Doanh thu du lịch tại làng mộc Kim Bồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 73)

ĐVT: triệu đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu 83,85 256,23 139,02 43,8 55,23 61,99 75,56

Công tác tổ chức quản lý

Ban quản lý chỉ còn lại 2 thành viên nên không đủ lực lƣợng để duy trì và tiếp tục các hoạt động của HTX. Bên cạnh đó, sự mất đoàn kết trong nội bộ đã làm cho các thành viên trong BQL nản lòng, không muốn tiếp tục duy trì công việc của mình và có nhu cầu từ chức trong lần đại hội sắp đến.

Lợi ích mang lại cho xã viên

Năm 2004 xã viên đầu tƣ 5 triệu đồng đóng góp vào quỹ của HTX. Với số tiền xã viên đóng góp, HTX gởi ngân hàng lấy tiền lãi. Sau thời gian hoạt động 10 năm, số tiền trên chƣa đƣợc phát huy hiệu quả, xã viên chƣa nhận đƣợc bất cứ tiền lãi nào từ nguồn vốn đầu tƣ trên. Năm 2013 các xã viên thiếu vốn làm ăn nên HTX rút lại tiền tiết kiệm trong ngân hàng cho xã viên mƣợn lại 4 triệu đồng/ mỗi cổ phần.

Dự án khôi phục làng nghề gắn với hoạt động du lịch của UBND thị xã Hội An đã quy hoạch khu trung tâm làng nghề, cung cấp đất cho các xã viên xây dựng các kiốt trình diễn nghề và bán những sản phẩm do chính họ làm ra. Với tổng số 13 kiốt đƣợc xây dựng và hoạt động thì đến nay chỉ còn 6/13 kiốt tiếp tục duy trì, số kiốt còn lại đóng cửa, không hoạt động.

Đóng góp cho cộng đồng

Theo kết quả điều tra 95 khách tham quan tại làng mộc Kim Bồng về vấn đề đóng góp kinh phí cho CĐ thông qua tiền vé tham quan của mình thì 84 khách (chiếm 88,4%) không biết giá tour của họ có đƣợc trích cho CĐĐP hay không, 11 khách (chiếm 11,6%) biết giá tour của họ trích cho CĐĐP, cụ thể: 3 ngƣời cho rằng đƣợc trích lại 5000 đồng, 5 ngƣời cho rằng đƣợc trích 10.000 đồng và 3 ngƣời khác cho rằng đƣợc trích 20.000 đồng.

Tuy nhiên, khách đến với Kim Bồng trả tiền tour cho công ty du lịch và công ty du lịch không hề trích bất cứ kinh phí nào dành cho HTX hoặc cho CĐĐP. Họ chỉ sử dụng sản phẩm của trung tâm làng nghề hoặc một số ít mua tour xe đạp của HTX. Khi hƣớng dẫn khách tham quan các ki ốt làng nghề thì có một số ít khách sẽ mua sản phẩm tại các kiôt và hoạt động đóng góp chỉ dừng lại ở đó.

Đánh giá của khách du lịch

Theo kết quả điều tra 95 khách hàng tham gia chƣơng trình tour tại làng mộc Kim Bồng thì đa số khách cảm thấy bình thƣờng. Trong đó có 21 khách hoàn toàn hài lòng về chuyến tham quan (chiếm 22,1%), 34 khách hài lòng (chiếm 35,8%), 36 khách cảm thấy bình thƣờng (chiếm 37,9%) và 4 khách thấy thất vọng (chiếm 4,2%).

Phần lớn khách hàng không có nhu cầu quay trở lại làng mộc Kim Bồng, trong số 95 khách thì có 52 khách trả lời sẽ không quay trở lại. Điều này cho thấy chất lƣợng dịch vụ du lịch tại làng mộc Kim Bồng chƣa thực sự thu hút và níu chân khách tham quan.

2.2.1.6. Hạn chế và nguyên nhân

- Công tác quản lý theo MH HTX

 Việc lựa chọn xã viên tham gia vào MH chƣa kỹ lƣỡng, chủ yếu đáp ứng

yêu cầu về tài chính, còn các yêu cầu khác nhƣ am hiểu hoặc quan tâm về du lịch, về kinh doanh du lịch lại chƣa đƣợc chú trọng.

 Xây dựng Trung tâm làng nghề đóng vai trò điều phối nhƣng sau thời gian

hoạt động Trung tâm làng nghề chƣa phát huy đƣợc tác dụng dẫn đến đóng cửa; các ki ốt, các hộ gia đình tham gia trong HTX tự tìm kiếm khách hàng. Nhiều ki ốt, hộ gia đình có đƣợc lƣợng khách ổn định nhờ khả năng quen biết rộng nhƣng cũng nhiều ki ốt, nhiều hộ gia đình khác không có khách, từ đó dẫn đến sự mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ và mất tinh thần, niềm tin vào HTX.

