Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 51 - 77)

2.2. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An

2.2.1. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng là một làng nhỏ thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, nằm cách đô thị cổ khoảng 15 phút đi bằng thuyền qua sông Thu Bồn. Vào thế kỷ

thứ 16, khi Hội An trở thành một thƣơng cảng nổi tiếng và sầm uất thì có 4 dòng họ từ miền Bắc Trung Bộ Việt Nam: Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trƣơng vào định cƣ ở làng Kim Bồng, bắt đầu sinh sống bằng nghề mộc. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thƣơng cảng Hội An, một thƣơng cảng quan trọng của xứ Đàng Trong, Việt Nam. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề.

Nghề mộc ở Kim Bồng chia thành 3 nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị (đình chùa, hội quán, nhà ở,…), nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc.

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, ghi lại nhiều dấu vết tài hoa ở các di tích tại đô thị cổ Hội An, Cố đô Huế, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trên đất nƣớc Việt Nam.

Trải qua những năm tháng thăng trầm, nghề mộc Kim Bồng cũng có lúc tƣởng chừng sắp lụi tàn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, nhiều hiệp thợ phải bỏ đi nơi khác hành nghề hoặc chuyển sang làm nghề khác sinh sống. Riêng chỉ có ông Huỳnh Ri – truyền nhân đời thứ 12 – là ngƣời cuối cùng còn lƣu giữ lại vốn nghề truyền thống của làng.

Những năm trƣớc đây, khi hoạt động du lịch tại Hội An khởi sắc thì nghề mộc Kim Bồng đã có nhiều cơ hội hồi sinh. Đặc biệt sau sự kiện Hội An đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới (04/12/1999) cùng với sự quan tâm của chính quyền, nghề mộc Kim Bồng đã có dấu hiệu phát triển trở lại.

Năm 2002 Tổng cục du lịch Việt Nam đƣa ra ý tƣởng xây dựng một dự án DLDVCĐtại làng mộc Kim Bồng. Kết hợp chƣơng trình xóa đói giảm nghèo xuất khẩu (EPRP) của tổ chức trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC) và dự án khôi phục và phát triển làng mộc truyền thống Kim Bồng gắn với hoạt động du lịch của UBND thị xã Hội An vào năm 2004 một MH DLDVCĐ đã đƣợc triển khai thực hiện. Sau 10 năm đi vào hoạt động, MH đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ĐP. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, MH DLDVCĐ tại

làng mộc Kim Bồng vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng vốn có, lủng củng trong cơ cấu tổ chức và đặc biệt hiệu quả hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.

2.2.1.1. Các nguồn lực cho phát triển mô hình Nguồn lực bên ngoài

Làng mộc Kim Bồng nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan chính quyền ĐP, đặc biệt là UBND thị xã trong việc khôi phục làng nghề và phát triển du lịch. Cụ thể năm 1996 UBND thị xã Hội An đã đƣa ra kế hoạch khôi phục lại những làng nghề truyền thống ở thị xã, trong đó có làng mộc Kim Bồng. Đây là bƣớc khởi đầu tạo nên không khí hồi sinh cho làng mộc. Trong năm 1996, thị xã kết hợp với trung tâm dạy nghề Quảng Nam mở lớp dạy nghề mộc tại xã Cẩm Kim do ông

Huỳnh Ri phụ trách. Sau thời gian đó, 2 khóa học nữa đã đƣợc thực hiện.

Năm 2003, Chính phủ có mục tiêu chung cho việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Những kế hoạch khôi phục làng nghề của thị xã Hội An vào năm 1996 đi vào thực tiễn. Một dự án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch (giai đoạn 2004 – 2007) đƣợc ra đời với tổng số vốn đầu tƣ là 9,3 tỉ đồng, trong đó của nhà nƣớc là 5 tỉ đồng, còn lại là do nhân dân đóng góp.

