Giải pháp tăng cường liên kết giữa các bên tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 115 - 117)

3.1. Nhóm giải pháp chung

3.1.7. Giải pháp tăng cường liên kết giữa các bên tham gia

Liên kết là một sức mạnh đem lại thành công lớn cho một mục đích nào đó. DLDVCĐ rất cần sự liên kết chặt chẽ từ nhiều phía, đặc biệt là giữa các thành viên trong CĐ, giữa CĐ làm du lịch với chính quyền ĐP, với công ty lữ hành, với các tổ chức phi chính phủ, với các cơ sở làm DLDVCĐ trên cùng một địa bàn hay các cơ sở ngoài địa bàn cũng rất quan trọng.

3.1.7.1. Liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong CĐ

Sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong CĐ sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn, không chỉ có giá trị về mặt xã hội mà còn đem lại những hiệu quả tích cực cho hoạt động phát triển DLDVCĐ tại ĐP. Để tạo đƣợc sự liên kết chặt chẽ trong CĐ thì cần:

- Sự đi đầu, gƣơng mẫu của cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý về du lịch nói riêng

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tình đoàn kết trong CĐ

- Giải quyết rõ ràng những thắc mắc, những xung đột, trao đổi thắng thắn những vấn đề chƣa hài lòng hoặc góp ý chân thành trên tinh thần đoàn kết trong CĐ

- Khuyến khích, tuyên dƣơng và có chế độ khen thƣởng đối với những cá nhân có những hoạt động gắn kết các thành viên trong CĐ bằng nguồn quỹ CĐ từ hoạt động du lịch.

3.1.7.2. Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành

DLDVCĐ muốn phát triển cần phải liên kết chặt chẽ với các DN lữ hành. DN lữ hành là cầu nối quan trọng đem lại nguồn thu từ hoạt động du lịch cho

CĐĐP bằng việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh du lịch ĐP đến với thị trƣờng khách du lịch của công ty họ, hỗ trợ bán và bán các sản phẩm của CĐ làm ra đến du khách trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chƣơng trình du lịch và tính toán mức giá phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng để CĐĐP có thể tham khảo, học hỏi tạo ra chƣơng trình DLDVCĐ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các đối tƣợng khách.

Đối với làng mộc Kim Bồng cần phải khởi động lại việc liên kết với các công ty du lịch đã từng làm việc trƣớc đây nhƣ Hội An travel, An Phú, Lodovicco,…và mở rộng liên kết với các công ty du lịch khác. Việc liên kết sẽ đƣợc trao đổi bằng tỷ lệ phần trăm nhất định. Đối với các công ty không liên kết thì sẽ phải mua vé trực tiếp tại cổng tham quan và không đƣợc trích lại phần trăm.

Đối với làng rau Trà Quế thì nên duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ với các công ty lữ hành hiện có, đặc biệt là công ty dịch vụ du lịch Hội An. Khuyến khích các công ty lữ hành đầu tƣ và sử dụng nhân lực tại ĐP. Việc đầu tƣ và đóng góp cho ĐP sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi nhất định. Đồng thời rà soát lại việc trích đóng góp từ nguồn vé tham quan đối với các công ty đã công bằng và hợp lý chƣa. Nếu chƣa công bằng và hợp lý cần có sự trao đổi thắng thắn giữa các DN và UBND xã Cẩm Hà để tìm ra một giải pháp phù hợp.

3.1.7.3. Liên kết với các điểm du lịch, các điểm DLDVCĐ trên địa bàn và trong cả nước

Liên kết giữa ĐP làm DLDVCĐ với các điểm du lịch, với các ĐP làm DLDVCĐ khác trên địa bàn và trong cả nƣớc để tạo nên các tuyến điểm về DLDVCĐ từ đó hình thành những chƣơng trình DLDVCĐ đa dạng, hấp dẫn và đầy màu sắc. Ngoài ra, sự liên kết đó còn góp phần tăng sức thu hút, tránh sự nhàm chán, đơn lẻ trong các dịch vụ DLDVCĐ, đồng thời còn có thể chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa các cơ sở làm DLDVCĐ để từ đó nâng cao hơn chất lƣợng phục vụ du khách.

Cụ thể đối với làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế có thể liên kết chặt chẽ với điểm trên địa bàn thành phố Hội An nhƣ làng gốm Thanh Hà, làng chài

Cẩm Thanh,…, hay với các điểm thuộc các huyện lân cận thành phố Hội An nhƣ huyện Duy Xuyên có làng lụa Mã Châu, làng đúc đồng Phƣớc Kiều huyện Điện Bàn,… các huyện thuộc khu vực miền núi nhƣ Nam Giang, Tây Giang,….Ngoài ra ĐP còn có thể liên kết với các điểm DLDVCĐ của các tỉnh khác nhƣ Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Sapa,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố hội an, quảng nam ( trường hợp điển hình làng mộc kim bổng và làng rau trà quế) (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)