Số lƣợng các hộ kinh doanh cửa hàng, dịch vụ du lịch năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 48)

Cửa hàng Số lƣợng ( hộ )

Cửa hàng vải, may mặc 430

Cửa hàng lƣu niệm, tranh nghệ thuật, hàng thủ công mỹ nghệ 350

Của hàng giày dép, túi xách, đèn lồng 115

Nhóm thƣơng nghiệp, dịch vụ khác 2.718

Tổng cộng 3.613

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An

2.1.3.Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch

Hội An là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, nổi tiếng về cách thức tổ chức hoạt động du lịch. Khác với các ĐP khác, Hội An đã thu hút và nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực của CĐĐP trong quá trình bảo tồn và khai thác những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cũng nhƣ những giá trị tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, cuốn hút du khách. Bảng 2.8: Số lƣợng lao động phục vụ trong ngành dịch vụ ĐVT: Ngƣời Năm Số lƣợng lao động phục vụ 2009 2010 2011 2012 Nhà hàng và khách sạn 2.883 2.905 3.283 5111 Dịch vụ khác 1.073 1247 1177 1417 Tổng 3.956 4.152 4460 6.528

Nguồn. Niên giám thống kê TP Hội An

Đối với ngƣời dân Hội An, du lịch trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, nó vừa là nghề, là vừa món ăn tinh thần đem lại niềm vui và những khám phá thú vị về đất nƣớc, con ngƣời ở những ĐP khác.

Trong những năm qua, ngƣời dân Hội An tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, đặc biệt là tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của ĐP, tham gia vào hoạt động phục dựng và phát triển

làng nghề, các hoạt động phục vụ du khách nhƣ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên, nhân viên phục vụ tại các cửa hàng du lịch,…tham gia phục vụ khách tại gia với loại hình du lịch homestay,… Đặc biệt hơn, CĐ ngƣời dân Hội An đã tham gia tạo nên một môi trƣờng du lịch thân thiện, an toàn và sạch đẹp.

Hội An sở hữu một số lƣợng lớn các di tích mang đậm giá trị văn hóa đặc trƣng cho sự giao lƣu giữa các quốc gia với Việt Nam, trong đó đặc biệt là sự giao lƣu với Trung Quốc và Nhật Bản. Tính đến nay, Hội An có khoảng 1.254 di tích, trong đó có 1.049 di tích thuộc sở hữu tƣ nhân, tập thể và 205 di tích thuộc sở hữu nhà nƣớc. Đối với các di tích thuộc sở hữu tƣ nhân, tập thể thì chủ di tích phối hợp với chính quyền ĐP đầu tƣ sửa chửa, tu bổ để đƣa vào khai thác phục vụ du lịch. Đặc biệt đối với các di tích ngoài mặt đƣờng, chủ di tích còn tổ chức các hoạt động buôn bán các sản phẩm nhƣ thủ công mỹ nghệ, hàng lƣu niệm, quần áo, giày dép, nƣớc giải khát hoặc kinh doanh dịch vụ lƣu trú, ăn uống cho du khách.

Đối với các di tích thuộc sở hữu nhà nƣớc, chính quyền ĐP đầu tƣ tu bổ và giao cho các chủ di tích quản lý. Các chủ di tích có trách nhiệm gìn giữ và bảo quản tài sản cũng nhƣ những giá trị văn hóa liên quan đến di tích. Bên cạnh đó, họ đƣợc quyền hƣớng dẫn, giới thiệu với khách tham quan về di tích của mình giống nhƣ một thuyết minh viên. Họ đƣợc bán những sản phẩm truyền thống của gia đình, của dòng họ để kiếm thêm thu nhập. Tiền bán vé tham quan di tích tùy theo quy mô, cấp độ bảo tồn và giá trị của từng di tích Nhà nƣớc sẽ thanh toán cho các chủ di tích từ 1/6 đến 1/4 giá trị của mỗi vé. Và hiện nay giá vé tham quan dành cho một khách quốc tế là 120.000 đồng và khách nội địa là 80.000 đồng.

