đây như Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).
Như vậy, tác giả chủ yếu tập trung so sánh với các địa phương có sản phẩm du lịch tương đồng là Sapa (số liệu du lịch Lào Cai) và Đà Nẵng. Có thể xem Sapa có nhiều sản phẩm tương đồng với Đà Lạt hơn nên các số liệu du lịch của Sapa được lựa chọn để so sánh chính với Đà Lạt. Với Đà Nẵng, mặc dù có điểm du lịch núi Bà Nà nhưng Đà Nẵng lại có nhiều sản phẩm du lịch khác bổ trợ như du lịch biển nên Đà Nẵng được đưa vào để tham khảo thêm. Với số liệu du lịch của Đà Lạt, tác giả sử dụng số liệu du lịch chung của Lâm Đồng vì phần lớn du khách khi đến với Lâm Đồng đều đến với Đà Lạt. Các số liệu so sánh được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng lượt khách, doanh thu, mức chi tiêu và số ngày lưu trú bình
quân của du khách đến Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013
Tiêu chí Điểm đến 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lượt khách (đvt: ngàn lượt khách) Đà Lạt 2.500 3.115 3.527 3.937 4.197 Lào Cai 700,5 888,4 969 948,6 1.260,9 Đà Nẵng 1.350 1.780 2.350 2.831 3.090 - Khách quốc tế (đvt: ngàn lượt khách) Đà Lạt 130 163,5 181,2 200,6 228,5 Lào Cai 326,9 389 439,6 375,5 567 Đà Nẵng 300 380 500 675,5 743 - Khách nội địa (đvt: lượt khách) Đà Lạt 2.370 2.951,5 3.345,8 3.736,4 3.968,5 Lào Cai 373,6 499,4 529,4 573,1 693,9 Đà Nẵng 1.050 1.400 1.850 2.155,5 2.347 Doanh thu du lịch (đvt: tỉ đồng) Đà Lạt 1.020 1.350 1.800 2.007 2.266,5 Lào Cai 513 823,8 1.356,4 1.844,3 2.548 Đà Nẵng 777,7 1.239 1.800 1.831,5 2.335 Mức chi tiêu của du khách (1) (đvt:ngàn đồng) Đà Lạt 408 433.4 510.3 509.8 540 Lào Cai 732,3 927,3 1.399,8 1.944,2 2.020,8 Đà Nẵng 576 696 766 647 755,7
Thời gian lưu trú bình quân (đvt: ngày) Đà Lạt 2,4 2,4 2,4 2,4 2,45 Lào Cai 3,0 3,1 2,95 3,25 3,3 Đà Nẵng 1,7 - 2.2 2,3 - Nguồn: [13], [14], [15] (1)Tính toán của tác giả
2.2.1.1. Tổng lượt khách
Hình 2.1. Tổng lượt khách đến với Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013
So với Sapa và Đà Nẵng, tổng lượt khách của Đà Lạt qua các năm khá cao. Khách đến Đà Lạt có tốc độ tăng đều qua các năm, và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2013. Với du lịch Đà Nẵng, mặc dù có thêm các sản phẩm du lịch biển bổ trợ nhưng tổng lượt khách du lịch vẫn còn thấp. Khách du lịch đến Lào Cai thấp hơn nhiều so với Đà Lạt và giảm đi từ 969 ngàn lượt khách năm 2011 giảm còn 948,6 ngàn lượt vào năm 2012, giảm 0,22% (lượng khách Trung Quốc giảm). Sở dĩ Đà Lạt đạt thu hút được số lượng khách lớn như thế là vì:
