2.3. Tác động của mô hình DLDVCĐtại thành phố Hội An
2.3.3. Tác động của mô hình DLDVCĐ đến các giá trị tự nhiên
Khi MH DLDVCĐ đƣợc triển khai tại các vùng thôn quê Hội An, cụ thể là làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế thì đã có những đóng góp rất tích cực đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên. Cụ thể:
- Giúp ngƣời dân nhận thức đƣợc tài nguyên tự nhiên chính là tài sản giúp CĐ có đƣợc thu nhập từ hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên. Tại làng mộc Kim Bồng thì ngƣời dân vẫn giữ những hàng rào bằng cây chè tàu, những rặng tre, những cây cổ thụ,… Tại làng rau Trà Quế thì còn các đầm, ao, hồ, những hàng dừa, lũy tre làng,…
- Ngƣời dân biết phát huy và khai thác những thế mạnh của tự nhiên để đem lại lợi ích cho bản thân và CĐ. Cụ thể tại làng mộc Kim Bồng thì chƣơng trình khám phá thiên nhiên, tận hƣởng không gian làng quê yên tĩnh và thăm quan thắng cảnh chính là chƣơng trình đƣợc nhiều du khách ƣa thích, và ngƣời dân Kim Bồng đã biết tận dụng những lợi thế về tài nguyên của mình để khai thác, tạo ra chƣơng trình du lịch hấp dẫn cuốn hút du khách. Tại làng rau Trà Quế thì chính không gian xanh, sạch, đẹp và yên tĩnh nơi đây đã làm tạo nên ấn tƣợng đối với khách đến thăm quan. Họ vẫn duy trì những nét đẹp ấy để làm nên sức cuốn hút và tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình về một làng rau biết làm du lịch và sống bằng du lịch.
Bên cạnh những mặt tích cực thì MH DLDVCĐ cũng gây nên một số tác động đến môi trƣờng tự nhiên nhƣ rác thải, nƣớc thải từ hoạt động của du khách và hoạt động kinh doanh du lịch của ĐP, ô nhiễm không khí và tiếng ồn,…