Các thành viên trong gia đình sở hữu các di tích đều đƣợc chính quyền ĐP hỗ trợ tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng giao tiếp, hƣớng dẫn, bán hàng, các lớp bồi dƣỡng về ngoại ngữ, về kỹ năng phục vụ khách,…Dƣới sự hỗ trợ của chính quyền ĐP, mỗi ngƣời dân Hội An dƣờng nhƣ trở thành một ngƣời phục vụ du lịch, một hƣớng dẫn viên xuất sắc trong mắt du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Bên cạnh việc tu bổ cho di tích, ngƣời dân ĐP còn tham gia nhiều hoạt động, chƣơng trình du lịch do thành phố khởi xƣớng. Thƣơng hiệu Hội An không có tiếng

động cơ ( xe hơi, xe tải, xe gắn máy,…) lƣu hành trong khu phố cổ đƣợc ngƣời dân ĐP nhiệt tình hƣởng ứng. Trong phiếu tìm hiểu thì có 80% ngƣời dân đồng ý. Việc cấm phƣơng tiện vận chuyển trong giờ cao điểm (8h – 11h, 15h – 16h30,18h – 21h) là một thách thức và khó khăn, nhƣng ngƣời dân Hội An đã làm đƣợc và đã thành công, đem lại một thƣơng hiệu mới, đặc trƣng cho phố cổ.

Với sự phát triển lớn mạnh của hoạt động du lịch, đặc biệt là lƣợng khách quốc tế đến Hội An đông, sinh hoạt hàng ngày của cƣ dân phố cổ ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng nhƣng nhìn chung họ vẫn giữ đƣợc nét đẹp, nét riêng trong cƣ xử với gia đình, lối xóm và mọi ngƣời xung quanh. Hiện trong các di tích vẫn còn tồn tại 3, 4 thế hệ sinh sống, đời sống dân trí cũng tăng lên, số lƣợng ngƣời biết ngoại ngữ chiếm tỷ trọng lớn, hầu nhƣ toàn bộ cƣ dân phố cổ điều biết tối thiểu những giao tiếp căn bản với khách,…. Đấy là toàn bộ những kết quả đạt đƣợc trong việc vận động nhân dân tham gia trong việc phát triển du lịch mà Hội An là ĐP thành công nhất.

Bên cạnh việc tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa vật thể thì ngƣời dân Hội An còn tham gia tích cực và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể không kém phần hấp dẫn. Thời gian qua, chính quyền ĐP đã cùng nhân dân Hội An đã thực hiện việc bảo tồn và phát triển một số chƣơng trình văn hóa nhƣ tổ chức lễ hội, biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, tổ chức các trò chơi dân gian,…

Lễ hội hay các sự kiện văn hóa là một niềm đam mê, tự nguyện, yêu mến, hăng say của ngƣời dân phố Hội. Mỗi lần diễn ra sự kiện thì mỗi ngƣời dân Hội An dù gián tiếp hay trực tiếp đều đóng góp vai trò cụ thể. Họ có thể là những diễn viên đƣợc hóa trang bài bản trên sân khấu hay những diễn viên dân dã ở từng đƣờng phố, ngõ xóm. Có thể họ là lực lƣợng phục vụ, cổ động viên ủng hộ hăng hái nhiệt tình, có khi họ đóng vai trò là ngƣời bạn đƣờng, là “ hƣớng dẫn viên tƣ vấn” giao tiếp, hỗ trợ, san sẻ, lan truyền cảm hứng của lễ hội cho du khách.

Nhiều hoạt động lễ hội hay các trò chơi dân gian đƣợc tổ chức để phục vụ du khách ngƣời dân đều hăng hái tham gia nhƣ: trò chơi bài chòi, xổ số cầu may, trò

chơi đập nồi, ngâm thơ – bình thơ, rƣớc cộ hoa, dạ hội hóa trang, khiêu vũ trên đƣờng phố làm cho cả khu phố nhƣ một sân khấu sinh động. Hay gần đây hơn, việc tổ chức đêm phố cổ đẹp lung linh sắc màu thành công là nhờ CĐ dân cƣ Hội An chung tay góp sức. Tất cả nhà đều tắt điện, chỉ thắp ánh sáng mờ, nhiều lồng đèn đƣợc treo, nhiều trò chơi dân gian đƣợc tổ chức, nhiều câu lạc bộ nhƣ nhạc, cờ tƣớng, võ cổ truyền. CĐ đã đêm lại cho khu phố cổ nhiều loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo, từ đó thu hút đƣợc khách đến nhiều hơn. Chính con ngƣời nơi đây đã làm nên hồn phố cổ và bảo tồn nó nguyên vẹn đến tận bây giờ. Vì vậy, muốn du lịch Hội An phát triển mạnh về du lịch nhƣng vẫn bảo tồn tốt những giá trị của di sản, của nền văn hóa ĐP thì phát triển DLDVCĐ là một hƣớng đi đúng nhất. Trong bƣớc đầu Hội An đã đạt đƣợc nhiều kết quả từ định hƣớng đó, và trong vài năm tới đây hoạt động du lịch của CĐ cƣ dân Hội An sẽ đƣợc đẩy mạnh và nhanh hơn nữa.

