ĐVT: Lƣợt khách Lƣợt khách Năm Trà Quế Kim Bồng 2007 1.324 22.843 2008 1.908 30.412 2009 3.381 24.508 2010 7.345 1.020 2011 13.000 925 2012 12.667 1.046 2013 18.924 1.412
Nguồn: Phòng thương mại – du lịch Hội An
So với làng mộc Kim Bồng: năm 2009 Kim Bồng thay đổi cơ cấu nhân sự trong ban quản lý HTX cùng với một số yếu tố khách quan và chủ quan nên lƣợt khách đến với Kim Bồng giảm rõ rệt, giảm gấp 23, 24 lần. Còn đối với làng rau Trà
Quế, từ khi chuyển giao hình thức quản lý sang UBND xã và CĐĐP quản lý thì lƣợt khách đến tham quan tăng rõ rệt.
Đóng góp cho cộng đồng địa phương
- Tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân ĐP, cụ thể tạo 9 việc làm ổn định tại các nhà hàng, công ty tour và một số lƣợng lao động làm việc vào các mùa cao điểm. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho các nông dân trồng rau bằng việc thuê họ làm hƣớng dẫn khách tham gia chƣơng trình tour một ngày làm nông dân.
- Tiền thu đƣợc từ hoạt động bán vé trích cho các hoạt động của làng. Cụ thể: + Ngày đoàn kết của thôn 18 -11 khi đƣợc hỗ trợ từ 5 – 10 triệu đồng
+ Lễ hội Cầu Bông: đƣợc trích khoản 20 triệu đồng
+ Trích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh tùy vào từng năm. Điển hình năm 2013 xây dựng 480m đƣờng bê tông rộng 3m với tổng kinh phí hơn 550 triệu đồng và 870 đƣờng gạch rộng 3m với tổng kinh phí 900 triệu - Bên cạnh tiền thu đƣợc từ hoạt động bán vé trích lại cho ĐP thì các công ty du lịch khai thác tour tại làng rau Trà Quế cũng sẵn sàng hỗ trợ cho ĐP khi tổ chức các hoạt động mang tính CĐ nhƣ ngày đoàn kết, lễ hội cầu bông. Số tiền đóng góp tùy theo DN, thông thƣờng khoản từ 2 – 3 triệu/ DN.
- CĐĐP đƣợc tham gia các lớp tập huấn do thành phố và UBND xã tổ chức hàng năm từ 2 – 3 ngƣời. Năm 2013, làng cử 13 ngƣời đi dự lớp tập huấn do Phòng thƣơng mại và du lịch Hội An tổ chức, bao gồm các cán bộ phụ nữ, nhân viên kiểm soát vé, nông dân và một số ngƣời làm việc lâu năm trong lĩnh vực du lịch.
Nhận thức của khách về việc đóng góp kinh phí hỗ trợ CĐĐP: Theo kết quả điều tra 46 khách tham quan tại làng rau Trà Quế thì có 44 khách (chiếm 95,7%) không biết giá tour của họ có đƣợc trích cho CĐĐP hay không, 2 khách (chiếm 4,3%) biết giá tour của họ trích cho CĐĐP, cụ thể sẽ đƣợc trích 20.000 đồng (tức là tiền vé tham quan). Điều này cho thấy việc phổ biến sự đóng góp cho CĐ bằng hình thức mua vé để thuyết phục và nhận đƣợc sự hoan nghênh từ phía khách hàng vẫn chƣa đƣợc ĐP chú trọng. Nếu làm tốt hơn công tác này thì có thể khách sẽ hài lòng
hơn với việc mua vé tham quan và đôi khi còn hỗ trợ thêm cho CĐ bằng các hình thức khác.
Đánh giá của khách du lịch
Theo kết quả điều tra 46 khách hàng tham gia chƣơng trình tour tại làng rau Trà Quế thì đa số khách đều hài lòng. Trong đó có 19 khách hoàn toàn hài lòng về chuyến tham quan (chiếm 41,3%), 22 khách hài lòng (chiếm 47,8%), 4 khách cảm thấy bình thƣờng (chiếm 8,7%) và 1 khách thấy thất vọng (chiếm 2,2%).
Phần lớn khách hàng có nhu cầu quay trở lại làng rau Trà Quế tham quan nếu có cơ hội. Trong 46 khách thì có 38 khách trả lời sẽ quay lại và 8 khách sẽ từ chối tham quan lần 2. Một số khách hàng rất ấn tƣợng với làng rau Trà Quế và cho rằng họ rất may mắn khi đƣợc tham quan làng rau khi đến với Hội An và Việt Nam.
