Tăng cường đầu tư cơ cở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng (Trang 104 - 119)

1.4.2 .Yếu tố con người

3.5. Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ

3.5.3 Tăng cường đầu tư cơ cở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất trang thiết bị là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV của Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng. Nếu Cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng và hiệu quả khai thác các sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Do đó việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị là việc cần phải tiến hành. Song việc đầu tư như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất là vấn đề cần phải quan tâm.

Việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị tại Trung tâm TT- TV Học viện Ngân hàng cần thể hiện ở những điểm sau:

Đầu tư kinh phí cho nâng cấp phần mềm thư viện

Tăng cường máy tính cho hệ thống máy chủ thư viện và một số máy tính mới để phục vụ NDT tra cứu tài liệu tại sảnh thư viện. Thường xuyên có

chế độ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc trong thư viện để tránh tính trạng gián đoạn trong khi làm việc của cán bộ thư viện và tra tìm tài liệu của NDT.

Đầu tư kinh phí cho bổ sung tài liệu

Mở rộng diện tích các phòng phục vụ. Hiện nay một số phòng đọc quá tải thể hiện rõ nhất trong mùa thi khi số lượng bạn đọc đển sử dụng thư viện tăng lên khá nhiều. Do vậy thư viện phải lên kế hoạch mở rộng, tăng cường hạ tầng cơ sở để phục vụ NDT.

KẾT LUẬN

Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật mà đặc biệt là tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, thông tin đã trở thành một nguồn lực quan trọng tạo nên ưu thế về kinh tế-chính trị của các quốc gia. Chính vì vậy thông tin là bộ phận không thể tách rời trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của NDT tại Học viện Ngân hàng. Trước sự thay đổi to lớn và đòi hỏi của cuộc sống đã làm cho nhu cầu tin của NDT tại Học viện Ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú và sâu sắc hơn, đồng thời đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, chính xác bằng những phương tiện hiện đại hơn và cách thức tiện lợi hơn. Vì vậy nhiệm vụ của hoạt động TT-TV tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng nói chung, chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ TT-TV nói riêng cần có bước phát triển hơn, hoàn thiện hơn để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của NDT tại Trung Tâm TT-TV Học viện Ngân hàng và cũng để nâng tầm vị trí của Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng sánh ngang tầm với các Trung tâm TT-TV của các đại học , học viện đầu ngành.

Để phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT-TV phục vụ tốt cho nhu cầu của NDT của Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng hiện nay, đòi hỏi Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của trung tâm, đồng thời đúng xu thế phát triển của hoạt động TT-TV.

Với hơn 100 trang đề tài “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân hàng‟ tác giả đã tập trung vào nghiên cứu, khảo sát thực trạng sản phẩm và dịch vụ TT-TV, mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng , từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển sản phẩm và dịch vụ TT-TV tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ NDT.

Những kết quả được trình bày trên đây đã thể hiện sự cố gắng cao độ của tác giả. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn chắc chắn còn những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp, NDT để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Bàn về phí đối với các dịch vụ thư viện Thư viện Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1/2010

3. Nguyễn Hữu Hùng (2008), Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin Tư liệu, sô 2. 4. Phạm Thị Hải Huyền (2009), Phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang: Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

5. Phạm Thị Thanh Huyền (2009), Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện các trường Đại học khổi văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội: Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 6. Trương Đại Lượng 2008), Xu hướng phát triển của OPAC thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3/2008

7. Đức Lượng, Khánh Linh (2011), Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt Nam – giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5/2011

8. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012), Vấn đề bản quyền thư viện: Thực tiễn ở Anh và Việt Nam, Tạp chí Thư viện, số 5/2012

9. Trần Nữ Quế Phương (2009). Hoàn Thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Quân đội : Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

10. Ngô Thanh Thảo (2011), Định giá dịch vụ thông tin thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1/2011

11. Vũ Huy Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội: Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

12. Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng (2011), Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động thông tin thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1/2011

13. Trần Mạnh Tuấn (2010), Hiện trạng và một số tính chất phát triển của dịch vụ tại các thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2/2010

14. Trần Mạnh Tuấn (2003), Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, Tạp chí Thông tin tư liệu, số 4/2003

15. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội

16. Trần Mạnh Tuấn (2004), Sản phẩm thông tin từ góc độ marketing, Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 3/2004

17. Trần Mạnh Tuấn (2009), Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu trong các thư viện khoa học, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4 năm 2009

18. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Bộ văn hoá thông tin, Hà Nội 19. Phạm Thị Yên (2005), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn Thạc sỹ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