Bên cạnh sự tham gia tích cực của ngƣời dân vào các hoạt động bảo tồn và gìn giữ những di sản quý giá của cha ông để lại trong khu vực phố cổ thì ngƣời dân Hội An còn tích cực tham gia các hoạt động phục vụ du khách tại những khu vực ngoại ô thành phố hay tại các khu vực làng nghề,…. Ngƣời dân cung cấp cho du khách những trải nghiệm thú vị về sinh hoạt đời thƣờng với các hoạt động nhƣ làm ruộng, nhổ cỏ, chèo thuyền, thả lƣới,…, hƣớng dẫn họ tạo ra các sản phẩm bằng chính đôi tay của mình nhƣ làm đèn lồng, làm gồm, đục đẽo làm mộc, trồng rau, tƣới nƣớc,….hay cung cấp cho họ nơi ở và giúp họ có những sinh hoạt cùng với gia đình để tìm hiểu về nếp sống, về văn hóa và những truyền thống tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam,…Mỗi ngƣời dân Hội An trở thành một hƣớng dẫn, một thầy giáo dạy nghề hay đơn giản hơn là một ngƣời bạn cùng với du khách. Chính sự chân thành, gần gũi và bình dị của con ngƣời nơi đây đã thu hút du khách đến với Hội An nhiều hơn và lƣu lại ở Hội An lâu hơn.

2.2.Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An

2.2.1.Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng là một làng nhỏ thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, nằm cách đô thị cổ khoảng 15 phút đi bằng thuyền qua sông Thu Bồn. Vào thế kỷ

thứ 16, khi Hội An trở thành một thƣơng cảng nổi tiếng và sầm uất thì có 4 dòng họ từ miền Bắc Trung Bộ Việt Nam: Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trƣơng vào định cƣ ở làng Kim Bồng, bắt đầu sinh sống bằng nghề mộc. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thƣơng cảng Hội An, một thƣơng cảng quan trọng của xứ Đàng Trong, Việt Nam. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề.

Nghề mộc ở Kim Bồng chia thành 3 nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị (đình chùa, hội quán, nhà ở,…), nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc.

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, ghi lại nhiều dấu vết tài hoa ở các di tích tại đô thị cổ Hội An, Cố đô Huế, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trên đất nƣớc Việt Nam.

Trải qua những năm tháng thăng trầm, nghề mộc Kim Bồng cũng có lúc tƣởng chừng sắp lụi tàn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, nhiều hiệp thợ phải bỏ đi nơi khác hành nghề hoặc chuyển sang làm nghề khác sinh sống. Riêng chỉ có ông Huỳnh Ri – truyền nhân đời thứ 12 – là ngƣời cuối cùng còn lƣu giữ lại vốn nghề truyền thống của làng.

Những năm trƣớc đây, khi hoạt động du lịch tại Hội An khởi sắc thì nghề mộc Kim Bồng đã có nhiều cơ hội hồi sinh. Đặc biệt sau sự kiện Hội An đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới (04/12/1999) cùng với sự quan tâm của chính quyền, nghề mộc Kim Bồng đã có dấu hiệu phát triển trở lại.

Năm 2002 Tổng cục du lịch Việt Nam đƣa ra ý tƣởng xây dựng một dự án DLDVCĐtại làng mộc Kim Bồng. Kết hợp chƣơng trình xóa đói giảm nghèo xuất khẩu (EPRP) của tổ chức trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC) và dự án khôi phục và phát triển làng mộc truyền thống Kim Bồng gắn với hoạt động du lịch của UBND thị xã Hội An vào năm 2004 một MH DLDVCĐ đã đƣợc triển khai thực hiện. Sau 10 năm đi vào hoạt động, MH đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ĐP. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, MH DLDVCĐ tại

làng mộc Kim Bồng vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng vốn có, lủng củng trong cơ cấu tổ chức và đặc biệt hiệu quả hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.

