Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 112 - 117)

Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT

3.3. Giải pháp

3.3.3. Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường

3.3.3.1. Mở rộng hoạt động liên kết, hợp tác

Liên kết, hợp tác là giải pháp vô cùng quan trọng nhằm khai thác có hiệu quả hơn các tài nguyên du lịch sẵn có cũng như tận dụng được thế mạnh của các địa phương khác để phát triển du lịch của địa phương một cách mạnh mẽ và bền vững hơn. Đẩy mạnh hợp tác còn giúp Đà Lạt giảm nhẹ sự cạnh tranh gay gắt từ các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương lân cận. Việc hành động theo thỏa thuận giúp các bên tham gia hợp tác tránh được sự trùng

lặp, lãng phí khi triển khai các chương trình tiếp thị của mình. Có thể xem thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối hợp tác quan trọng nhất của Đà Lạt. Do đó, cần nghiên cứu và triển khai hợp tác một cách toàn diện và tích cực nhất với địa phương này. Việc liên kết, hợp tác với thành phồ Hồ Chí Minh không chỉ mang lại cho địa phương nguồn du khách trước mắt mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Đà Lạt qua các hoạt động đầu tư, liên doanh, đào tạo… Trong hoạt động thu hút du khách nước ngoài, nên hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với những công ty lữ hành mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh như Saigon Tourist, Vietravel, Bến Thành tourist… Khi đã xác định đây là đầu mối quan trọng, cần tập trung đầu tư xây dựng một hệ thống phân phối rộng rãi và phổ biến cùng với các công ty lữ hành tại đây. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà quản lý du lịch Đà Lạt nên thực hiện một số biện pháp quảng bá để làm bàn đạp triển khai rộng rãi hơn. Có thể thỏa thuận với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh để đặt một số bảng giới thiệu về Đà Lạt tại các khu vực trung tâm để thu hút sự chú ý của cư dân địa phương về du lịch Đà Lạt, quảng bá hình ảnh của Đà Lạt một cách thường xuyên hơn nữa. Kinh phí thực hiện việc này có thể huy động bằng các kêu gọi tài trợ.

Đối với các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Nam Trung Bộ, việc liên kết hợp tác chủ yếu trên phương diện hợp tác khai thác những du khách muốn nhận được cả những lợi ích của các loại hình du lịch biển và các loại hình du lịch núi, cũng như khí hậu đặc trưng của Đà Lạt. Muốn hình thành được những sản phẩm đa dạng này, trước hết cần hợp tác nhằm xây dựng mạng lưới giao thông thuận tiện, tạo điều kiện kết nối dễ dàng cho du khách. Một ví dụ rất cụ thể là chương trình tour Nha Trang – Đà Lạt. Với chương trình này, trong một chuyến đi, du khách có thể thưởng ngoạn cả những hoạt động sôi nổi, hào hứng của một thành phố biển xinh đẹp cùng các hoạt động thư giãn của một thành phố cao nguyên lãng mạn. Khả năng kết hợp những tour theo hình thức này có sức cạnh tranh rất lớn trong khu vực, rất dễ thu hút du khách

quốc tế. Hạn chế của tour này là thời gian và quãng đường di chuyển của du khách khá lớn, có thể gây ra sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến cảm nhận của họ. Do đó, cả hai địa phương này cần thúc đẩy hoàn thiện tuyến đường 723, tránh trường hợp sạt lở mùa mưa bão. Tương tự, Đà Lạt còn có thể tăng cường kết nối tour với những địa phương khác trong khu vực như Mũi Né, Ninh Chữ (Bình Thuận) và kể cả Đà Nẵng. Ngoài ra, nên hợp tác với du lịch Hà Nội để tranh thủ khai thác lượng khách hàng tiềm năng phía Bắc.

Đối với khách nước ngoài, việc liên kết cần được chú ý hơn. Khi đã xác định được những thị trường trọng điểm cần khai thác, nên nghiên cứu đặt những cơ quan đại diện của địa phương ở đó hoặc cùng phối hợp với những tổ chức lữ hành có uy tín tại đó. Trước mắt, nếu kinh phí hạn hẹp có thể tận dụng những cơ quan xúc tiến thương mại, du lịch của Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, về sau địa phương phải xem đây là một trong những mục quan trọng trong việc phân bổ ngân sách tiếp thị cho hoạt động du lịch. Liên kết hợp tác với nước ngoài còn có thể mở rộng sang các hoạt động đầu tư, liên doanh và đào tạo. Trước mắt, địa phương đã thành công trong việc kêu gọi các nước đầu tư vào những khu, điểm du lịch trọng điểm của mình. Ngoài ra, việc hợp tác với nước ngoài cho lĩnh vực đào tạo cần được đầu tư nhiều hơn để hình thành được đội ngũ nhân sự có chuyên môn giỏi về ngành du lịch cũng như các ngành khác ở trên tất cả các cấp độ, từ hoạch định chiến lược phát triển bền vững đến cấp độ hoạt động thấp nhất.