- Sản phẩm du lịch: với Đà Lạt, Sapa và Bà Nà đều có điểm chung là các khu nghỉ mát nhưng mật độ, số lượng các sản phẩm, điểm du lịch của Đà Lạt dày, phong phú và nhiều hơn so với Lào Cai và Đà Nẵng. Với Lào Cai, phần lớn các hoạt động du lịch tập trung tại khu vực trung tâm là núi Hà Rồng, làng dân tộc Tả Phìn, bản Cát Cát, thác Bạc, thác Tình Yêu và đỉnh Phan Xi Păng,.. trừ đỉnh Phan Xi Păng không phải đoàn khách nào cũng chinh
phục thì các sản phẩm còn lại có thể tổ chức tour trong khoảng 2. Với Đà Nẵng, trừ sản phẩm du lịch biển, khu du lịch núi Bà Nà cũng chỉ triển khai các hoạt động tham quan cho khách du lịch khoảng 1-2 ngày. Trong khi đó mật độ và số lượng các khu, điểm du lịch của Đà Lạt khá dày và nhiều, Đà Lạt có thể triển khai nhiều hoạt động du lịch khác nhau. Đến nghỉ mát tại Đà Lạt, du khách có nhiều lựa chọn các sản phẩm du lịch cho chuyến đi mình. Tuy nhiên, nổi bật và hấp dẫn nhất của Đà Lạt vẫn là khí hậu khi có tới 44,15% du khách được khảo sát cho rằng yếu tố khí hậu là rất quan trọng và 29,1% cho là quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến du lịch.
Bảng 2.3.Kết quả đánh giá của du khách khi lựa chọn điểm đến du lịch
Các tiêu chí đánh giá Rất quan trọng
- Khí hậu 44.15%
- Con người 39.46%
- Điểm tham quan 41.47%
- Giao thông 34.11%
- Cơ sở lưu trú 33.44%
- Ẩm thực 38.80%
- An ninh, an toàn 42.47%
- Điểm đến mới lạ 35.45%
Khí hậu Đà Lạt quanh năm mát mẻ, nhiệt độ cao nhất cũng chỉ khoảng 290 C, rất lý tưởng cho hoạt động du lịch tham quan và nghỉ dưỡng. Trong bối cảnh nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên và mùa hè của Việt Nam cũng ngày càng khắt nghiệt và nóng hơn, Đà Lạt đã thu hút được khá đông du khách nội địa đến tham quan và nghỉ mát. So với Sapa thì khí hậu của Đà Lạt ôn hòa hơn, mùa hè Đà Lạt ít nóng hơn và mùa đông thì đỡ lạnh hơn. Mùa đông của
Sapa có thể thu hút khách du lịch lên ngắm tuyết thì Đà Lạt lại thu hút một lượng lớn du khách lên ngắm Mai Anh Đào nở rộ và các loài hoa khác. Do vậy, lợi thế cạnh tranh lớn nhất trong việc thu hút khách Việt của Đà Lạt vẫn là khí hậu. Các đơn vị xúc tiến du lịch nên chú ý yếu tố này trong quá trình quảng bá, xúc tiến du lịch Đà Lạt tại các thị trường khác trong nước.
- Đà Lạt nằm trong nhóm các điểm du lịch an toàn và sạch của Việt Nam. Kết quả phỏng vấn các hướng dẫn viên đưa khách đến Đà Lạt cho thấy, Đà Lạt nổi bật bởi chất lượng môi trường, cảnh quan và dịch vụ. Du khách đến Đà Lạt ít bị chặt chém hơn so với nhiều địa phương du lịch khác. Giá phòng khách sạn được xếp hạng sao ít tăng đột biến vào các dịp festival hoa hay mùa cao điểm (trừ các khách sạn nhỏ lẻ hoặc cơ sở lưu trú khác). Đà Lạt ít có ăn xin, ít rác thải, ô nhiễm khói bụi, ít trộm cắp, cướp giật, móc túi và các tệ nạn khác. Đó là điều mà bất kỳ du khách nào đến đây đều hài lòng, bên cạnh sự thỏa mãn trước thiên nhiên thơ mộng và cảnh quan đặc sắc.
