Mô hình DLDVCĐtại làng rau Trà Quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 77 - 91)

2.2. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An

2.2.2. Mô hình DLDVCĐtại làng rau Trà Quế

Nằm cách đô thị cổ Hội An 3km về hƣớng Đông Bắc, làng rau Trà Quế - hơn 400 năm tuổi – thuộc xã Cẩm Hà thành phố Hội An từ lâu nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau đƣợc trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò có hƣơng vị đặc trƣng riêng. Ngoài ra nơi đây còn sở hữu không gian làng quê yên bình, mát mẻ với cánh đồng cò bay thẳng cánh và những hàng tre, hàng dừa nghiêng mình tỏa mát bên dòng sông. Với những giá trị tài nguyên độc đáo, Trà Quế đã tạo đƣợc dấu ấn mạnh trong lòng những du khách đến tham quan. Năm 2003 công ty du lịch Hội An bắt đầu khai thác tour du lịch tham quan Trà Quế và đem lại thƣơng hiệu “ Một ngày làm cƣ dân làng rau Trà Quế” với loại hình

DLDVCĐ đƣợc nhiều ĐP khác trong địa bàn thành phố Hội An nói riêng và cả nƣớc nói chung học tập.

2.2.2.1. Mô hình

Năm 2003 thị xã Hội An ra quyết định giao cho công ty du lịch – dịch vụ Hội An đầu tƣ khai thác bán vé tham quan. Số tiền bán vé thu đƣợc công ty sẽ trích lại cho UBND xã Cẩm Hà 50% và công ty 50%.

Đến năm 2009, UBND thành phố Hội An quyết định giao lại quyền quản lý cho UBND xã Cẩm Hà. UBND xã Cẩm Hà sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát vé tham quan tại làng rau. Đối với công ty du lịch – dịch vụ Hội An (cha đẻ của MH DLDVCĐ tại làng rau) sẽ đƣợc hƣởng 50% giá trị trên mỗi vé. Còn đối với các công ty du lịch khác thì UBND xã Cẩm Hà đƣợc hƣởng 100% tiền vé.

Các hộ dân tham gia vào phục vụ khách nhƣ biểu diễn và hƣớng dẫn khách trồng rau thì đƣợc hƣởng từ 30.000 – 50.000 đồng/ 1 đoàn. Nếu trong ngày có nhiều đoàn thì công ty sẽ trả thêm tiền cho đoàn tiếp theo.

Với hoạt động du lịch, cƣ dân làng rau không chỉ có thêm thu nhập từ việc phục vụ khách mà còn nhờ du lịch làng rau đƣợc nhiều ĐP, nhiều ngƣời biết đến hơn, từ đó tiêu thụ đƣợc nhiều rau hơn.

2.2.2.2. Các nguồn lực cho phát triển mô hình

Nguồn lực bên ngoài

oTrà Quế nằm rất gần đô thị cổ Hội An, chỉ cách đô thị cổ Hội An khoảng

3km. Hằng năm (từ năm 2007 đến nay) Hội An đón khoảng hơn 1 triệu lƣợt khách đến tham quan. Với nguồn khách trên Trà Quế sẽ có rất nhiều cơ hội để thu hút khách và phát triển hoạt động du lịch.

oChính quyền thành phố Hội An luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ để các ĐP

phát triển, đặc biệt là phát triển hoạt động du lịch. Năm 2004 thực hiện chủ trƣơng của tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An đã ra nghị quyết về khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch. Nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động du lịch tại làng rau trong những năm đầu phát triển có cơ hội phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, thành phố Hội An còn quan tâm đào tạo những kiến thức

và kỹ năng về phục vụ du lịch cho CĐĐP, tạo hứng khởi cho ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch.

oNhu cầu đi du lịch của du khách, đặc biệt là khách nƣớc ngoài có xu hƣớng

tìm về những làng quê yên bình, tận hƣởng không gian mát mẻ và tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa của ngƣời dân ĐP. Với xu hƣớng này thì MH làng rau Trà Quế rất thích hợp để ra đời và phát triển.

