.Kiểm định độ tin cậy thang đo mức độ sựhàilòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đến nha trang luận văn ths quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 60340103 (Trang 86 - 89)

hiệu Biến quan sát

Trung bình của thang đo nếu loại biến Phƣơng sai của thang đo nếu loại

biến Hệ số tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Mức độ sự hài lòng Cronbach's Alpha = 0,739

HL1 Tôi hoàn toàn hài lòng khi

đi du lịch Nha Trang 11,45 3,489 0,580 0,651

HL2

Tôi cảm thấy thoải mái khi đi du lịch tại Nha

Trang

11,74 4,012 0,404 0,749

HL3 Tôi rất thích khi đi du lịch

tại Nha Trang 11,50 3,534 0,574 0,654

HL4 Tôi cảm thấy thỏa mãn khi

đi du lịch tại Nha Trang 11,64 3,615 0,573 0,656

[Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS]

Thang đo mức độ sự hài lòng bao gồm có 4 biến quan sát đƣợc kí hiệu từ HL1 – HL5, có hệ số cronbach alpha là 0,739 (>0,6). Các hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Tuy nhiên, biến quan sát HL2 có Cronbach’s Alpha nếu loại biến là 0,749> Cronbach's Alpha tổng nên loại biến HL2. Vì vậy, ba biến còn lại đƣợc chấp nhận.

3.3.10. Nhận xét chung

Kết quả trên cho thấy, sau khi phân tích Cronbach Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt giá trị lớn hơn 0,6, các hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 ngoại trừ hai biến quan sát TN2 và HL2 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

lớn hơn Cronbach's Alpha tổng. Vì vậy, sau khi loại 2 biến trên và tiếp tục đƣa các biến còn lại vào phân tích nhân tố EFA.

3.4.Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phƣơng án phân tích đƣợc ngƣời nghiên cứu lựa chọn là thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến tiềm ẩn – nhân tố theo mô hình lý thuyết. Mục đích của phân tích nhân tố (EFA) là nhằm kiểm định giá trị phân biệt của các thang đo và điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu đã đề xuất.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Hệ tố tải nhân tố (factor loading) >= 0,4; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phƣơng sai trích (Cumulative%) >=50%; Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số KMO >= 0,5 và Eigenvalue >=1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phƣơng pháp trích Principal component, phép quay Varimax với những trƣờng hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

3.4.1. Kết quả phân tích nhân tố thang đo mức độ sự hài lòng

Kết quả phân tích EFA từ dữ liệu nghiên cứu với biến phụ thuộc về mức độ sự hài lòngsau khi loại biến quan sát HL2 hình thành một nhân tố, hệ số KMO = 0,689> 0.5, kiểm định Bartlett có p-value là 0,000 < 0.05, các hệ số factor loading đều lớn hơn 0,5, phƣơng sai trích là 66,56%(Phụ lục 3). Nhƣ vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố, không biến nào bị loại và thang đo mức độ sự hài lòng vẫn đƣợc giữ nguyên số biến quan sát là 3, đạt yêu cầu về độ giá trị và sẵn sàng để tiến hành các phân tích tiếp theo.

3.4.2.Kết quả phân tích nhân tố tổ hợp 45 biến

Lần thứ nhất, từ 45 biến quan sát hình thành 11nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng, có phƣơng sai trích đƣợc là 60,70% với chỉ số KMO là 0,828. Trong đó có ba biến không có ý nghĩa vì hệ số factor loading có 2 trọng số nằm ở một nhân tố, hoặc không có hệ số factor loading. Các biến lần lƣợt bị loại là: TN8, PT3, MT7(phụ lục 3).Vì vậy tiến hành tiếp tục phân tích khám phá nhân tố lần 2 sau khi

loại bỏ 3 biến này.

Với 42 biến còn lại đƣợc tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố lần thứ 2. Kết quả chia thành 10 nhóm nhân tố có phƣơng sai trích đƣợc là 63,12% với chỉ số KMO là

0,807. Nhƣng trong đó có loại đi bớt 2 biến là LT5 vì hệ số factor loading có 2 trọng số nằm ở một nhân tố. Tiếp tục loại biến TN4 để thu gọn bớt một nhóm nhân tố. Các biến lần lƣợt bị loại là: LT5 và TN4(phụ lục 3). Vì vậy, tiến hành tiếp tục phân tích khám phá nhân tố lần 3 sau khi loại bỏ các biến này.

Với 40 biến còn lại tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố lần thứ 3. Kết quả chia thành 10 nhóm nhân tố với phƣơng sai trích đƣợc là 61,42% với chỉ số KMO là 0,803.Tác giả tiến hành loại biến quan sát TN5 vì biến này nằm cùng nhóm với thang đo cơ sở lƣu trú, vì không cùng ý nghĩa và mục đích nên loại biến quan sát này (phụ lục 3). Vì vậy tiến hành tiếp tục phân tích khám phá nhân tố lần 4 sau khi loại bỏ biến TN5.

Với 39 biến còn lại đƣợc tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố lần thứ 4. Kết quả chia thành 10 nhóm nhân tố với phƣơng sai trích đƣợc là 61,56% với chỉ số KMO là 0,792. BiếnPT2 bị loại vì không có hệ số factor loading (phụ lục 3). Vì vậy, tiến hành tiếp tục phân tích khám phá nhân tố lần 5 sau khi loại bỏ biến này.

Với 38biến còn lại đƣợc tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố lần thứ 5. Kết quả chia thành 10 nhóm nhân tố với phƣơng sai trích đƣợc là 61,43% với chỉ số KMO là 0,803. Tác giả tiến hành loại hai biến GC1, GC2 vì hai biến qan sát này đƣợc tách ra từ nhóm giá cả. Nên tiến hành loại hai biến quan sát này (phụ lục 3). Vì vậy tiến hành tiếp tục phân tích khám phá nhân tố lần 6sau khi loại bỏ biến này.

Với 36 biến còn lại đƣợc tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố lần thứ 6. Kết quả chia thành 10 nhóm nhân tố với phƣơng sai trích đƣợc là 61,04% với chỉ số KMO là 0,789. Biến bị loại là LT1 và DV1 vì hệ số factor loading có 2 trọng số nằm ở một nhân tố (phụ lục 3). Vì vậy, tiến hành tiếp tục phân tích khám phá nhân tố lần 7 sau khi loại bỏ hai biến này.

Với 34 biến còn lại đƣợc tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố lần thứ 7. Kết quả chia thành 8 nhóm nhân tố có phƣơng sai trích đƣợc là 59,22% với chỉ số KMO là 0,794. Tất cả các biến đều có trọng số lớn hơn 0,4. Vì vậy, tất cả các biến đều đạt yêu cầu. Xem bảng 3.29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đến nha trang luận văn ths quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 60340103 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)