Chương 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt
2.2.4. Đánh giá theo mô hình SWOT
Bảng 2.11. Ma trận SWOT điểm đến du lịch Đà Lạt Điểm mạnh, Điểm yếu Cơ hội, Thách thức Các điểm mạnh (S) 1. Khí hậu 2. Cảnh quan, kiến trúc 3. Nhiều loại hình du lịch 4. Nhân lực phục vụ du lịch 5. Môi trường du lịch/ Người dân địa phương.
Các điểm yếu (W)
1. Giao thông
2. Tình trạng nâng giá cao vào dịp lễ hội 3. Sản phẩm du lịch trùng lặp, nghèo nàn 4. Hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí 5. Tính thời vụ.
Các cơ hội (O)
1. Nhiều dự án du lịch lớn đầu tư vào Đà Lạt 2. Sân bay Liên Khương mở chặng bay quốc tế 3. Khách du lịch quốc tế gia tăng
4. Nhu cầu đi du lịch của người dân tăng.
- S1+O4: tăng cường quảng bá yếu tố khí hậu đến du khách nội địa. - S2,5+O2,3,4: tăng cường quảng bá, khai thác hiệu quả tài nguyên, hình ảnh du lịch
- S3+O3,4: triển khai tour du lịch đặc thù.
- S4+ O1,2,3,4: nâng cao chất lượng phục vụ.
- O1+W1,3,4: kêu gọi đầu tư vào giao thông, sản phẩm du lịch, hoạt động vui chơi giải trí. - O1+W5: đầu tư các sản phẩm du lịch mùa thấp điểm.
- O2+W5: giảm giá vận chuyển mùa thấp điểm - O3,4+W2: kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ. Các thách thức (T) 1. Sự phát triển của các điểm đến mới 2. Chặt phá rừng thông để xây dựng các dự án du lịch
3. Ô nhiễm môi trường 4. Khủng hoảng kinh tế thế giới.
- S1,2,3+T1: tăng cường xây dựng hình ảnh du lịch Đà Lạt
- S5+T3: tăng cường vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường - S3+T4: xây dựng các loại hình du lịch với nhiều mức giá khác nhau.
- Tăng cường công tác quản lý
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân và những người làm du lịch
- Chú trọng, tập trung vào chất lượng.
2.2.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu
a. Điểm mạnh
- Khí hậu. Khí hậu Đà Lạt mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên. Nhiệt độ trung bình 18 - 21°C, nhiệt độ cao nhất không quá 27°C và thấp nhất không dưới 5°C.
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
Đà Lạt không có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Bảng 2.12. Bảng nhiệt độ các tháng ở Đà Lạt
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt
độ 15,8 16,7 17,8 18,9 19,3 19,0 18,6 18,5 18,4 18,1 17,3 16,2
Nguồn: dư Địa Chí Đà Lạt
Nhiệt độ của Đà Lạt quanh năm mát mẻ. Đặc biệt khi khí hậu trái đất ngày càng ấm lên, vào dịp hè, du khách trong nước đi tránh nắng nhiều thì Đà Lạt là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách và các công ty lữ hành.
- Cảnh quan, kiến trúc. Hiếm có thành phố, địa phương nào trên cả nước lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đặc sắc như ở Đà Lạt. Cây Thông không những là thế mạnh kinh tế của tỉnh, mà còn góp phần đáng kể tạo cho các thắng cảnh Đà Lạt thêm sinh động và hấp dẫn. Các đồi thông tạo nên sự hài hòa cho hàng ngàn biệt thự xây dựng trên những sườn đồi thoai thoải, nhấp nhô và tạo nên bầu không khí trong lành, sạch sẽ.
thác Pongour hùng vĩ. về phía Lâm Hà, thác Voi như hàng đàn voi ào ào gào thét giữa núi rừng trùng điệp. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km là thác Prenn và thác Datanla nằm ẩn mình dưới rừng thông bạt ngàn. Dưới chân núi Pinhatt, hồ Tuyền Lâm rộng mênh mông - một công trình thủy lợi quan trọng và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất thành phố.
