Giá trị cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 115 - 125)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

4.2. Giá trị của hôn nhân Công giáo

4.2.3. Giá trị cộng đồng

Công giáo là một cộng đồng tôn giáo có tổ chức và giáo luật vô cùng chặt chẽ. Giáo hội Công giáo xây dựng nên Bộ giáo luật quy định cụ thể về

mọi mặt của đời sống Công giáo, trong đó tập trung vào nhiệm vụ bảo toàn đức tin và phát triển Cộng đoàn. Thông qua nguyên tắc hôn nhân đồng đạo, Thánh lễ hôn phối và quy định của Giáo luật Công giáo về hôn nhân có thể nhận thấy nhiệm vụ bảo toàn đức tin và phát triển tín hữu được Công giáo thực hiện nghiêm ngặt. Bởi vậy, việc kết hôn của một cá nhân trong cộng đồng nhận được sự quan tâm và cầu phúc rất lớn từ phía gia đình, họ hàng và toàn thể giáo xứ. Mọi người cùng nhau cầu nguyện Thiên Chúa ban phước lành cho đôi tân hôn, chúc cho đôi bạn trẻ hạnh phúc, làm tròn bổn sự vợ chồng, sớm sinh con đầu lòng, gia tăng tín hữu cho Giáo hội và gắn bó chung thủy suốt đời, cùng nhau hướng về Thiên Chúa.

Bên cạnh đó, hôn nhân còn tạo nên một mạng lưới xã hội chặt chẽ giữa hai bên gia đình, anh em, họ hàng nội ngoại. Thông qua hôn nhân, ý thức cộng đồng của người Công giáo được thể hiện rất cao như việc tương trợ, giúp đỡ nhau trong tổ chức đám cưới, cùng nhau cầu phúc cho đôi bạn trẻ. Đồng thời, đám cưới cũng là một dịp để mọi người trong làng ngoài xóm giao lư,u gặp gỡ, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm. Có thể nói, đám cưới là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt.

Tiểu kết chƣơng 4

Hôn nhân của người Công giáo làng Phong Doanh chịu sự quy định chặt chẽ của Giáo luật Công giáo. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Giáo luật Công giáo về hôn nhân đã có nhiều thay đổi, cải tổ để phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đó chính là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong hôn nhân của giáo dân Phong Doanh.

Đồng thời với đó là sự chuyển dịch kinh tế, văn hóa, xã hội mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến sự biến đổi của hôn nhân Công giáo. Kinh tế phát triển, nhiều loại hình kinh tế sản xuất mới ra đời đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, chất lượng cuộc sống và đặc biệt là nâng cao vị thế xã hội của giáo dân Phong Doanh. Nhờ đó, người dân Phong Doanh có điều kiện được đi xa, học tập, làm ăn, gặp gỡ và quen biết với nhiều người ở địa phương khác, lựa chọn được người bạn đời phù hợp, tương xứng, trợ tá và phụ giúp nhau trong đời sống hôn nhân, gia đình, loại bỏ mọi rào cản, ngăn trở ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ Việt Nam không ngừng xây dựng các chương trình, dự án kinh tế quan trọng, phát động các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, cải tổ hệ thống chính sách, pháp luật nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và đưa pháp luật đi sâu vào đời sống nhân dân. Những thay đổi từ phía chính quyền đã góp phần thay đổi quan niệm, nếp nghĩ truyền thống của người dân, xóa bỏ những phong tục nghi lễ rườm rà trong tổ chức việc cưới, việc tang, khuyến khích nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa mới, vui tươi, lành mạnh. Mặc dù vậy, những tác động của sự biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách, pháp luật cũng không làm phai nhạt những giá trị văn hóa, cộng đồng và tâm linh đặc trưng trong hôn nhân Công giáo của người Phong Doanh.

KẾT LUẬN

1. Yên Nhân là vùng đất ven sông màu mỡ, là vùng quê giàu truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh cách mạng. Mảnh đất nơi đây đã in đậm bao dấu ấn văn hóa của người Việt Nam từ phong tục tập quán lao động, sản xuất đến tang ma, cưới xin và cả tôn giáo tín ngưỡng. Là vùng đất ven sông, nơi hội tụ của ba dòng sông lớn đã hình thành nên làng chài Phong Doanh. Đặc điểm nổi bật của làng chài Phong Doanh là hình thức cư trú thủy cư, sinh sống chủ yếu bằng nghề sông nước như đánh bắt và khai thác thủy sản, kinh doanh vận tải đường thủy. Bên cạnh đó, đây là một làng gốc họ Trần và theo Công giáo. Với những đặc điểm này đã tạo nên một địa bàn nghiên cứu khá thú vị và đặc trưng. Nghiên cứu hôn nhân của người Công giáo làng chài Phong Doanh sẽ làm nổi bật hơn nữa đặc điểm văn hóa đặc trưng của mảnh đất nơi đây.