 Sản phẩm bày bán ở Trung tâm làng nghề và các ki ốt kinh doanh chủ yếu

là những sản phẩm ở nơi khác nhập về, những sản phẩm bằng gỗ do chính thợ thủ công Kim Bồng làm ra rất ít. Công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm chƣa đƣợc chú trọng. Các xã viên quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt mà bỏ qua rất nhiều cơ hội thu đƣợc lợi nhuận lâu dài và phát triển thƣơng hiệu mộc Kim Bồng trong tƣơng lai.

 Hoạt động chung của HTX chƣa đƣợc quan tâm. Các kế hoạch hành động

chủ yếu mang tính hình thức, đầy đủ thủ tục. Các công việc chung đƣợc thực hiện cho xong việc, không quan tâm nhiều đến kết quả.

- Sản phẩm và dịch vụ du lịch

 Sản phẩm làng nghề chƣa đa dạng, chƣa đổi mới. Nhiều sản phẩm đẹp

nhƣng lại có kích thƣớc quá lớn khiến việc di chuyển khó khăn vì vậy nhiều du khách không thể mua đƣợc.

 Sản phẩm du lịch nghèo nàn, chủ yếu khai thác thƣơng hiệu Kim Bồng

 Dịch vụ du lịch thiếu cả về số lƣợng lẫn kém về mặt chất lƣợng. Không có

nhà hàng phục vụ ăn uống, nhà nghỉ phục vụ lƣu trú và các cơ sở kinh doanh khác nhƣ vui chơi, giải trí,…

-UBND thành phố Hội An không cho phép HTX dịch vụ du lịch Kim Bồng thu vé tham quan làng mộc, do đó HTX không có nguồn thu ổn định để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty du lịch đƣa khách đến tham quan thì chỉ hƣớng dẫn khách tham quan tại khu vực biểu diễn làng nghề mà không mua các chƣơng trình tour của HTX. Còn đối với khách đi lẻ thì họ thuê xe đạp và hƣớng dẫn ở Hội An sau đó di chuyển qua làng mộc để tham quan mà không phải chi thêm bất cứ khoản phí nào. Rất ít khách tham quan mua chƣơng trình tour của HTX, cụ thể năm 2013 chỉ có 1.412 lƣợt khách tham gia tour xe đạp, doanh thu mang lại chỉ đạt 75,56 triệu đồng.

-Phòng thương mại du lịch Hội An không cho phép HTX bán sản phẩm mỹ nghệ từ nơi khác nhập về bán tại trung tâm. Trong khi đó, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của làng nghề chƣa đa dạng, phong phú và phù hợp với thị hiếu nên tiêu thụ rất khó khăn. Từ đó dẫn đến doanh thu thấp, đời sống của nghệ nhân không đảm bảo, rất nhiều nghệ nhân, xã viên nản lòng, bỏ dỡ hoạt động kinh doanh của mình.

- Công tác nhân sự

 Các thành viên trong BQL HTX chƣa đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ

quản trị, quản lý DN mà đa số họ là những nghệ nhân chỉ am hiểu về nghề. Do đó, BQL gặp rất nhiều khó khăn khi dẫn dắt HTX tổ chức kinh doanh, đặc biệt trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gặp nhiều ảnh hƣởng, khó khăn, thách thức từ môi trƣờng chung trên toàn thế giới nhƣ hiện nay.

 Các xã viên ít có kiến thức về kinh doanh du lịch tuy nhiên họ lại ít quan tâm đến việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Khi đƣợc đào tạo để bổ sung kiến thức thì đa số họ lại học lơ là, học cho xong.

 Thu nhập của lao động làm nghề và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở làng

nghề còn thấp do đó khó thu hút đầu tƣ và đào tạo lao động trẻ nhân cấy nghề

- Công tác quảng bá xúc tiến thương mại làng nghề và nghiên cứu tiếp cận thị trường có thực hiện nhưng chưa nhiều, chƣa chủ động và phổ biến, hiệu quả thấp, đặc biệt sử dụng cổng thƣơng mại điện tử, tham gia hội chợ rất hạn chế; mặc khác tƣ tƣởng trông chờ Nhà nƣớc còn thể hiện khá rõ.

- Giao thông đến làng mộc Kim Bồng còn nhiều khó khăn, chƣa có cầu để thuận tiện cho đi lại đồng thời việc di chuyển trên sông nƣớc khiến nhiều du khách lo ngại vì yếu tố an toàn không cao.

