Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
3.1. Mục tiêu phát triển của du lịch Đà Lạt
Xác định du lịch là động lực để thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương, ngoài việc tổ chức festival định kỳ, Lâm Đồng còn chú trọng phát triển du lịch mang tính đặc thù thông qua nhiều nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu phát triển du lịch bền vững theo hướng lấy yếu tố chất lượng dịch vụ và môi trường sinh thái làm trọng tâm. Chú trọng khai thác lợi thế cạnh tranh và tiềm năng cảnh quan, môi trường, khí hậu để phát triển du lịch, nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tầm cỡ của cả nước và khu vực. Với mục tiêu phấn đấu Lâm Đồng sẽ đón 4,5 đến 5 triệu lượt khách vào năm 2015 và 6,5 triệu lượt khách đến năm 2020.
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch Đà Lạt
Tăng cường nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và người dân, nhất là đội ngũ những người làm du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ về những tiềm năng, lợi thế của du lịch Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung; xem phát triển du lịch là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, dịch vụ, các lĩnh vực xã hội,... Từ đó, tạo sự đồng thuận và chung sức của xã hội nhằm đưa du lịch phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó.
Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, đảm bảo tính đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của các đối tượng khách du lịch. Cần chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch, hãng lữ hành - vận chuyển gắn với chất lượng dịch vụ. Bảo tồn, nâng cao giá
trị các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, giá trị văn hóa bản địa. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đảm bảo hài hòa giữa giá trị kinh tế và văn hóa. Sử dụng và phát huy có hiệu quả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, hướng tới nền du lịch bền vững.
Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như hệ thống giao thông và các công trình khác như trung tâm hội nghị, hội thảo; trung tâm văn hóa, thể thao; các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo; cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; các cơ sở khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng… Định hướng xây dựng và phát triển những cơ sở này trở thành các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.
Xây dựng môi trường du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Tránh tình trạng chỉ tập trung khai thác thế mạnh tự nhiên dẫn đến việc hủy hoại môi trường cảnh quan, lơ là trong việc quản lý môi trường nhân văn để xảy ra các tình trạng thiếu văn hóa, bội tín, chèo kéo khách…
Xác định Đà Lạt là điểm trung tâm, tăng cường hợp tác, liên kết nhằm hình thành các tour, tuyến nối kết các vùng du lịch trọng điểm, các địa phương trong cả nước; thông qua các đơn vị lữ hành có năng lực, uy tín hoặc các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Nội, Đà Nẵng… để kết nối các tour du lịch quốc tế đến Đà Lạt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, đảm bảo tính chuyên nghiệp nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt gắn với những sản phẩm du lịch đặc trưng, những điểm đến hấp dẫn phù hợp với nhu cầu các đối tượng khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Ngành chức năng cần có chiến lược để xây dựng những tour du lịch với
những sản phẩm cao cấp dành cho đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao.
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Đà Lạt là thành phố du lịch chất lượng cao; đồng thời là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch có uy tín trong cả nước. Cần có những chính sách hấp dẫn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, qua đó mời gọi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này đến công tác tại Lâm Đồng. Ngành chức năng cần chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực thực tiễn cho đội ngũ hoạt động của ngành đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chất lượng cao.
Cần tập trung rà soát, bổ sung “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” phù hợp với “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; chú ý phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao phù hợp với tiềm năng, thế mạnh đặc thù của Đà Lạt - Lâm Đồng và nhu cầu của thị trường.
3.3. Giải pháp
3.3.1. Củng cố, phát triển nguồn lực
3.3.1.1. Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư
Đầu tư kinh phí để tăng cường nâng cấp và mở rộng hệ thống wifi miễn phí cho toàn khu vực trung tâm thành phố trên cơ sở hệ thống phát wifi cũ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tra cứu và hướng dẫn thông tin cho khách được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Nâng cấp, tu sửa và bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch và hệ thống đường nội bộ trong các khu, điểm du lịch. Kinh phí thu được từ hoạt động du lịch nên tái đầu tư lại 1 phần để đầu tư thêm
nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Bên cạnh đó nâng cấp thêm hệ thống hạ tầng du lịch.
3.3.1.2. Chú trọng phát triển nhân lực du lịch
- Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học. Tăng cường kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc thực tiễn của Đà Lạt, có sự trao đổi giữa đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, tránh những chương trình có sẵn, không theo sát nhu cầu của doanh nghiệp. Đánh giá công tác đào tạo thông qua hiệu quả làm việc của học viên trong công việc hàng ngày và ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của đơn vị, việc đánh giá đào tạo được tổ chức bài bản sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho những khóa học tiếp theo.
- Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.Nên ban hành chính sách để khuyến khích những người có chuyên môn giỏi về du lịch tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Khảo sát đánh giá hiện trạng nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.
- Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có đào tạo từ ngoài nước. Tuyển chọn và gởi những người có năng lực đi học ở những nước có chuyên môn phát triển cao trong các lĩnh vực: nhân giống hoa, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, quản lý các hoạt động du lịch chuyên nghiệp, thiết kế và tổ chức các sự kiện, lễ hội… giúp cho ngành du lịch tỉnh nhà học hỏi được nhiều điều hay từ các địa phương khác, nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch địa phương.
- Cần thường xuyên mở các lớp bổ túc kiến thức về du lịch cho đội ngũ phục vụ du lịch, đặc biệt là những người chưa được đào tạo qua du lịch. Hiện
nay, số lượng nhân lực đào tạo cho ngành du lịch nhiều nhưng lại thường làm trái ngành, trong khi nhân viên trực tiếp làm trong ngành thì lại được học từ các ngành khác rồi chuyển qua. Trên thực tế, đã có một số lớp mở ra nhưng nhiều đối tượng vẫn không đi học, vì thế sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch cũng có những biện pháp mạnh với những đối tượng này. Thường xuyên mở các lớp chuyên đề về một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch như: nghiệp vụ chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, thuyết minh viên,… giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại.
- Nâng cao nhận thức toàn diện về du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, xây dựng phong trào toàn dân nhận thức đầy đủ về du lịch và làm du lịch của các cấp các ngành và nhân dân thành phố về năng lực giao tiếp, tinh thần mến khách để góp phần duy trì hình ảnh người dân Đà Lạt “thanh lịch – hiền hòa – mến khách”.
- Cần phải chú ý đến việc giữ chân và kêu gọi nguồn nhân tài của địa phương ở lại phục vụ. Nhiều sinh viên mới ra trường, thường xin vào những khách sạn hoặc công ty lớn một thời gian, khi đã có “lý lịch công việc đẹp” họ thường chuyển xuống thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác có mức lương cao hơn. Điều này thể hiện rõ nhất ở đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch. Nhiều hướng dẫn làm việc ở Đà Lạt một thời gian, khi đã có kinh nghiệm thường chuyển xuống thành phố Hồ Chí Minh với môi trường làm việc năng động và thu nhập cao hơn. Do vậy, cần tăng cường các chế độ đãi ngộ cũng như có nhiều hình thức khuyến khích về lương bổng để giữ chân họ. Ngoài ra, cần thu hút nguồn nhân lực giỏi trong ngành du lịch đến địa phương công tác lâu dài bằng các chế độ đãi ngộ đặc biệt về lương bổng, chỗ ở… Tuy nhiên, cần bố trí, sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để có thể giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài tại địa phương.
- Tăng cường nâng cao khả năng ngoại ngữ, giao tiếp cho nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, đặc biệt là những người phục vụ trực tiếp du khách bằng nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ cho doanh nghiệp, tăng cường thành lập các câu lạc bộ về ngoại ngữ, khuyến khích thời gian và lương bổng cho nhân viên tự thu xếp đi học. Ngoài ra, cần đào tạo nâng cao khả năng tin học cho nhân viên để áp dụng những tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ nhanh chóng và chính xác hơn các nhu cầu của du khách.
Tập huấn cho đội ngũ lái xe ôm, người bán hàng để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch.
Tóm lại, để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cần huy động và phát triển nguồn nhân lực theo phương thức xã hội hóa và hợp tác quốc tế. Như thế, không chỉ có cơ quan nhà nước mà các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều có điều kiện, cơ hội tham gia vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.
3.3.1.3. Chú trọng công tác bảo tồn
Ngoài việc thay đổi, khắc phục những tồn tại, yếu kém để thu hút thêm khách du lịch nước ngoài, khách du lịch nội địa tiềm năng thì điểm đến du lịch Đà Lạt nên bảo tồn những hình ảnh, sản phẩm vốn có của mình để duy trì ổn được lượng khách thường xuyên vốn có của mình. Bảo vệ hình ảnh “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”. Bảo vệ các khu rừng thông nguyên sinh, hạn chế thấp nhất sự chặt phá rừng trong quá trình triển khai các dự án du lịch mới.