2. Hôn nhân của người Việt theo Công giáo ở làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai lớp giá trị văn hóa truyền thống và tôn giáo. Người Công giáo quan niệm hôn nhân là đơn nhất, đồng đạo và bất khả phân ly, nhưng đồng thời, hôn nhân cũng nhằm mục đích duy trì giống nòi, vĩnh truyền tông tộc, xây dựng cộng đoàn và gia tăng tín hữu cho Hội Thánh.

3. Nghi lễ, phong tục hôn nhân của giáo dân làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân là một loại nghi lễ chuyển đổi, đưa cá nhân từ vị thế của người độc thân chuyển đổi sang giai đoạn trưởng thành và kết hôn. Đồng thời, đi kèm với đó là sự chuyển đổi về nơi cư trú sau hôn nhân, và xác lập các mối quan hệ mới trong hôn nhân như quan hệ bên nội, bên ngoại, quan hệ mẹ chồng - nàng dâu...

4. Nghi lễ hôn nhân Công giáo còn là sự song hành của “nghi lễ kép” đó là nghi lễ thế tục theo truyền thống của người Việt nói chung và nghi lễ thực hành Bí tích hôn phối theo quy định của Giáo hội. Hai nghi thức này được thực hiện song hành và xen kẽ nhau, để hôn nhân của đôi trai gái được Giáo hội, cộng đoàn và xã hội chấp thuận cả về phần đời và phần đạo. Tuy là nghi thức song hành, nhưng trong đó, Bí tích hôn phối là quan trọng nhất quyết định hôn phối có thành sự và hữu hiệu hay không. Thánh lễ hôn phối trong thánh đường là nghi thức cao nhất trong hôn nhân của người Công giáo. Trước sự chứng giám của Thiên Chúa và Cộng đoàn, đôi bạn trẻ thề nguyện chung thủy suốt đời, không phân ly, dẫn dắt nhau sống và làm theo sự chỉ dạy của Thiên Chúa.

5. Để đảm bảo sự tồn tại vĩnh hằng của Giáo hội và tăng cường tín hữu cho Hội thánh, Giáo hội Công giáo không cho phép hôn phối khác đạo (nghĩa là hôn phối giữa một người Công giáo và một người chưa được rửa tội). Sau Công đồng Vatican II (1965), Giáo hội đã xem xét, đưa ra điều kiện chặt chẽ nhằm kiểm soát và hạn chế hôn nhân khác đạo. Hôn phối khác đạo muốn được Giáo hội chuẩn chước và thành sự phải bảo đảm được các điều kiện Giáo hội đặt ra. Tuy nhiên, do điều kiện sinh sống cộng cư xen kẽ giữa giáo dân và lương dân thì hôn phối khác đạo là điều tất yếu xảy ra và dự kiến sẽ là hôn phối phổ biến trong tương lai.

6. Dưới tác động của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; sự thay đổi, cải cách của Luật hôn nhân và gia đình, cũng như sự thay đổi của Giáo luật Công giáo đã làm cho hôn nhân của người Công giáo làng chài Phong Doanh biến đổi từ quan niệm, nguyên tắc đến nghi lễ hôn nhân. Tuy nhiên, những biến đổi này chỉ là biến đổi về hình thức, về cơ bản, những quan niệm và giá trị hôn nhân Công giáo truyền thống vẫn được bảo lưu và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. Mai Diệu Anh (2015), Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở Giáo phận Bùi Chu - Nam Định

hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Việt Nam,

Hà Nội.

3. Đỗ Thị Ngọc Anh (2008), Quan hệ hôn nhân gia đình của người Công

giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Tư liệu phòng Hoa Kỳ, Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

4. Trịnh Kim Anh (2003), Không gian văn hóa vùng Độc Bộ trong lịch sử, Khóa luận, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 5. Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Nhân (2008), Lịch sử Đảng bộ và nhân

dân xã Yên Nhân 1930 - 2008, Đảng bộ xã Yên Nhân.

6. Mai Huy Bích (2005), “Cách xác định nơi cư trú sau hôn nhân của người Kinh ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, 2005.

7. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam Phong Tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa

Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Hồng Dương (1986), “Về một làng Thiên Chúa giáo thời cận đại ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, tr 62- 72.