Năm 2004 tổ chức trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC) xúc tiến và triển khai dự án xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt động xuất khẩu tại làng mộc. ITC đã cung cấp những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch để giúp đỡ ĐP thành lập MH, nghiên cứu phát triển sản phẩm, thị trƣờng, đào tạo nhân lực,…

Nguồn lực bên trong

Làng mộc Kim Bồng nằm cận ngay đô thị cổ Hội An – khu vực phát triển du lịch năng động nhất của tỉnh Quảng Nam nói riêng cũng nhƣ khu vực Bắc Trung Bộ nói chung với tốc độ phát triển khá cao. Trƣớc năm 2004, theo thống kê của chủ cơ sở mộc truyền thống Kim Bồng Huỳnh Ri thì hằng năm lƣợng khách đến làng nghề bình quân khoảng 18.000 đến 20.000 lƣợt ngƣời, chiếm tỷ trọng từ 9 – 10% tổng lƣợt khách lƣu trú tại Hội An. Với lƣợng khách này, khi triển khai MH DLDVCĐ tại đây sẽ rất thuận lợi. Đây chính là nguồn lực lớn giúp MH có thể khởi động dễ dàng và phát triển nhanh chóng trong tƣơng lai.

Bên cạnh lợi thế về vị trí hết sức thuận lợi, làng mộc Kim Bồng còn có những nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề cao rất đam mê với nghề. Tiêu biểu có nghệ nhân ƣu tú Huỳnh Ri – truyền nhân đời thứ 12 của mộc Kim Bồng, cháu ruột cụ Huỳnh Kim Đài đƣợc nhà vua Nguyễn phong là Cửu phẩm tùng đội trƣởng- ngƣời đƣợc coi là chịu trách nhiệm trùng tu hầu hết nhà cổ ở khu phố cổ Hội An. Ngoài thợ thủ công của mộc truyền thống, làng còn hơn 5 cơ sở mộc dân dụng và 11 cơ sở đóng tàu thuyền, cƣa xẻ gỗ. Với lực lƣợng lao động đa dạng của 3 nhóm nghề mộc thì nơi đây có thể trƣng bày và phô diễn các công đoạn của những sản phẩm mộc khác nhau, tạo nên nhiều các điểm tham quan, thu hút du khách.

Làng mộc Kim Bồng ngoài nghề chính là mộc thì nơi đây còn phát triển một số nghề thủ công truyền thống khác nhƣ nghề chiếu, nghề đan thúng, nghề làm bánh tráng, làm đèn lồng và túi xách bằng lụa,….Những cơ sở sản xuất sản phẩm này sẽ là điểm dừng chân trong chƣơng trình tham quan của du khách, góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, lạ, tăng thêm sức thu hút đối với khách tham quan thông qua sự trải nghiệm thú vị.

Đâu chỉ góp phần tạo nên những tác phẩm để đời ở các ĐP khác những bậc tiền nhân của làng mộc Kim Bồng còn xây dựng và tạo ra những sản phẩm chạm khắc hết sức công phu, điêu luyện tại chính nơi ở của mình, tiêu biểu nhƣ đình Tiền Hiền, các nhà thờ tộc Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trƣơng, nhà thờ tộc Đỗ, Bùi và một số Công tƣợng,….

Không gian Kim Bồng cũng là một trong những điểm thu hút du khách. Nơi đây còn lƣu giữ đƣợc nhiều hình ảnh của một làng quê Việt Nam thanh bình. Những hàng tre xanh mƣớt dọc các con đƣờng làng, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, những ao hồ chứa nhiều tôm cá, thỉnh thoảng còn thấy dƣới đầm lầy những con trâu lăn mình tắm mát đùa vui,… hay những cây cầu tre chênh vênh độc đáo. Hình ảnh nơi đây không chỉ giúp cho du khách nƣớc ngoài biết về đời sống của ngƣời dân Việt Nam mà đôi khi còn gợi lại cho họ những hình ảnh xa xƣa của đất nƣớc mình.

Muốn phát triển du lịch thành công ở ĐP nào đó thì không chỉ biết khai thác tài nguyên ở nơi đó sao cho hiệu quả mà quan trọng nhất là đƣợc sự đồng ý và ủng hộ nhiệt tình của ngƣời dân ĐP. Với ngƣời dân Kim Bồng – ngƣời rất thật thà, hiếu khách, hòa đồng và vui vẻ - sẵn sàng chào đón những ngƣời khách đến tham quan và họ cũng rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động du lịch tổ chức tại ĐP. Đây chính là nguồn lực lớn nhất trong các nguồn lực của Kim Bồng giúp cho MH DLDVCĐ đƣợc triển khai suôn sẻ và đạt đƣợc những kết quả nhất định.

