Cưới chạy tang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 73 - 75)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

2.3. Một số trường hợp hôn nhân đặc biệt

2.3.4. Cưới chạy tang

Cưới chạy tang là trường hợp khi đôi nam nữ chuẩn bị tổ chức lễ cưới thì trong gia đình bên nam hoặc bên nữ có người sắp qua đời. Nếu như, đôi bạn đang học dở lớp giáo lý hôn nhân, chưa kịp làm rao hôn phối thì được hoãn lớp học, và nếu như không có ngăn trở gì thì Linh mục sẽ cho phép đôi bạn cử hành phép cưới, sau khi việc tang qua đi thì quay trở lại để học tiếp.

Trong trường hợp, đôi bạn đã ăn hỏi nhưng chưa kịp làm Thánh lễ hôn phối mà trong gia đình có người mất chưa khâm liệm và phát tang, thì nhà trai sẽ làm lễ nhỏ sang xin và đón dâu. Sau khi đón dâu mới liệm và phát tang. Khi việc tang lễ xong xuôi mới làm phép cưới tại nhà thờ và không tổ chức lễ cưới nữa.

Tiểu kết chƣơng 2

Hôn nhân là nhu cầu cơ bản của con người tạo ra sự gắn kết giữa người nam và người nữ nhằm thiết lập các mối quan hệ ràng buộc, tạo thành các liên minh cộng đồng và xã hội. Hôn nhân còn là biểu hiện của văn hóa, phản ánh suy nghĩ, nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc. Hôn nhân hàm chứa trong nó những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời được đúc kết, gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ.

Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân của người Việt theo Công giáo chính là sự dung hòa giữa văn hóa truyền thống và niềm tin tôn giáo. Hôn nhân ấy luôn tồn tại song hành hai giá trị là Công giáo và văn hóa truyền thống, vừa tuân theo đức tin vào Thiên Chúa, nhưng cũng không xa rời những nếp nghĩ, lối sống truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, hôn nhân của người Việt theo Công giáo là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và tôn giáo, hôn nhân ấy vừa nhằm duy trì gia thống, nối truyền tông tộc nhưng cũng đồng thời là thự hành tình yêu với Thiên Chúa, phát triển cộng đoàn.

Sự dung hòa, kết hợp của hai yếu tố văn hóa truyền thống và Công giáo được thực hành xuyên suốt đời sống hôn nhân của người Việt theo Công giáo, từ quan niệm, nguyên tắc đến thực hành các nghi lễ hôn nhân. Hai yếu tố “đời” và “đạo” luôn song hành, tạo nên nét đặc trưng trong hôn nhân của người Công giáo làng chài Phong Doanh.

CHƢƠNG 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN

Hôn nhân của người Việt theo Công giáo ở làng chài Phong Doanh chịu sự quy định chặt chẽ của giáo luật Công giáo và được thực hành theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamViệt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Công giáo và pháp luật Việt Nam đã qua nhiều lần thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong lịch sử Giáo hội Công giáo đã diễn ra 21 Công đồng, trong đó Công đồng Vatican II được đánh giá là đồ sộ nhất cả về quy mô, thời gian (diễn ra từ tháng 10/1962 đến tháng 12/1965), số người tham dự và nội dung làm việc. Công đồng Vatican II có ý nghĩa lịch sử to lớn, như một cuộc cách mạng Công giáo, giúp Công giáo mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài. Nhiều nội dung quan trọng của Giáo hội được đưa ra bàn luận và cải tổ, trong đó vấn đề tôi quan tâm ở đây là sự cởi mở trong quy định hôn nhân của Công giáo để phù hợp với từng quốc gia, vùng lãnh thổ và văn hóa.

Từ sau Công đồng Vatican II (1965) đến nay, quan niệm, nguyên tắc và nghi lễ hôn nhân của người Công giáo làng chài Phong Doanh đã có nhiều biến đổi để vừa bảo lưu được các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt, vừa phát huy mạnh mẽ những cải tổ của Giáo hội về hôn nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)