10. Nguyễn Hồng Dương (2011), Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Lương Thị Đại (2010), Hôn nhân truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

12. Đảng ủy xã Yên Nhân, Báo cáo số 55/BC-BCĐ ngày 22/11/2014 về Kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” năm 2014.

13. Daniele Belageri, Khuất Thu Hồng (1995), “Một số biến đổi trong hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965 -1992”, Tạp chí Xã hội học, số 4, 1995.

14. Nguyễn Quang Hưng (2007), Công giáo Việt Nam thời kỳ Triều Nguyễn

(1802-1883), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

15. Nguyễn Quang Hưng (2007), “Vấn đề nghi lễ” và chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, 2007, tr,26-34.

16. Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda (2001), Nhân học, một quan điểm

về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. F. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà

nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Giáo hội Công giáo (1983), Bộ Giáo Luật, http://www.catholic.org.tw 19. Nguyễn Hồng Hải (2007), “Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com

20. Mai Văn Hai (2003), “Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ Sông Hồng qua mấy thập niên gần đây”, Tạp chí Xã hội học, số 2, 2003. 21. Mai Văn Hai (2008), “Sự mở rộng đường bán kính kết hôn trong hơn một nửa thế kỷ qua ở một số làng châu thổ sông Hồng”, Hội thảo Gia đình Việt Nam hiện nay.

22. Lê Đức Hạnh (2010), Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người

Việt công giáo ở giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sỹ Nhân học,

Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.

23. Khuất Thu Hồng (1996), Các mô hình hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng từ

24. Khuất Thu Hồng (1995) “Một số biến đổi trong hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965 -1992”, Tạp chí Xã hội học, số 4.

25. Giuse Trần Ngọc Huấn, Khai mạc Năm Thánh Vĩnh Trị - Tổng giáo phận Hà Hội, http://conggiaovietnam.net

26. Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2013), Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Đức Lộc (2015), Nghi lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt trong đời

sống đạo vùng Công giáo Hố Nai, Đồng Nai, website Trung tâm nghiên cứu

Văn hóa giáo dục và đời sống xã hội.

28. Lee Mee Sun (2000), Các tục lệ hôn nhân của người Kinh ở xã Xuân

Đỉnh, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và sự biến đổi của nó, Luận văn

Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Nguyễn Thành Nam (2002), Quan hệ hôn nhân lương - giáo ở xã Yên

Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Khóa luận, Tư liệu khoa Lịch Sử, Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

30. Nghiên cứu sinh,Thạc sỹ Trần Hạnh Minh Phương, Về lý thuyết nghiên cứu

nghi lễ chuyển đổi của Arnold van Gennep, website Khoa Nhân học, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thanh phố Hồ Chí Minh. 31. Bùi Ngọc Quang (2013), Hôn nhân và gia đình của người Brâu làng Đắk

Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Luận án tiến sĩ Nhân học, Học

viện Khoa học xã hội.

32. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Báo cáo số 271/BC- SVHTTDL ngày 31/3/2016 về Tổng kết 10 năm thực hiện “Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ vè thự hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội” trên địa bàn tỉnh Nam Định.

33. Đại đức. Thích Thanh Thắng (2011), “Giác Ngộ - Những người có niềm tin tôn giáo quan niệm ra sao về hiện tượng hôn nhân khác tôn giáo? Có phải hôn nhân khác tôn giáo là một hệ quả tiêu cực trong cuộc sống?”, http://forum.hiv.com.vn.

34. Nhất Thanh (2001), Đất lề quê thói (phong tục Việt Nam), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

35. Nguyễn Ngọc Thanh (2005), Gia đình và hôn nhân của dân tộc Mường ở

tỉnh Phú Thọ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên - 2015), Bảo tồn và phát huy giá trị văn

hóa trong xây dựng nông thôn mới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

37. Nguyễn Duy Thiệu (2005), “Tìm hiểu các cộng đồng ngư dân thủy cư ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.13-22.

38. Trương Thìn (2008), Những điều cần biết về hôn lễ truyền thống, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

39. Thomas John L (2007), Bước vào đời sống hôn nhân, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 40. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003),

Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Tòa Giám mục Xuân Lộc (1998), Hôn nhân Công giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 42. Tòa Giám mục Nha Trang (2001), Kinh thánh Cựu ước tuyển chọn dành

cho học sinh giáo lý, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

43. Từ điển Nhân học (1997), Nxb Black Well (bản dịch Tiếng Việt), Tài liệu lưu trữ tại Viện Dân tộc học.

44. Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

45. Trường đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

46. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. http://www.moj.gov.vn.

47. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Nguyễn Thị Xuân (2001), “Hôn nhân của người Việt Công giáo ở làng Yên Mỹ, Thị trấn Xuân Hòa, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 115 - 125)