20. Đánh giá các dịch vụ thư viện

http:// vietnamlib.net/tham-dinh/san-pham-dich-vu-thong-tin/danh-gia-cac- dich-vu-thu-vien

21. Dịch vụ thông tin tại các Trung tâm Học liệu: hiện trạng và xu hướng http: //www.lrc.ctu.edu.vn/bantin/index.php/cong-tac-vien/47-cong-tac-vien/194

22. http: www.vietnamlib.net truy cập ngày 18/8/2013 23. http: www.thuvienhvnh.edu.vn truy cập ngày 1/10/2013

PHỤ LỤC

Bảng 2.3: Mức độ đáp ứng và đánh giá các dịch vụ TT-TV tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng (Tổng số phiếu phát ra 300 phiếu, tổng số phiếu thu về 262 phiếu)

Tên dịch vụ Mức độ đáp ứng (%) Chất lƣợng phục vụ (%) Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Đọc tại chỗ 44,27 (116/262 phiếu) 53,05 (139/262 phiếu) 2,67 (7/262 phiếu) 34,35 (90/262 phiếu) 62,59 (164/262 phiếu) 3,05 (8/262 phiếu) Photo 16,03 (42/262 phiếu) 72,13 (189/262 phiếu) 6,87 (18/262 phiếu) 16,41 (43/262 phiếu) 70,61 (185/262 phiếu) 8,01 (21/262 phiếu) Tra cứu thông tin 9,54 (25/262 phiếu) 61,06 (160/262 phiếu) 11,45 (30/262 phiếu) 16,41 (43/262 phiếu) 62,59 (164/262 phiếu) 3,05 (8/262 phiếu) Tư vấn thông tin 12,21 (32/262 phiếu) 57,25 (150/262 phiếu) 13,74 (36/262 phiếu) 17,55 (46/262 phiếu) 62,59 (164/262 phiếu) 3,05 (8/262 phiếu) Đa phương tiện 11,45 (30/262 phiếu) 56,87 (149/262 phiếu) 16,79 (44/262 phiếu) 16,03 (42/262 phiếu) 61,83 (162/262 phiếu) 7,25 (19/262 phiếu) Hội nghị bạn đọc 14,88 (39/262 phiếu) 52,67 (138/262 phiếu) 15,64 (41/262 phiếu) 16,79 (44/262 phiếu) 61,83 (162/262 phiếu) 4,58 (12/262 phiếu) Triễn lãm sách 19,08 (50/262 phiếu) 54,96 (144/262 phiếu) 14,5 (38/262 phiếu) 21,75 (57/262 phiếu) 65,26 (171/262 phiếu) 1,52 (4/262 phiếu) Phổ biến thông tin chọn lọc 6,87 (18/262 phiếu) 54,96 (144/262 phiếu) 19,46 (51/262 phiếu) 8,0 (21/262 phiếu) 68,32 (179/262 phiếu) 4,96 (13/262 phiếu

Tiêu chí đánh giá chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện

Đánh giá chất lượng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV là quá trình thu thập, lựa chọn và phân tích thông tin về các sản phẩm và dịch vụ TT-TV nhằm đưa ra những nhận định đúng đắn về chúng.

Mục đích của việc đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT-TV là giúp cơ quan TT-TV thấy được những điểm mạnh và hạn chế của các sản phẩm và dịch vụ TT-TV cũng như xác định được giá trị và hiệu quả mà sản phẩm và dịch vụ TT-TV mang lại cho NDT để từ đó đưa ra những nhận định thiết thực về sản phẩm và dịch vụ đó.

Để đánh giá chất lượng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV thì chủ thể đánh giá chính là người dùng tin, cán bộ thông tin và cán bộ quản lý thông tin (lãnh đạo) trên cơ sở căn cứ vào các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT-TV như sau: Tiêu chí hiệu quả, tiêu chí chất lượng và tiện ích

Tiêu chí hiệu quả: tiêu chí này được xem xét trên 2 khía cạnh là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế:

Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Hiệu quả kinh tế ở đây chính là chi phí tạo ra các sản phẩm và dịch vụ TT-TV và giá thành của sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Người tạo ra các sản phẩm và dịch vụ TT-TV luôn mong muốn với việc đầu tư kinh tế thấp, tiết kiệm nhất nhưng mang lại hiệu quả cao. Chi phí để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ TT-TV bao gồm tất cả các chi phí hiện và chi phí ẩn. Chi phí hiện là những chi phí có thể xác định và dễ dàng nhận thấy như chi phí in ấn, sao chụp, thuê dịch tài liệu, cước phí chuyển tài liệu,…Chi phí ẩn là những khoản chi phí khó xác định như chi phí xây dựng và bảo trì các nguồn thông tin, chi phí thuê chuyên gia,… Bên cạnh đó là cách thức tiến hành đã tiết kiệm nhất

hay chưa, đã tận dụng được tốt nhất năng lực của các cơ quan thông tin khác cũng như các kết quả đã có hay chưa. Đồng thời người tạo ra sản phẩm và dịch vụ TT-TV còn tính đến giá thành của sản phẩm và dịch vụ TT-TV sao cho phù hợp với NDT, có thể cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ tương tự để mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng thêm kinh phí cho cơ quan TT-TV.