Nguồn lực bên trong

oThƣơng hiệu rau Trà Quế đã nổi tiếng trên thị trƣờng với chất lƣợng rau

sạch, thơm và mang hƣơng vị đặc trƣng riêng đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Sản phẩm rau Trà Quế cũng góp phần làm nên giá trị ẩm thực độc đáo của một đô thị cổ bên dòng sông Hoài thơ mộng.

oLàng rau Trà Quế đã tồn tại hơn 400 năm tuổi, ghi lại dấu ấn của nhiều lần

đổi thay. Đặc biệt hơn du khách đến với làng rau Trà Quế sẽ tận mắt chứng kiến phƣơng pháp trồng rau đặc trƣng riêng mà chỉ có nơi này mới có. Đó chính là phƣơng pháp bón phân bằng rong và tƣới nƣớc bằng gàu còn lƣu giữ từ đời xƣa.

oKhông gian làng rau Trà Quế rất mát mẻ và yên bình. Một cánh đồng lớn

nằm giữa làng rau và khu vực thành phố lƣu giữ nhiều cảnh đẹp khó tả. Nơi đây không chỉ khai thác tour làm cƣ dân trồng rau mà còn có thể khai thác đƣợc tour làm nông dân, tour câu cá, tour cỡi trâu, tour chèo thuyền,…

oNgƣời dân làng rau Trà Quế nói riêng và ngƣời dân Hội An nói chung là

đều là những ngƣời con xứ Quảng, nổi tiếng với sự thân thiện, chân thành và cởi mở. Đây chính là lợi thế để du lịch, đặc biệt là DLDVCĐcó thể phát triển đƣợc và đem lại hiệu quả cao.

2.2.2.3. Các thành phần tham gia mô hình

Chính quyền địa phương

 UBND xã Cẩm Hà chịu trách nhiệm tổ chức đón tiếp, bán vé; phối hợp

xây dựng các điểm tham quan, xây dựng nội quy điểm tham quan, biên tập nội dung thuyết minh giới thiệu về lịch sử văn hóa làng nghề và các điểm tham quan; hỗ trợ CĐ và phối hợp với các ngành, các cơ quan tổ chức các lớp đào tạo nghề dịch vụ du

lịch cho CĐ dân cƣ sinh sống trong làng rau; tổ chức tuyên truyền quảng bá thƣơng hiệu làng rau; có nghĩa vụ và trách nhiệm theo dõi, báo cáo tổng hợp kết quả tham quan; có trách nhiệm hỗ trợ đầu tƣ làng nghề.

 Ngoài UBND xã Cẩm Hà thì các phòng ban của UBND thành phố Hội

An cũng hỗ trợ và phối hợp để hoạt động du lịch tại làng rau Trà Quế hoạt động tốt và đạt hiệu quả. Các phòng ban của UBND thành phố nhƣ: Phòng kinh tế, Phòng Thƣơng mại và du lịch, Phòng tài nguyên và môi trƣờng, Phòng văn hóa thông tin thể thao, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích, Trung tâm văn hóa thể thao, Phòng Tài chính kế hoạch.

Công ty du lịch

 Phối hợp với UBND xã Cẩm Hà thực hiện các quy định tham quan tại

làng nghề; đồng thời có trách nhiệm trích một tỷ lệ phần trăm theo quy định trên khoản thu bán vé tham quan để nộp vào ngân sách ĐP.

 Xúc tiến các hoạt động quảng bá nhằm thu hút và đƣa khách đến tham

quan tại làng rau.

 Khi hƣớng dẫn khách tham quan làng rau phải đảm bảo hạn chế ảnh

hƣởng tới sản phẩm rau của ngƣời dân, tới môi trƣờng tự nhiên và trách những tác động tiêu cực đến phong tục, tập quán và văn hóa bản địa.

 Khi sử dụng lao động ĐP phải chi trả tiền đúng theo thỏa thuận.

Cộng đồng địa phương

Bất cứ ngƣời dân nào tại ĐP cũng có thể tham gia vào hoạt động phục vụ khách. Đối với các hộ dân tham gia du lịch tại làng rau đƣợc quy định trách nhiệm rõ ràng nhƣ sau:

 Tùy theo quy mô của gia đình các hộ dân có thể ký thỏa thuận với công ty

lữ hành Hội An hoặc các công ty du lịch khác, tiến hành các quy trình phục vụ khách khép kín, đồng bộ và đảm bảo chất lƣợng theo tiêu chuẩn do công ty đƣa ra.

 Gía cả thỏa thuận, đƣợc bảo mật thông tin và hợp tác hỗ trợ đảm bảo chất

lƣợng phục vụ khách du lịch và gìn giữ uy tín cho cả 3 bên (UBND xã Cẩm Hà, công ty, hộ dân)

 Giữ gìn vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh nơi phục vụ

 Không đƣợc có biểu hiện kèo nèo, xin tiền tip, quà tặng của khách. Bồi

dƣỡng, tặng quà phụ thuộc vào sự tự nguyện của khách.