- Giao thông: mặc dù giao thông lên Đà Lạt không được tốt nhưng so với Sapa thì giao thông lên Đà Lạt thuận lợi hơn. Đường bộ lên Sapa đèo dốc quanh co, đoạn qua tỉnh Yên Bái đường xuống cấp, nhiều ổ gà nguy hiểm, không có trạm dừng chân và các điểm tham quan dọc đường cho du khách. Đà Lạt có nhiều lợi thế hơn Sapa khi có thêm hình thức tiếp cận bằng giao thông hàng không. Hiện sân bay Liên Khương đã có các chuyến bay thẳng tới Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Vinh. Tất cả điều này giúp du khách dễ dàng tiếp cận hơn với điểm đến du lịch.
- Giá cả dịch vụ du lịch của Đà Lạt thấp hơn so với Sapa và Đà Nẵng Theo kết quả khảo sát 5 sản phẩm và mặt hàng (ăn uống, khách sạn, phí tham quan, hàng lưu niệm, mua sắm) tại Đà Nẵng và Lào Cai, giá các dịch vụ của Đà Lạt thấp hơn, cụ thể giá chi tiêu các dịch vụ trên của Đà Lạt bằng 89% đối với Sapa, giá lưu trú trung bình của Đà Lạt bằng 94% so với Đà Nẵng.
2.2.1.2. Tổng lượt khách quốc tế
Hình 2.2. Tổng lượt khách quốc tế đến với Đà Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2013
Mặc dù tổng lượt khách của Đà Lạt cao hơn nhiều so với Sapa (gấp 3,3 lần năm 2013) nhưng tổng lượt khách quốc tế của Đà Lạt lại khá thấp. Sở dĩ Đà Lạt có lượng khách quốc tế như vậy là do những nguyên nhân sau:
- Sản phẩm du lịch, chiến lược quảng bá: mặc dù khí hậu và cảnh quan của Đà Lạt và Sapa có nhiều điểm tương đồng nhưng việc khai thác các sản phẩm và chiến dịch quảng bá đã làm cho Đà Lạt có nhiều điểm kém hấp dẫn hơn. Khi Sapa chủ yếu khai thác các sản phẩm từ du lịch cộng đồng, những nét văn hóa đặc trưng của cư dân bản địa thì du lịch Đà Lạt chủ yếu khai thác các yếu tố từ thiên nhiên, kiến trúc. Những điểm tương đồng khá giống với các nước phương Tây. Với đối tượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây, đi du lịch về phương Đông chủ yếu để tìm hiểu, khám phá những nền văn hóa đặc trưng, tìm hiểu những yếu tố mới lạ, bên cạnh đó phần đông du khách đến Việt Nam để tránh mùa đông khắc nghiệt. Do vậy, họ thường chọn những điểm đến có nền văn hóa đặc trưng hay những vùng biển
có khí hậu ấm nóng. Trong các chiến dịch quảng bá lâu nay, Đà Lạt chỉ chú trọng xây dựng hình ảnh một thành phố mang dáng dấp châu Âu với đồi thông, sương mù, hoa, hồ, thung lũng, biệt thự cổ, và đó cũng là những điều mà du khách thường hình dung về hình ảnh của Đà Lạt. Chính vì thế, những thông điệp được các hãng lữ hành sử dụng phổ biến lâu nay như “châu Âu tại Việt Nam”, “Tiểu Pari” hay “Thành phố của những dinh thự”, “Thành phố mù sương”, “Vương quốc của những loài hoa”… khi quảng bá về du lịch Đà Lạt lại là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch nước ngoài không chọn điểm đến này mặc dù các thông điệp đó lại đặc biệt thu hút khách nội địa. Còn những tài nguyên khác như rừng nguyên sinh, động thực vật rừng phong phú, thác nước hùng vĩ, những đồn điền trà và cà phê… gần như bị đứng ngoài lịch trình tham quan, khám phá. Trong khi đây mới là nguồn tài nguyên đặc sắc, sản phẩm hấp dẫn thu hút du khách nước ngoài.