Ngoài thác, Đà Lạt còn có nhiều hồ xinh đẹp và thơ mộng như: hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Chiến Thắng, và phía xa dưới chân núi Langbian, hồ Suối Vàng nằm giữa những dãy đồi bằng phẳng, điểm những cụm thông, soi mình dưới mặt nước tạo thành một bức tranh thủy mạc độc đáo và hấp dẫn.
Cảnh quan Đà Lạt khá hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, các loài hoa đua nhau nở quanh năm, lúc nào cũng sẵn sàng, nồng hậu, dang rộng tấm lòng cởi mở, chân tình đón chào du khách trong và ngoài nước đến thăm và nghỉ dưỡng.
Về Kiến trúc, Đà Lạt may mắn được sở hữu một di sản kiến trúc giá trị, ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Lịch sử phát triển quy hoạch đô thị Đà Lạt nửa đầu thế kỷ 20 dường như gắn liền với sự phát triển nghệ thuật quy hoạch đương đại của thế giới. Từ chương trình xây dựng của Toàn quyền Paul Doumer, đồ án tổng quát áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng của thị trưởng đầu tiên Paul Champoudry, đến những bản quy hoạch của các kiến trúc sư Hébrard năm 1923, Pineau năm 1933, Mondet năm 1940 và Lagisquet năm 1943, Đà Lạt luôn hiện lên như một thành phố nghỉ dưỡng miền núi kiểu mẫu với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tuy chứa đựng những quan điểm đôi khi khác biệt, nhưng các đồ án quy hoạch thành phố luôn mang tính kế thừa lẫn nhau và được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ. Với sự nhất quán trong việc thực thi ý tưởng xây dựng một thành phố cảnh quan, các kiến trúc sư người Pháp đã tạo nên những đặc
điểm nổi trội của kiến trúc đô thị Đà Lạt – như quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiệp vào địa hình, các con phố uốn lượn theo đồi núi và thung lũng, những phân khu chức năng bố trí linh hoạt,... ít có thể thấy ở những thành phố khác của Việt Nam.
Hiện các biệt thực Pháp cổ còn tập trung nhiều tại khu vực đường Trần Hưng Đạo và Lê Lai, một số nằm rải rác khắp thành phố. Các biệt thự mới của Đà Lạt nằm ven những triền đồi với nhiều phong cách khác nhau cũng tạo được sức hút mãnh liệt với biết bao du khách muốn chiêm ngưỡng và thưởng thức.
- Nhiều loại hình du lịch. Với địa hình, khí hậu, cảnh quan của mình, Đà Lạt dễ dàng triển khai nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, tham quan, du lịch mạo hiểm, du lịch tuần trăng mật, du lịch MICE… những yếu tố này làm tăng sức hút cho thành phố khi nhu cầu du lịch của du khách ngày càng phong phú và đa dạng.
- Nhân lực. Hiện có khoảng 9.000 lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Lâm Đồng, trong đó con số này tại Đà Lạt khoảng 8.000. Số lao động được đào tạo đúng chuyên môn chiếm khoảng 60%. Số còn lại, phần lớn được đào tạo chính quy các ngành khác và học qua các lớp ngắn hạn về du lịch.
Ngoài đào tạo chính quy, các trường có đào tạo về Du lịch trên địa bàn Đà Lạt cũng thường xuyên mở các lớp ngắn hạn về du lịch nhằm hỗ trợ thêm kiến thức về các kỹ năng bổ trợ, giúp người học tự tin hơn khi ra làm việc như: quản lý khách sạn – nhà hàng, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân, tiếng Anh Du lịch,… Trong đó, có thể kể tới trường Đại học Yersin Đà Lạt khi được chính phủ Đan Mạch tài trợ xây dựng các phòng thực hành chức năng theo tiêu chuẩn của một khách sạn 4 sao, giúp học viên dễ dàng tiếp cận với các kiến thức thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trường cao đẳng
Nghề Đà Lạt được Luxembourg tài trợ xây dựng cơ sở vật chất khá khang trang, trong đó đặc biệt chú trọng đến xưởng bếp. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Lạt được liên minh châu Âu tài trợ xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo giáo viên theo tiêu chuẩn VTOS đào tạo nghề du lịch hiện nay,… tất cả đã giúp sinh viên, học viên dễ dàng tiếp cận được những kiến thức thực tế cũng như kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, giúp họ làm việc tốt hơn khi ra trường.