2.2.2.4. Hiện trạng phát triển mô hình Mô hình quản lý

Mô hình ban đầu

DN du lịch cụ thể là Công ty dịch vụ du lịch Hội An trực tiếp khai thác các tour tham quan tại làng rau Trà Quế, phối hợp với ngƣời dân ĐP tổ chức các dịch vụ phục vụ du khách, chịu trách nhiệm quảng bá, marketing về điểm đến, đào tạo nhân lực phục vụ, hƣớng dẫn ngƣời dân ĐP cách ứng xử, giao tiếp trong du lịch,….Và DN này đƣợc quyền thu vé tham quan của tất cả du khách đến đây bao gồm khách lẻ và khách của các công ty du lịch khác. Số tiền bán vé sau khi trừ thuế (10% VAT) và các chi phí kinh doanh sẽ đƣợc chia đôi, đơn vị khai thác hƣởng một nửa, chính quyền ĐP là UBND xã Cẩm Hà quản lý hƣởng một nửa. Số tiền chính quyền ĐP quản lý đƣợc trích để đầu tƣ cho các dịch vụ công cộng và các chƣơng trình, lễ hội chung của CĐ.

Ngƣời dân ĐP tham gia vào hoạt động phục vụ du khách với tƣ cách là hƣớng dẫn viên, là ngƣời trình diễn các công đoạn sản xuất hay là nhân viên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ của công ty.

Mô hình hiện tại

DN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG DOANH NGHIỆP DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG

Qua hơn 4 năm khai thác (2005 – 2009) mỗi năm xã Cẩm Hà chỉ đƣợc chia khoảng 10 triệu đồng. Số tiền này đƣợc nộp vào ngân sách của xã để tái đầu tƣ cho làng rau Trà Quế theo nhu cầu phát triển. Trên thực tế, ngoài việc Công ty khai thác du lịch trợ giúp một vài lần về hạt giống cho nông dân thì số tiền đó không đủ để tái đầu tƣ lại cho sản xuất nên gây ra bức xúc giữa ngƣời dân, UBND xã và đơn vị khai thác du lịch.

Năm 2009 UBND thành phố Hội An thống nhất giao UBND xã Cẩm Hà trực tiếp quản lý toàn bộ việc bán vé tham quan tại làng rau Trà Quế. Đối với công ty dịch vụ du lịch Hội An – công ty trực tiếp khai thác tour Một ngày làm cƣ dân làng rau Trà Quế thì UBND xã sẽ trích giảm 50% giá trị trên mỗi vé ngay tại thời điểm thu vé. Còn đối với các công ty khác thì sẽ vẫn thu 100% trích vào ngân sách của xã. Gía vé dành cho đối tƣợng khách nƣớc ngoài là 20.000 đồng/ vé và giá vé dành cho khách nội địa là 10.000 đồng/vé.

Đối với việc đầu tƣ kinh doanh dịch vụ tại làng rau thì UBND xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia, khuyến khích ngƣời dân trong xã tham gia đầu tƣ và phục vụ du lịch.

Hoạt động kiểm soát vé do 2 ngƣời của UBND xã đảm nhiệm. Bất cứ công ty du lịch nào đƣa khách đến tham quan thì nhân viên kiểm soát đều nắm rõ và thu vé tham quan theo đúng quy định. Những trƣờng hợp khách lẻ tham quan thì khi nào khách dừng chân tại ruộng rau của ngƣời dân thì nhân viên kiểm soát mới tiến hành thu vé. Còn những khách đạp xe đạp hoặc tản bộ ngắm cảnh thì đƣợc miễn phí vé hoàn toàn. Tiền thu đƣợc từ hoạt động bán vé sẽ trích chi trả tiền lƣơng cho nhân viên kiểm soát vé. Với cách kiểm soát vé nhƣ trên thì việc thất thoát vé và thất thoát doanh thu sẽ không diễn ra, đồng thời tạo sự thỏa mái cho cả khách du lịch và ngƣời dân ĐP.

Các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch tại làng rau

o Công ty du lịch – dịch vụ Hội An là công ty chính đƣa khách đến tham

đồng theo kiểu nhà dân giã để phục vụ khách. Ngoài ra còn có các DN du lịch trên địa bàn Hội An và cả nƣớc đƣa khách đến tham quan

o Để phục vụ cho du khách tham quan tại làng rau, ngoài công ty du lịch

dịch vụ Hội An, tại Trà Quế còn có thêm 4 hộ đăng ký kinh doanh nhà hàng, phục vụ tour “ Một ngày làm cƣ dân làng rau” và 1 hộ phục vụ lƣu trú.