2.2.1.1. Các nguồn lực cho phát triển mô hình Nguồn lực bên ngoài

Làng mộc Kim Bồng nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan chính quyền ĐP, đặc biệt là UBND thị xã trong việc khôi phục làng nghề và phát triển du lịch. Cụ thể năm 1996 UBND thị xã Hội An đã đƣa ra kế hoạch khôi phục lại những làng nghề truyền thống ở thị xã, trong đó có làng mộc Kim Bồng. Đây là bƣớc khởi đầu tạo nên không khí hồi sinh cho làng mộc. Trong năm 1996, thị xã kết hợp với trung tâm dạy nghề Quảng Nam mở lớp dạy nghề mộc tại xã Cẩm Kim do ông

Huỳnh Ri phụ trách. Sau thời gian đó, 2 khóa học nữa đã đƣợc thực hiện.

Năm 2003, Chính phủ có mục tiêu chung cho việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Những kế hoạch khôi phục làng nghề của thị xã Hội An vào năm 1996 đi vào thực tiễn. Một dự án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch (giai đoạn 2004 – 2007) đƣợc ra đời với tổng số vốn đầu tƣ là 9,3 tỉ đồng, trong đó của nhà nƣớc là 5 tỉ đồng, còn lại là do nhân dân đóng góp.

Năm 2004 tổ chức trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC) xúc tiến và triển khai dự án xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt động xuất khẩu tại làng mộc. ITC đã cung cấp những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch để giúp đỡ ĐP thành lập MH, nghiên cứu phát triển sản phẩm, thị trƣờng, đào tạo nhân lực,…

Nguồn lực bên trong

Làng mộc Kim Bồng nằm cận ngay đô thị cổ Hội An – khu vực phát triển du lịch năng động nhất của tỉnh Quảng Nam nói riêng cũng nhƣ khu vực Bắc Trung Bộ nói chung với tốc độ phát triển khá cao. Trƣớc năm 2004, theo thống kê của chủ cơ sở mộc truyền thống Kim Bồng Huỳnh Ri thì hằng năm lƣợng khách đến làng nghề bình quân khoảng 18.000 đến 20.000 lƣợt ngƣời, chiếm tỷ trọng từ 9 – 10% tổng lƣợt khách lƣu trú tại Hội An. Với lƣợng khách này, khi triển khai MH DLDVCĐ tại đây sẽ rất thuận lợi. Đây chính là nguồn lực lớn giúp MH có thể khởi động dễ dàng và phát triển nhanh chóng trong tƣơng lai.

Bên cạnh lợi thế về vị trí hết sức thuận lợi, làng mộc Kim Bồng còn có những nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề cao rất đam mê với nghề. Tiêu biểu có nghệ nhân ƣu tú Huỳnh Ri – truyền nhân đời thứ 12 của mộc Kim Bồng, cháu ruột cụ Huỳnh Kim Đài đƣợc nhà vua Nguyễn phong là Cửu phẩm tùng đội trƣởng- ngƣời đƣợc coi là chịu trách nhiệm trùng tu hầu hết nhà cổ ở khu phố cổ Hội An. Ngoài thợ thủ công của mộc truyền thống, làng còn hơn 5 cơ sở mộc dân dụng và 11 cơ sở đóng tàu thuyền, cƣa xẻ gỗ. Với lực lƣợng lao động đa dạng của 3 nhóm nghề mộc thì nơi đây có thể trƣng bày và phô diễn các công đoạn của những sản phẩm mộc khác nhau, tạo nên nhiều các điểm tham quan, thu hút du khách.

Làng mộc Kim Bồng ngoài nghề chính là mộc thì nơi đây còn phát triển một số nghề thủ công truyền thống khác nhƣ nghề chiếu, nghề đan thúng, nghề làm bánh tráng, làm đèn lồng và túi xách bằng lụa,….Những cơ sở sản xuất sản phẩm này sẽ là điểm dừng chân trong chƣơng trình tham quan của du khách, góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, lạ, tăng thêm sức thu hút đối với khách tham quan thông qua sự trải nghiệm thú vị.

Đâu chỉ góp phần tạo nên những tác phẩm để đời ở các ĐP khác những bậc tiền nhân của làng mộc Kim Bồng còn xây dựng và tạo ra những sản phẩm chạm khắc hết sức công phu, điêu luyện tại chính nơi ở của mình, tiêu biểu nhƣ đình Tiền Hiền, các nhà thờ tộc Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trƣơng, nhà thờ tộc Đỗ, Bùi và một số Công tƣợng,….

Không gian Kim Bồng cũng là một trong những điểm thu hút du khách. Nơi đây còn lƣu giữ đƣợc nhiều hình ảnh của một làng quê Việt Nam thanh bình. Những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)