- Môi trường du lịch/ Người dân địa phương. Môi trường du lịch của Đà Lạt rất thuận lợi cho du khách tham quan, ít ô nhiễm khói bụi, ít kẹt xe, ít thiên tai, ít tệ nạn xã hội, trộm cướp,… tạo cho du khách thực sự thoải mái khi tham quan thành phố này.
Người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách, đặc biệt các nhà vườn trồng rau hoa luôn sẵn sàng giúp đỡ khi du khách có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về rau hoa.
b. Điểm yếu
- Giao thông. Một trong những trở ngại lớn của du khách khi đến Đà Lạt là vấn đề giao thông. Đối với đường hàng không, hiện đã khai thác các chặng bay đến thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng và Vinh với 2 hãng hàng không Vietnam airline và Vietjet air. Tuy nhiên tần suất các chuyến bay thấp, mỗi ngày mỗi hãng chỉ có một chuyến, do vậy thường không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của khách vào dịp cuối tuần và dịp lễ, du khách rất khó khăn để đặt vé đi Đà Lạt vào những dịp này.
Đối với đường bộ, tuyến đường quốc lộ 20 đoạn dưới đèo Bảo Lộc đến Madagui đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được cải tạo nâng cấp, nhiều du khách phàn nàn về chất lượng của đoạn đường này. Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt chỉ có 300km nhưng phải di chuyển tối thiểu 8h, ngồi trên xe cả ngày lại bị xốc lắc bởi chất lượng đường xá đã làm cho nhiều du khách ngán ngẩm khi đến du lịch tại Đà Lạt. Tỉnh lộ 723 đi Nha
Trang lại thường xuyên bị sạt lở vào mùa mưa bão, đèo Ngoạn Mục đi Ninh Thuận vẫn đang trong giai đoạn sửa chữa.
- Tình trạng nâng giá cao vào dịp lễ hội. Vào những dịp cao điểm, đội ngũ cò phòng ngủ thường mua hết phòng với giá vừa và bán lại cho các công ty du lịch với giá trên trời, cao hơn giá ngày thường từ 3 đến 5 lần. Điều này làm cho một số công ty du lịch đã đặt tour lên Đà Lạt phải hủy vì chi phí quá cao. Ngoài ra một số cơ sở ăn uống thường hét giá rất cao, chặt chém du khách trong những dịp này.
- Sản phẩm du lịch trùng lặp, nghèo nàn. Phần lớn các sản phẩm du lịch của Đà Lạt đều dựa vào thiên nhiên, do vậy nhiều sản phẩm, nhiều điểm tham quan của Đà Lạt na ná nhau. Theo phỏng vấn nhiều du khách tham quan tại Đà Lạt thì điểm quan quan và dịch vụ du lịch của Đà Lạt chưa thật sự hấp dẫn. Sản phẩm hoa Đà Lạt còn nghèo nàn, chưa xứng tầm là một thành phố festival hoa của Việt Nam. Nhiều hồ nước bị ô nhiễm, một số điểm du lịch còn chưa đảm bảo vệ sinh. Những điểm du lịch tự nhiên của Đà Lạt về cơ bản giống nhau.
- Hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí. Đà Lạt có rất ít các hoạt động vui chơi, giải trí cho du khách và người dân địa phương. Đặc biệt, các hoạt động du lịch về đêm của Đà Lạt đơn điệu, ít khu vui chơi giải trí về đêm dành cho du khách. Ngoài việc tham quan, du khách không biết chơi gì, tham gia gì vào buổi tối. Những yếu tố này sẽ là hạn chế lớn cho du lịch Đà Lạt khi muốn tăng thời gian lưu trú của du khách.