Thị trường khách Bảng 2.21: Thị trƣờng khách đến làng rau Trà Quế STT Nƣớc Số phiếu trả lời Tỷ lệ 1 Úc 10 21,7% 2 Mỹ 9 19,6% 3 Pháp 6 13% 4 Ý 3 6,5% 5 Anh 3 6,5% 6 Đức 3 6,5% 7 Các nƣớc khác 12 26,2% Tổng 46 100%

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tại làng rau Trà Quế

Theo kết quả điều tra 46 khách du lịch đến với làng rau Trà Quế cho thấy thị trƣờng khách đến với Trà Quế chủ yếu là nƣớc Úc, chiếm 21,7% và Mỹ chiếm 19,6%. Các nƣớc nhƣ Pháp, Ý, Đức, Anh ... chiếm từ 6% - 13% lƣợng khách đến với Trà Quế. Các nƣớc thuộc khu vực Châu Á nhƣ Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc… lƣợng khách chiếm tỷ trọng tƣơng đối ít.

Trong số 46 khách đến thăm quan làng rau Trà Quế thì họ chủ yếu là những ngƣời nghỉ hƣu, chiếm 23,9%, còn lại khách là học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên văn phòng. Đa phần khách đến tham quan làng rau Trà Quế là lần đầu, chiếm 93,3%. Cũng có 2 khách đến tham quan làng rau lần 2 chiếm 4,4% và 1 khách đến lần 3, chiếm 2,2%.

Khách biết đến thông tin làng rau Trà Quế thông qua internet là chủ yếu, chiếm 28,3%; brochures và sách hƣớng dẫn cũng đƣợc khách sử dụng nhiều, chiếm

23,9% và 21,7%; 15,2% là thông qua công ty du lịch; còn các hình thức truyền miệng và các hình thức khác chiếm 10,8%

Chuyến tham quan làng rau Trà Quế của du khách chủ yếu là tự tổ chức 56,5% và thông qua công ty du lịch là 37%. Họ đến với làng rau Trà Quế với mục đích chính là thƣởng thức phong cảnh chiếm 81%; thăm bà con, họ hàng là 8,7%, còn lại là nghiên cứu về làng nghề và kinh doanh học tập.

Tuyến tham quan làng rau Trà Quế

 Từ đầu ngã rẽ đƣờng Nhị Trƣng chạy thẳng, có một nhà đón tiếp bằng

phên tre, kiểu dáng nông thôn Việt Nam cho khách dừng chân, gởi xe, uống nƣớc. Trƣớc khi vào tham quan, ở đây cũng có một cổng chào với MH một cổng làng truyền thống.

 Từ điểm bán vé đến cuối điểm tham quan làm một quán nƣớc bán các

loại nƣớc uống mà sản phẩm thu đƣợc từ làng rau nhƣ nƣớc rau má, nƣớc cà chua và các món ăn khác nhƣ rau đắng trộn, mì Quảng,…

 Chạy dọc theo đầm Trà Quế ở hai hƣớng Đông và Tây, tổ chức một số

quán ăn uống, giải khát giới thiệu quy trình chế biến các món ăn đặc sản sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở đây nhƣ tráng mì, đổ bánh xèo, bánh bèo,…, ở khu vực đầm lầy tổ chức nuôi các loại cá nhƣ cá rô, cá chuối,… để khách có thể bắt cá và thƣởng thức ngay tại chỗ.

Các hoạt động khách được tham gia trải nghiệm tại làng rau:

o Hóa thân thành nông dân với tấm áo nâu sòng, đi đôi dép lê, đội nón lá và

sử dụng các nông cụ phục vụ cho việc sản xuất rau

o Đi dọc bờ ruộng và đến các vƣờn rau tham quan, tìm hiểu về các loại rau

o Trải nghiệm các công việc của ngƣời nông dân nhƣ đào xới đất, bón phân

bằng rong vớt ở sông, lấp đất và trồng rau, tƣới nƣớc,…

o Chế biến các món ăn từ rau và những món đặc sản của ĐP ngay tại chân

ruộng của nông dân: món tôm hữu, bánh xèo, bánh vạc, tráng bánh tráng,….

o Tham quan khu vực đồng ruộng bao quanh làng, khám phá đầm Đế Võng

o Tham gia vào hoạt động tổ chức lễ hội Cầu Bông – một lễ hội truyền thống của ngƣời dân Trà Quế nhƣ: thi trồng rau làm nông dân giỏi, thi nấu ăn cùng ngƣời dân ĐP,…

Chương trình tour “Một ngày làm nông dân làng rau Trà Quế”

7:30 Hƣớng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn, đƣa khách đến một hộ dân ở làng rau Trà Quế

8:00 – 11:00 Du khách tham quan vƣờn rau, cùng nông dân tƣới nƣớc, đi lấy rong ở đầm Trà Quế về bón cho rau

11:00 – 14:00 Du khách cùng gia đình làm cơm và dùng cơm trƣa với các món ăn đƣợc chế biến từ rau trong vƣờn

14:00 – 17:00 Du khách học cách làm đất, gieo hạt giống và thu hoạch rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)