- Công tác vệ sinh môi trường chưa được chú trọng, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi tại khu vực trung tâm làng nghề và dọc các con đƣờng. Khu vực bờ song nhiều chỗ còn ô nhiễm

- Sự năng động, sáng tạo, cầu thị của các hộ, cơ sở sản xuất cònrất hạn chế, chƣa mạnh dạn đầu tƣ và có chiến lƣợc phát triển sản phẩm gắn với thị trƣờng lâu dài và bền vững.

2.2.2.Mô hình DLDVCĐ tại làng rau Trà Quế

Nằm cách đô thị cổ Hội An 3km về hƣớng Đông Bắc, làng rau Trà Quế - hơn 400 năm tuổi – thuộc xã Cẩm Hà thành phố Hội An từ lâu nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau đƣợc trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò có hƣơng vị đặc trƣng riêng. Ngoài ra nơi đây còn sở hữu không gian làng quê yên bình, mát mẻ với cánh đồng cò bay thẳng cánh và những hàng tre, hàng dừa nghiêng mình tỏa mát bên dòng sông. Với những giá trị tài nguyên độc đáo, Trà Quế đã tạo đƣợc dấu ấn mạnh trong lòng những du khách đến tham quan. Năm 2003 công ty du lịch Hội An bắt đầu khai thác tour du lịch tham quan Trà Quế và đem lại thƣơng hiệu “ Một ngày làm cƣ dân làng rau Trà Quế” với loại hình

DLDVCĐ đƣợc nhiều ĐP khác trong địa bàn thành phố Hội An nói riêng và cả nƣớc nói chung học tập.

2.2.2.1. Mô hình

Năm 2003 thị xã Hội An ra quyết định giao cho công ty du lịch – dịch vụ Hội An đầu tƣ khai thác bán vé tham quan. Số tiền bán vé thu đƣợc công ty sẽ trích lại cho UBND xã Cẩm Hà 50% và công ty 50%.

Đến năm 2009, UBND thành phố Hội An quyết định giao lại quyền quản lý cho UBND xã Cẩm Hà. UBND xã Cẩm Hà sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát vé tham quan tại làng rau. Đối với công ty du lịch – dịch vụ Hội An (cha đẻ của MH DLDVCĐ tại làng rau) sẽ đƣợc hƣởng 50% giá trị trên mỗi vé. Còn đối với các công ty du lịch khác thì UBND xã Cẩm Hà đƣợc hƣởng 100% tiền vé.

Các hộ dân tham gia vào phục vụ khách nhƣ biểu diễn và hƣớng dẫn khách trồng rau thì đƣợc hƣởng từ 30.000 – 50.000 đồng/ 1 đoàn. Nếu trong ngày có nhiều đoàn thì công ty sẽ trả thêm tiền cho đoàn tiếp theo.

Với hoạt động du lịch, cƣ dân làng rau không chỉ có thêm thu nhập từ việc phục vụ khách mà còn nhờ du lịch làng rau đƣợc nhiều ĐP, nhiều ngƣời biết đến hơn, từ đó tiêu thụ đƣợc nhiều rau hơn.

2.2.2.2. Các nguồn lực cho phát triển mô hình

Nguồn lực bên ngoài

oTrà Quế nằm rất gần đô thị cổ Hội An, chỉ cách đô thị cổ Hội An khoảng

3km. Hằng năm (từ năm 2007 đến nay) Hội An đón khoảng hơn 1 triệu lƣợt khách đến tham quan. Với nguồn khách trên Trà Quế sẽ có rất nhiều cơ hội để thu hút khách và phát triển hoạt động du lịch.

oChính quyền thành phố Hội An luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ để các ĐP

phát triển, đặc biệt là phát triển hoạt động du lịch. Năm 2004 thực hiện chủ trƣơng của tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An đã ra nghị quyết về khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch. Nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động du lịch tại làng rau trong những năm đầu phát triển có cơ hội phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, thành phố Hội An còn quan tâm đào tạo những kiến thức

và kỹ năng về phục vụ du lịch cho CĐĐP, tạo hứng khởi cho ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch.

oNhu cầu đi du lịch của du khách, đặc biệt là khách nƣớc ngoài có xu hƣớng

tìm về những làng quê yên bình, tận hƣởng không gian mát mẻ và tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa của ngƣời dân ĐP. Với xu hƣớng này thì MH làng rau Trà Quế rất thích hợp để ra đời và phát triển.