3.3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến

Để duy trì hình ảnh cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch địa phương, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Đà Lạt là công việc khá quan trọng trong thời điểm hiện nay. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá ở những thị trường chính, thường xuyên trong nước như thành phố Hồ Chí minh, các tỉnh miền Đông – Tây Nam Bộ, các tỉnh

duyên hải Nam Trung Bộ… Bên cạnh đó nên tập trung chú trọng quảng bá và khai thác thị phần khách Bắc đầy tiềm năng bằng nhiều hình thức như tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh, băng rôn, áp phích ở nhiều tuyến phố phía Bắc, phối hợp với các hãng hàng không tăng cường chuyến bay Hà Nội – Đà Lạt, và xúc tiến mở chuyến bay Hải Phòng – Đà Lạt.

Mở rộng mạng lưới phân phối trực tiếp và gián tiếp ở nước ngoài thông qua hợp tác, liên kết với những văn phòng đại diện của các hãng lữ hành khác của thành phố Hồ Chí Minh tại nước ngoài. Cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tại địa phương cho du khách đến tham quan.

Đối với khách quốc tế, đặc biệt là đối tượng khách Tây Âu, thường không thích khí hậu lạnh, thích biển hơn thích núi. Do vậy không nên tập trung chi phí nhiều quảng bá đối tượng này. Nên chuyển hướng đầu tư quảng bá mạnh thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, 2 thị trường tiềm năng lớn nhất của Đà Lạt hiện nay. Những đối tượng này thường thích du lịch núi và đã có lượng lớn du khách du lịch Đà Lạt trong thời gian vừa qua.

Cần đổi mới nhận thức của du khách về du lịch Đà Lạt, thông qua đa dạng hóa cách thức quảng bá và thực hiện việc quảng bá một cách thường xuyên hơn. Do du lịch được xác định là ngành kinh tế động lực của địa phương, nên cần đầu tư mạnh hơn nữa nhằm nâng cao tối đa hình ảnh của địa phương và tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí các khách hàng mục tiêu. Có đội ngũ chuyên gia cố vấn các phương pháp và tài liệu quảng bá thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Việc sản xuất các loại băng đĩa, ấn phẩm quảng bá cho Đà Lạt phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có chất lượng, chú ý đến thẩm mỹ và hiệu quả tác động của chúng. Việc sản xuất các tài liệu quảng bá cần được định hướng sao cho phù hợp với từng thị trường mục tiêu, từng đối tượng du khách. Tài liệu quảng bá nhắm đến đối tượng du khách trong nước sẽ khác

với tài liệu quảng bá dành cho các thị trường nước ngoài.

Kêu gọi và tạo điều kiện cho các đoàn làm phim, ca nhạc đến thực hiện các cảnh quay tại địa phương. Tác dụng quảng bá qua phim ảnh, ca nhạc là rất lớn bởi vì hình thức quảng bá này có tính chất gián tiếp, đồng thời có thể thu hút được sự chú ý của một số lượng lớn khán giả nếu bản thân bộ phim có được tiếng vang nhất định.

Tìm các phương pháp phát hành các loại băng đĩa, ấn phẩm giới thiệu về những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Có thể thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại, ngoại giao nhằm đẩy mạnh việc phân phối các tài liệu quảng bá này. Từ việc xác định lại đối tượng khách hàng mục tiêu (khách Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á), địa phương sẽ xác định được phương pháp và đối tượng quảng bá một cách hiệu quả hơn.

Nên tăng cường tổ chức các tour khảo sát (farm trip) cho các hãng lữ hành nước ngoài để khuyến khích họ đưa Đà Lạt vào một trong những điểm đến được ưu tiên của họ. Việc giới thiệu các sản phẩm du lịch “suông” qua tài liệu quảng bá sẽ khó có thể thuyết phục được sự tin cậy của các đối tác.

Một phương pháp quảng bá du lịch địa phương ra nước ngoài rất tốt là tích cực tham gia các hội nghị, hội chợ du lịch trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, muốn thực sự đạt được kết quả tốt từ hoạt động này, công tác chuẩn bị cho việc tham gia cần được thực hiện kỹ lưỡng cả về mặt nhân sự lẫn tài liệu quảng bá. Nhân sự tham gia phải thực sự chuyên nghiệp, có kỹ năng trình bày, thuyết trình có tính thu hút và thuyết phục, nêu bật được sự cuốn hút của ngành du lịch địa phương. Cần chú ý cả đến phần trang trí, thiết kế các gian hàng hội chợ nhằm tạo ra sự độc đáo đặc trưng của địa phương để thu hút các đối tác đến giao dịch.

Song song với việc quảng bá ra nước ngoài, cần tiến hành quảng bá tại chỗ bằng nhiều hình thức khác nhau, như tìm cách tổ chức hội chợ du lịch, tổ

chức họp báo với quy mô toàn quốc về các chương trình lễ hội đặc sắc của địa phương. Công tác này cần được tổ chức thường xuyên để luôn tạo ra những ấn tượng mới trong tâm trí của khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến du lịch tại địa phương ở các thời điểm khác nhau trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)