2.2.1.2. Các thành phần tham gia mô hình

- Cộng đồng địa phương

Hơn 30 dân làng đã tham gia vào tổ hợp du lịch ĐP, trong tổ hợp có khoảng 24 cổ đông (xã viên), mỗi cổ đông đóng góp 5 triệu coi nhƣ là vốn ban đầu. Những ứng viên trong tổ hợp phải trải qua quy trình chọn lọc với rất nhiều tiêu chí mà trong đó tiền vốn không phải là ƣu tiên hàng đầu. Các cổ đông phải là ngƣời Hội An và từ làng Kim Bồng. Thứ hai, họ phải có cam kết và định hƣớng rõ ràng là sẽ giúp xây dựng CĐ hơn là vì lợi ích kinh tế cá nhân.

- Chính quyền địa phương

Chính quyền ĐP giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại làng Kim Bồng. Các cơ quan ĐP có liên quan đến dự án DLDVCĐtại làng Kim Bồng bao gồm UBND tỉnh Quảng Nam; UBND thị xã Hội An; các phòng ban thị xã nhƣ: Phòng kinh tế, Phòng thƣơng mại và du lịch Hội An, Phòng tài nguyên và môi trƣờng, Phòng văn hóa thông tin và thể dục thể thao; UBND xã Cẩm Kim, Liên minh các HTX Quảng Nam, Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích.

Ở cấp nhà nƣớc, Tổng cục du lịch Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc quảng bá khái niệm DLDVCĐ và xúc tiến để dự án đƣợc thành công nhƣ những dự án thí điểm ở các ĐP khác trong cả nƣớc.

- Các tổ chức phi chính phủ

ITC đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của dự án DLDVCĐ tại làng mộc Kim Bồng. ITC là cơ quan điều phối dự án, hỗ trợ về chuyên môn cho quá trình thực hiện dự án. Để đảm bảo cho CĐ có thể tham gia các hoạt động và

làm chủ các dịch vụ du lịch, ITC đã hỗ trợ CĐĐP thành lập HTX du lịch gồm 30 thành viên, giúp đỡ hợp tác xã này lập kế hoạch DLDVCĐ ở làng. Ngoài ra ITC còn hỗ trợ HTX thành lập tuyến DLDVCĐ và ấn hành những cuốn sách hƣớng dẫn về du lịch tại làng Kim Bồng và thành phố Hội An.

- Thành phần tư nhân

Các khách sạn, các công ty điều hành du lịch và các phòng bán vé du lịch ở Hội An đều tham gia cung cấp những liên kết thị trƣờng, phát triển thị trƣờng và sản phẩm. 5 hãng lữ hành: An Phú, Hội An travel, Seventeen, Ving café, Lodovicco đƣợc mời tham dự chuyến du lịch làm quen để biết đến các sản phẩm du lịch mới.

35 hƣớng dẫn viên du lịch thuộc Văn phòng hƣớng dẫn tham quan Hội An, công ty du lịch – dịch vụ Hội An, công ty TNHH Thƣơng mại du lịch Lê Nguyễn, tình nguyện viên của UNESCO tại Hội An và một số thanh niên của làng đã tham dự lớp tập huấn hƣớng dẫn DLDVCĐ ngay tại làng mộc Kim Bồng. ITC đã giúp các học viên nắm đƣợc các loại hình và sự phát triển bền vững của DLDVCĐ, các tác động tích cực và tiêu cực của loại hình du lịch này cũng nhƣ cách thuyết minh hiệu quả phục vụ loại hình du lịch mới.

2.2.1.3. Kế hoạch hoạt động của mô hình

Mục đích

-Khôi phục và phát triển làng mộc Kim Bồng gắn với DLDVCĐ nhằm phát

triển kinh tế – xã hội của xã Cẩm Kim, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội theo hƣớng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho từng thành viên HTX và CĐ dân cƣ.

-Tạo ra nhiều loại hình du lịch mới lạ, hấp dẫn nhằm thu hút khách đến với

Hội An và xã Cẩm Kim trong tƣơng lai.

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội: xóa đói giảm nghèo, đoàn kết, tƣơng thân

Công tác tổ chức quản lý và nhân sự

HTX tiến hành đại hội và bầu ra ban quản lý HTX để điều hành hoạt động HTX nhiệm kỳ 5 năm . Ban quản lý gồm thành viên: chủ nhiệm , phó chủ nhiệm, kiểm soát viên và kế toán viên. Trong quá trình hoạt động, tùy vào yêu cầu thực tế có thể hình thành các tổ sản xuất, dịch vụ để đáp ứng quy mô tổ chức quản lý có hiệu quả nhất. Các tổ sản xuất, dịch vụ gồm: tổ sản xuất hàng mộc, tổ sản xuất hàng thủ công mỹ nghê, tổ đƣa đón khách, tổ dịch vụ vệ sinh công cộng, tổ dịch vụ lƣu trú, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa truyền thống và tổ đóng sửa tàu thuyền.