Nên quy hoạch một số khu vực chuyên trồng những “rừng hoa” đặc trưng của địa phương như Anh Đào, Mimosa… Nghiên cứu trồng các rừng hoa sao cho thời gian nở hoa có thể phân bố đều trong năm, đặc biệt là những mùa du lịch ít khách. Việc này nên học tập các nước Nhật Bản, Hàn Quốc khi họ trồng được những rừng hoa ngút ngàn. Mỗi khi đến mùa hoa nở, du khách
khắp nơi đến thưởng ngoạn và cảm thấy vô cùng thích thú khi lọt thỏm trong một cánh đồng hoa khổng lồ kéo dài xa tít tắp.
Bảo vệ hệ sinh thái hồ, thác. Chống rác đọng, bồi lắng và luôn bổ sung những yếu tố bị hao mòn trong quá trình khai thác du lịch như cây xanh, thảm cỏ… Xử lý tốt nguồn nước của hồ, thác nhằm đảm bảo tính mỹ quan và vệ sinh môi trường.
Bảo vệ hệ kiến trúc cảnh quan và kiến trúc công trình cổ nổi tiếng của Đà Lạt. Cần thu hồi và cải tạo lại hiện trạng của những khu biệt thự đang bị lấn chiếm và sử dụng không đúng mục đích, bị thay đổi kết cấu một cách hỗn tạp. Đối với những công trình xây dựng mới, cần đảm bảo quy trình phê duyệt chặt chẽ nhằm tránh việc xây dựng những công trình có khả năng phá vỡ kiến trúc cảnh quan đặc trưng của Đà Lạt.
Duy trì hoạt động văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số tại địa phương. Lựa chọn và phát triển một số lễ hội đặc trưng thành những lễ hội có quy mô lớn, nhưng phải chú ý đảm bảo duy trì tính nguyên bản của nó. Đồng thời, phải có biện pháp ngăn chặn tác động tiêu cực vào đời sống của các dân tộc bản địa. Chẳng hạn như tổ chức những lễ hội cồng chiêng với quy mô lớn, nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu biểu diễn đến địa điểm biểu diễn cho khách.
3.3.2. Đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm
3.3.2.1. Phát triển và khai thác tốt thương hiệu hoa Đà Lạt
Thứ nhất, cần phát triển đưa thương hiệu hoa Đà Lạt xứng tầm, trở thành sản phẩm du lịch chính của địa phương. Cụ thể, cần định hướng Đà Lạt phát triển với hình ảnh những trang trại, thung lũng hoa với nhiều chủng loại màu sắc phong phú, cần khôi phục và chú trọng tới các mảng hoa dại. Hiện khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt rất thích hợp cho các loại hoa dại phát triển như: Bồ Công Anh, Bìm bìm, Dã quỳ… Chính vì thế, khuyến khích người
dân nên duy trì các mảng hoa dại quanh vườn và tường rào, đặt biệt là các loài hoa dễ mọc, dễ trồng như Bìm Bìm, Rạng Đông, Tường Vi, Cát Đằng,… Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên sớm qui hoạch trồng thêm nhiều loài hoa dại lan xuống mép nước hồ Xuân Hương, các thảm cỏ còn lại trong núi đồi nội thành và ven các con đường người dân và du khách hay đi dạo bộ... Ngay cả hàng rào bao quanh sân golf cũng phải được thiết kế lại theo hướng tạo cảnh quan đô thị bằng nhiều loại dây leo, chứ không chỉ phục vụ mục đích an ninh cho sân golf. Nếu làm được điều này, du khách sẽ có thể gặp hoa bất cứ ngả đường nào của Đà Lạt, tạo nên cho họ một cảm giác dễ chịu, thích thú về vùng đất mát lành quanh năm, vùng đất của ngàn hoa sinh sôi nảy nở, đúng như tên gọi Đà Lạt – sứ sở của ngàn hoa.
Thứ 2, nên quy hoạch phát triển Đà Lạt theo hướng các “con đường hoa”. Hiện đã có một số “con đường hoa” như đường Trần Phú với hoa Ban trắng, hàng năm vào dịp xuân về, du khách như lạc vào núi rừng Tây Bắc, mặc sức ngắm hoa Ban trắng xóa tại ngả đường này. Đèo Mimosa đã được trồng rất nhiều Mimosa và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn nở hoa. Đường Trần Quốc Toản, Hồ Tùng Mậu với hoa Mai Anh Đào phủ kín. Đường Đinh Tiên Hoàng với Cẩm Tú Cầu và Xác pháo rực rỡ,… Do vậy, nếu định hướng phát triển các ngả đường còn lại theo hướng mỗi đường sẽ trồng một loại hoa chuyên biệt thì sẽ tạo cho du khách những cảm giác thích thú, thỏa mãn thị giác khi nghĩ về thành phố ngàn hoa. Điều đó tạo nên những khác biệt cơ bản