- Tính thời vụ. Mùa mưa của Đà Lạt thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Ngoài ra, do vị trí của Đà Lạt nên bất kì đợt áp thấp nhiệt đới nào thì Đà Lạt cũng bị ảnh hưởng và gây mưa liên tục. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các hoạt động tham quan cũng như quá trình tham quan của du khách.
2.2.4.2. Cơ hội, thách thức
a. Cơ hội
- Nhiều dự án du lịch lớn đầu tư vào Đà Lạt. Hiện có rất nhiều dự án du lịch được triển khai tại thành phố Đà Lạt, hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo cho thành phố hoa này. Trước tiên phải kể đến những dự án du lịch chuyên đề về hoa hoặc những dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sản phẩm du lịch gắn với hoa. Đối với khu du lịch hồ Tuyền Lâm, một trong các khu du lịch chuyên đề của cả nước được chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch hoa trong quy hoạch và thu hút đầu tư. Trong số 32 dự án đầu tư tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, hoa Đà Lạt luôn được xem là một trong các nội dung đầu tư được quan tâm xây dựng thành sản phẩm đặc thù, đặc biệt toàn khu du lịch có 4 dự án đầu tư du lịch chuyên đề về hoa như: 2 dự án công viên hoa và kỳ quan thế giới của công ty HACO và công ty Hà Anh, dự án Vườn hoa Tình yêu và Hòa Bình, dự án Vườn hoa Lan Thanh Quang. Trong đó, dự án vườn hoa Lan Thanh Quang đã dần đi vào hoạt động. Ngoài ra, toàn bộ không gian khu du lịch hồ Tuyền Lâm sẽ được đầu tư thống nhất theo ý tưởng quy hoạch “không gian hoa Đào” với mục tiêu trong tương lai không xa, ngành du lịch Đà Lạt sẽ hoàn toàn có đủ điều kiện tổ chức Lễ hội hoa Anh Đào ngay tại khu du lịch đang được khẩn trương đầu tư này. Không chỉ tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, theo thống kê của ngành du lịch Lâm Đồng, trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hút được trên 20 dự án du lịch khác có sản phẩm du lịch về hoa như xây dựng các công viên hoa chuyên đề, các dự án du lịch canh nông về hoa, xây dựng trang trại hoa chất lượng cao vừa phục vụ mục tiêu tham quan vừa cung cấp cho thị trường. Đa số các dự án này đều tập trung ở thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương.
Ngoài ra, còn nhiều dự án nghỉ dưỡng tại khu vực hồ Tuyền Lâm, đồi Robin, các dự án vui chơi giải trí và du lịch tổng hợp tại Dankia – Suối Vàng
đang dần được triển khai hoặc kêu gọi đầu tư,… Những dự án trên nếu đi vào khai thác thực tế sẽ tạo một sức hút rất lớn cho du khách trong nước và quốc tế, giúp cho họ có nhiều trải nghiệm thú vị khi du lịch tại Đà Lạt.
- Sân bay Liên Khương mở chặng bay quốc tế. Hiện giao thông là một trong những yếu tố trở ngại lớn của Đà Lạt trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Nắm được sự trở ngại này này, tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực hợp tác với các nước để mở các đường bay thẳng đến các nước đó và ngược lại. Cụ thể, ngày 21/10/2013 vừa qua, hội thảo xúc tiến đầu tư và mở đường bay quốc tế Đà Lạt - Singapore do chính quyền tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Cục hàng không dân dụng Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức đã diễn ra ở quốc đảo Sư tử, điều này tạo ra cơ hội rất lớn để mở chuyến bay thẳng đến đảo quốc này. Ngoài ra, sân bay Liên Khương hiện đang có các kế hoạch mở chuyến bay thẳng đến các quốc gia như: Lào, Campuchia và Hàn Quốc. Các chặng bay này đi vào hoạt động sẽ giúp Đà Lạt kết nối với các quốc gia khác trong khu vực dễ dàng hơn và gián tiếp nâng cao lượng khách quốc tế đến với thành phố Đà Lạt.
- Khách du lịch quốc tế gia tăng. Sau khi bị giảm trong năm 2009 do