Nội dung kinh doanh

- Sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp

- Đƣa đón khách du lịch tham quan bằng ô tô, du thuyền

- Tổ chức các điểm bán vé tham quan

- Ăn uống, giải trí, nhà trọ

- Dịch vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền

Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh

Đối với HTX: HTX chỉ thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhƣ: cung cấp nguyên, vật liệu; tìm kiếm hợp đồng liên doanh, liên kết; đại diện xã viên vay vốn tín dụng; tiếp nhận, quản lý và phân bổ các nguồn tài trợ cho việc phát triển làng nghề (nếu có); khai thác thị trƣờng, giới thiệu khách hàng tiêu thụ sản phẩm cho xã viên; trực tiếp quản lý, điều hành việc bán vé, hƣớng dẫn cho khách tham quan; bán các sản phẩm làng nghề tại cửa hàng trung tâm; phân bổ việc ăn ở của khách đến các hộ làm dịch vụ ăn uống, lƣu trú; phối hợp với UBND xã, các tộc họ để tổ chức các lễ hội văn hóa phục vụ khách du lịch; trực tiếp điều hành dịch vụ vệ sinh công cộng.

Đối với xã viên: tự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý, điều hành của BQL HTX. Các xã viên khi đƣợc sử dụng các dịch vụ của HTX sẽ phải trả một khoản phí theo sự thỏa thuận giữa xã viên và HTX.

Sản phẩm du lịch : Kim Bồng phát triển 3 tour du lịch chính: Một thoáng Kim Bồng, tour tham quan học nghề và tour Đêm ấn tƣợng Kim Bồng

Loại tour

Thời gian tham quan

Nội dung tham quan Giá (vào thời

điểm năm 2004) Tour tham quan, khám phá làng

5 giờ Đi xe đạp trên các đƣờng làng để

khám phá các xƣởng mộc, xƣởng đóng tàu thuyền hoặc tham quan các ngôi nhà cổ, chùa chiền gắn liền với bầu không khí yên tĩnh, hấp dẫn, sảng khoái ở làng quê 150.000đồng/ khách (bao gồm nƣớc uống và ăn nhẹ buổi trƣa) Tour đi bộ

1 – 2 giờ Đi bộ quanh làng dọc bờ sông với các

hoạt động thú vị của làng Kim Bồng đƣợc giới thiệu cho du khách nhƣ đóng tàu, làm mộc, dệt chiếu 60.000 đồng/ khách Tour tham quan ngắn

Dƣới 1 giờ Tham quan trung tâm làng nghề để đƣợc cung cấp các thông tin về lịch sử của làng, các phong tục tập quán truyền thống và hệ động thực vật

15.000 đồng/ khách

Thị trường khách

Theo dự báo từ Phòng thƣơng mại – du lịch Hội An, lƣợt khách đến tham quan tại làng mộc Kim Bồng giai đoạn 2004 – 2007 chiếm tỷ trọng 10% lƣợt khách lƣu trú tại Hội An.

Dự tính về phân phối thu nhập, phân phối các quỹ

Phân phối thu nhập: Các khoản thu nhập của HTX trong quá trình hoạt động sẽ chi trả lƣơng hàng tháng cho BQL nhƣ sau:

 Trích 20,5% từ tổng thu nhập

của HTX để trả lƣơng cho BQL

 Trích 10% từ tổng thu nhập của

HTX để chi trả các khoản quản lý trong quá trình hoạt động của HTX

Phân phối các quỹ: Sau khi trừ các khoản chi phí, số còn lại đƣợc phân phối vào các quỹ sau:

 Chia lãi cổ phần xã viên theo vốn góp 50%

 Quỹ phát triển sản xuất 20%

 Quỹ dự phòng 10%

 Quỹ đào tạo 5%

 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 15%

Marketing

Hai khẩu hiệu marketing chủ yếu để quảng bá về hình ảnh du lịch của làng Kim Bồng:

“Kim Bong village Community based tourism at work” “12 thế hệ, 4 gia đình và 3 dòng sông”

Các liên kết thị trƣờng đƣợc thiết lập với 5 công ty điều hành tour: An Phú,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 51 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)