. Hiệu quả xã hội:

Với tiêu chí này các chủ thể đánh giá các sản phẩm và dịch vụ TT-TV được tạo ra có thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin thông qua thống kê tần suất đến thư viện của NDT, tần suất sử dụng sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Bên cạnh đó là khả năng ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức về mọi mặt và được nhiều người sử dụng, sản phẩm và dịch vụ TT-TV có điểm truy cập rộng ở bất cứ nơi đâu NDT cũng có thể sử dụng không nhất thiết phải đến thư viện mới sử dụng được các sản phẩm và dịch vụ TT-TV của cơ quan TT-TV. Ngoài ra hiệu quả xã hội còn là các sản phẩm và dịch vụ TT-TV cũng góp phần vào việc tạo ra việc làm cho cán bộ thông tin .

Tiêu chí chất lƣợng và tiện ích: Đây là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Tiêu chí này được xem xét trên các khía cạnh : Mức độ bao quát, phong phú về nội dung; Mức độ chính xác khách quan; Mức độ cập nhật thông tin; Tốc độ truy cập thông tin; Khả năng truy cập mọi lúc mọi nơi; Mức độ đa dạng về hình thức và Mức độ thân thiện của sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Bên cạnh đó sản phẩm và dịch vụ TT-TV được tạo ra còn phải được chuẩn hóa. Ở khía cạnh này sản phẩm và dịch vụ TT-TV cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế. Bởi khi các sản phẩm và dịch vụ TT-TV đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn được khuyến khích áp dụng trong hoạt động TT-TV thì sẽ tạo

thuận lợi cho việc trao đổi thông tin; Đơn giản hóa và thống nhất hóa các khái niệm, thuật ngữ; Đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng và thúc đẩy thương mại toàn cầu. Hiện nay các chuẩn đang được khuyến khích áp dụng trong hoạt động TT-TV như AACR2 ( Bộ quy tắc biên mục Anh Mỹ), MARC21 ( Khỗ mẫu đọc máy), Khung phân loại DDC. Ví dụ như khi đánh giá chất lượng của CSDL thư mục thì ta phải xem xét xem các biểu ghi của CSDL này có tuân thủ theo các chuẩn nghiệp vụ, cách sắp xếp các biểu ghi có hợp lý, các yếu tố mô tả trong biểu ghi có rõ ràng đầy đủ, thông tin được lưu trữ trong biểu ghi có được cập nhật thường xuyên, khả năng truy cập có phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, khả năng tìm kiếm thông tin kết quả tìm kiếm trong CSDL đã đầy đủ, chính xác,…

Khi đánh giá chất lượng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV thì chủ thể đánh giá sử dụng các tiêu chí đánh giá như trên và các phương pháp đánh giá khác nhau như: Phương pháp thống kê, phương pháp mô phỏng, phương pháp chuyên gia ,...

CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐẠI HỌC CẦN THƠ

STT Nội dung hƣớng dẫn Thời

lƣợng

1. Giới thiệu Tổng quan về Trung tâm Học liệu

- Xem video giới thiệu tổng quan về Trung tâm Học liệu, các sản phẩm, dịch vụ và nguồn tài nguyên thông tin tại Trung tâm Học liệu

- Các chính sách, nội quy , quy định của Trung tâm Học liệu

- Tham quan thực tế Trung tâm Học liệu

1 tiết

2.Hướng dẫn sử dụng Trung tâm Học liệu

- Các sản phẩm, dịch vụ và nguồn tài nguyên thông tin tại Trung tâm Học liệu

- Chính sách, nội quy và quy trình sử dụng Trung tâm Học liệu

- Các vùng phân loại DDC và cách bố trí tài liệu trong kho

- Thực hành tìm tài liệu bằng thư mục trực tuyến OPAC, và tìm tin trên mạng Intranet của Trung tâm Học liệu và Đại học Cần thơ

3 tiết

3.Tra cứu thông tin trên Internet

- Tổng quan về internet và các nguồn tin trên internet.

- Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ tìm tin trên internet (Google, Google Scholar) - Thực hành tìm tin hiệu quả trên internet

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng (Trang 104 - 119)