- Kiến trúc Pháp cổ hay những những biệt thự mới là một trong những yếu tố khá hấp dẫn với du khách nội địa nhưng hoàn toàn không có sức hút đối với du khách phương Tây, bởi những hình ảnh này đã quá quen thuộc với họ. Đà Lạt được xây dựng thành đô thị du lịch bởi người Pháp, từng là nơi ưa chuộng của các sĩ quan thực dân Pháp mỗi khi có thời gian nghỉ ngơi bởi lợi thế về khí hậu ôn hòa, phù hợp với người châu Âu. Những kiến trúc này hoàn toàn không có sự giao lưu văn hóa hay pha trộn thêm các yếu tố bản địa vào đây như nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ khác ở Việt Nam nên không thể kích thích được nhu cầu tìm hiểu, khám phá của khách châu Âu nói riêng và khách phương Tây nói chung.
- Giao thông: Đà Lạt không có những đầu mối giao thông quan trọng như Lào Cai và Đà Nẵng. Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai – một trong 3 cửa khẩu lớn đón khách Trung Quốc nhiều nhất (bên cạnh cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn và Đông Hưng – Quảng Ninh). Đà Nẵng có sân bay quốc tế có nhiều chuyến bay thẳng đến các nước và cảng Đà Nẵng hàng năm thu hút
hàng ngàn lượt khách du lịch từ tàu biển. Giao thông lên Đà Lạt chỉ có 2 dạng chính là đường bộ và đường hàng không. Về đường bộ, hiện có 2 tuyến đường chính lên Đà Lạt là quốc lộ 20 và đường 723, ngoài ra còn có thể đi theo hướng quốc lộ 27, 28. Tuy nhiên, đây lại là những cung đường khá nguy hiểm, đèo dốc quanh co. Di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt phải qua hai con đèo chính (Bảo Lộc và Preen) với thời gian di chuyển từ 8-9 tiếng, dù đoạn đường chỉ khoảng 300km. Tuyến quốc lộ 20 hiện đang xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là đoạn dưới đèo Bảo Lộc. Quốc lộ 27 cũng xuống cấp và đang sửa chữa, dù đi hướng Đăk Lăk hay Ninh Thuận thì cũng gặp đèo dốc quanh co, hiểm trở. Đường 723 nối Đà Lạt với Nha Trang thì thường xuyên sạt lở, đá lăn vào mùa mưa bão, nhiều khúc cua nguy hiểm. Tất cả những yếu tố này làm cho du khách quốc tế rất e ngại khi tham quan Đà Lạt bằng đường bộ. Sân bay Liên Khương dù đã nâng cấp thành sân bay quốc tế, nhưng chưa có chuyến bay thẳng nào đến với các nước khác và ngược lại, hiện chỉ mới có dự án khai thác đường bay thẳng Đà Lạt – Singapore vào năm 2014. Tất cả đã tạo nên những yếu tố bất lợi cho du khách quốc tế khi muốn tham quan Đà Lạt.
- Suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến ngành du lịch thế giới, đặc biệt là thói quen đi du lịch và thói quen chi tiêu. Trong các điểm đến du lịch của cả nước thì Đà Lạt là một trong những điểm đến chịu tác động mạnh nhất. Trước kia trung bình thời gian lưu trú của khách quốc tế tại Việt Nam khoảng 1 tháng, họ thường chọn những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam để tham quan và nghỉ dưỡng, trong đó có Đà Lạt. Tuy nhiên, khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, nhiều du khách đã cắt giảm chi tiêu cho chuyến đi, thay vì 1 tháng thì rút ngắn còn 15 đến 20 ngày. Do vậy họ thường chọn những điểm du lịch nào thuận tiện đường đi và đậm chất văn hóa Việt nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí, Đà Lạt thường nằm ngoài sự lựa chọn lưu trú của họ. Chứng minh cụ thể như trước kia khách từ thành phố Hồ Chí