Bên cạnh những ấn tƣợng, khách hàng còn mong muốn có đƣợc một số dịch vụ phục vụ du khách khi đặt chân đến làng rau nhƣ viếng thăm gia đình nông dân và đƣợc giao lƣu với họ, có một vƣờn rau thật lớn trồng thật nhiều loại rau, có thời gian tham quan làng rau nhiều hơn để tìm hiểu sâu hơn về con ngƣời và mảnh đất nơi đây, chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn của ngƣời dân ĐP, dạy tiếng anh cho nông dân, cung cấp chỗ ngồi, chỗ nghỉ chân cho du khách, quảng cáo nhiều hơn về làng rau và có một tour guide là ngƣời dân ĐP thật giỏi,…
2.2.2.6. Những hạn chế và nguyên nhân
- UBND xã Cẩm Hà với tƣ cách là đơn vị quản lý du lịch nhƣng chƣa phối
hợp tốt với các DN và CĐĐP. Đơn vị quản lý chỉ chủ yếu thu vé tham quan còn các hoạt động khác chƣa chủ động thực hiện và liên kết thực hiện.
- Ngoài tour “ Một ngày làm cƣ dân làng rau Trà Quế” hấp dẫn du khách thì
nhìn chung sản phẩm du lịch ở đây chƣa thật sự hấp dẫn, ít về số lƣợng và kém về chất lƣợng, chƣa thật sự tạo ấn tƣợng đậm trong lòng du khách.
- Công tác quảng bá hình ảnh làng rau Trà Quế chƣa đồng bộ. Bảng chỉ dẫn
đƣờng và cung cấp thông tin về làng rau tại trung tâm phố cổ chƣa đƣợc đầu tƣ.
- Lực lƣợng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại địa bàn xã còn rất
- Các lớp tập huấn cho CĐĐP còn rất ít, chủ yếu phụ thuộc vào Phòng thƣơng mại – du lịch Hội An. Đơn vị quản lý là UBND xã Cẩm Hà chƣa đủ khả năng để tổ chức các lớp tập huấn. Học viên tham gia các lớp tập huấn chủ yếu là cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh còn ngƣời dân khu vực làng rau tham gia vào phục vụ du lịch thì chƣa đƣợc tiếp cận với các lớp đào tạo này.
- Thu nhập của ngƣời làm rau tham gia hoạt động du lịch còn rất thấp so với
thu nhập thực tế mà du lịch đem lại. Ngƣời dân tham gia chỉ đƣợc hƣởng 50.000 đồng/ đoàn trong khi họ làm tất cả các công đoạn để giới thiệu cho du khách nhƣ cào đất, làm rong, trồng rau, tƣới nƣớc,…ngoài ra vƣờn của họ cũng bị ảnh hƣởng bởi khách đến tham quan dẫm đạp lên rau hoặc ngắt rau để thƣởng thức mùi thơm,….Gía vé của các công ty du lịch bán ra cho khách trung bình 450.000 đến 700.000 đồng/ khách
- Những đóng góp từ du lịch đƣợc UBND xã Cẩm Hà đầu tƣ chủ yếu cho
các công trình hạ tầng phục vụ cho việc tham quan của du khách, nhiều khi gây lãng phí khi xây mới lại công trình còn hoạt động tốt (đƣờng gạch thay cho đƣờng bê tông) trong khi đó một số công trình hạ tầng phục vụ dân sinh chƣa đƣợc chú trọng.
- Những lợi ích từ hoạt động du lịch chƣa thực sự thu hút ngƣời dân tham gia
bởi nó chƣa đủ lớn đồng thời họ chƣa có kinh nghiệm, chƣa có vốn và chƣa đƣợc khuyến khích đầu tƣ, phát triển. Số lƣợng cơ sở kinh doanh du lịch của ngƣời dân ĐP còn rất hạn chế, chỉ có 4 cơ sở.
2.3.Tác động của mô hình DLDVCĐ tại thành phố Hội An
2.3.1.Tác động của mô hình DLDVCĐ đến kinh tế - xã hội
2.3.1.1. DLDVCĐ giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập
Với các MH đƣợc triển khai tại địa bàn Hội An nói chung và xã Cẩm Hà, Cẩm Kim nói riêng đã tạo ra một lƣợng lớn việc làm, giúp ngƣời dân có thêm thu nhập, đặc biệt là giúp họ nhận thấy đƣợc tài sản quý giá của ĐP từ đó sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn và gìn giữ.