Nguồn lực bên trong

oThƣơng hiệu rau Trà Quế đã nổi tiếng trên thị trƣờng với chất lƣợng rau

sạch, thơm và mang hƣơng vị đặc trƣng riêng đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Sản phẩm rau Trà Quế cũng góp phần làm nên giá trị ẩm thực độc đáo của một đô thị cổ bên dòng sông Hoài thơ mộng.

oLàng rau Trà Quế đã tồn tại hơn 400 năm tuổi, ghi lại dấu ấn của nhiều lần

đổi thay. Đặc biệt hơn du khách đến với làng rau Trà Quế sẽ tận mắt chứng kiến phƣơng pháp trồng rau đặc trƣng riêng mà chỉ có nơi này mới có. Đó chính là phƣơng pháp bón phân bằng rong và tƣới nƣớc bằng gàu còn lƣu giữ từ đời xƣa.

oKhông gian làng rau Trà Quế rất mát mẻ và yên bình. Một cánh đồng lớn

nằm giữa làng rau và khu vực thành phố lƣu giữ nhiều cảnh đẹp khó tả. Nơi đây không chỉ khai thác tour làm cƣ dân trồng rau mà còn có thể khai thác đƣợc tour làm nông dân, tour câu cá, tour cỡi trâu, tour chèo thuyền,…

oNgƣời dân làng rau Trà Quế nói riêng và ngƣời dân Hội An nói chung là

đều là những ngƣời con xứ Quảng, nổi tiếng với sự thân thiện, chân thành và cởi mở. Đây chính là lợi thế để du lịch, đặc biệt là DLDVCĐcó thể phát triển đƣợc và đem lại hiệu quả cao.

2.2.2.3. Các thành phần tham gia mô hình

Chính quyền địa phương

 UBND xã Cẩm Hà chịu trách nhiệm tổ chức đón tiếp, bán vé; phối hợp

xây dựng các điểm tham quan, xây dựng nội quy điểm tham quan, biên tập nội dung thuyết minh giới thiệu về lịch sử văn hóa làng nghề và các điểm tham quan; hỗ trợ CĐ và phối hợp với các ngành, các cơ quan tổ chức các lớp đào tạo nghề dịch vụ du

lịch cho CĐ dân cƣ sinh sống trong làng rau; tổ chức tuyên truyền quảng bá thƣơng hiệu làng rau; có nghĩa vụ và trách nhiệm theo dõi, báo cáo tổng hợp kết quả tham quan; có trách nhiệm hỗ trợ đầu tƣ làng nghề.

 Ngoài UBND xã Cẩm Hà thì các phòng ban của UBND thành phố Hội

An cũng hỗ trợ và phối hợp để hoạt động du lịch tại làng rau Trà Quế hoạt động tốt và đạt hiệu quả. Các phòng ban của UBND thành phố nhƣ: Phòng kinh tế, Phòng Thƣơng mại và du lịch, Phòng tài nguyên và môi trƣờng, Phòng văn hóa thông tin thể thao, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích, Trung tâm văn hóa thể thao, Phòng Tài chính kế hoạch.

Công ty du lịch

 Phối hợp với UBND xã Cẩm Hà thực hiện các quy định tham quan tại

làng nghề; đồng thời có trách nhiệm trích một tỷ lệ phần trăm theo quy định trên khoản thu bán vé tham quan để nộp vào ngân sách ĐP.

 Xúc tiến các hoạt động quảng bá nhằm thu hút và đƣa khách đến tham

quan tại làng rau.

 Khi hƣớng dẫn khách tham quan làng rau phải đảm bảo hạn chế ảnh

hƣởng tới sản phẩm rau của ngƣời dân, tới môi trƣờng tự nhiên và trách những tác động tiêu cực đến phong tục, tập quán và văn hóa bản địa.

 Khi sử dụng lao động ĐP phải chi trả tiền đúng theo thỏa thuận.

Cộng đồng địa phương

Bất cứ ngƣời dân nào tại ĐP cũng có thể tham gia vào hoạt động phục vụ khách. Đối với các hộ dân tham gia du lịch tại làng rau đƣợc quy định trách nhiệm rõ ràng nhƣ sau:

 Tùy theo quy mô của gia đình các hộ dân có thể ký thỏa thuận với công ty

lữ hành Hội An hoặc các công ty du lịch khác, tiến hành các quy trình phục vụ khách khép kín, đồng bộ và đảm bảo chất lƣợng theo tiêu chuẩn do công ty đƣa ra.

 Gía cả thỏa thuận, đƣợc bảo mật thông tin và hợp tác hỗ trợ đảm bảo chất

lƣợng phục vụ khách du lịch và gìn giữ uy tín cho cả 3 bên (UBND xã Cẩm Hà, công ty, hộ dân)

 Giữ gìn vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh nơi phục vụ

 Không đƣợc có biểu hiện kèo nèo, xin tiền tip, quà tặng của khách. Bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)