Lịch sử hình thành và phát triển Công giáo ở xã Yên Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 35)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

1.3.4. Lịch sử hình thành và phát triển Công giáo ở xã Yên Nhân

Bên cạnh đạo Phật là tôn giáo chính ở xã Yên Nhân với 96% dân số đi lễ chùa và thờ Phật, xã Yên Nhân còn có 4% dân số theo Công giáo với 125 hộ dân cư trú ở hai khu xóm là xóm 10 và xóm Phong Doanh (làng chài). Công giáo xuất hiện ở Yên Nhân khá muộn vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thời kỳ đầu chỉ có 15 hộ ở xóm chài phong Doanh (nay là xóm 16) và xóm Tây - Dương Phạm (nay là xóm 10). Cộng đồng người Công giáo xã Yên Nhân thuộc giáo xứ Vĩnh Trị, Giáo hạt Nam Định, Giáo phận Hà Nội. Khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển Công giáo ở xã Yên Nhân là từ Giáo xứ Vĩnh Trị.

Giáo xứ Vĩnh Trị thuộc làng Vĩnh Trị, nằm trên địa bàn xã Yên Trị, miền đất cuối phía Nam huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Dòng sông Đáy chảy men theo dọc phía tây của làng, vòng ra Tam Tòa Lục Bộ đổ về biển, phân ranh giới hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình.

Theo ghi chép của lịch sử, vùng biển Nam Định là nơi đầu tiên đón nhận Tin Mừng tại Việt Nam. Vào năm 1533, đời Vua Lê Trang Tông, người Tây dương đã đến làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), để truyền đạo (theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Việt thông giám cương mục). Cũng theo cuốn Tân biên Nam Định tỉnh dư địa chí của Khiếu Năng Tĩnh chép “Từ quãng niên hiệu Nguyên Hòa (1533-1548), các giáo sĩ

Phương Tây qua lại truyền giáo, như Giao Thủy có Bùi Chu, Nam Chân có Ninh Cường, Đại An có Vĩnh Trị, tự xúi giục nhau đến triều ta mới thịnh hành, tả ngạn sông Hồng có giáo sỹ người Tây Ban Nha, hữu ngạn có giáo sỹ

người Pháp Lau Tây”. Năm 1659, Tòa Thánh chính thức thành lập hai giáo

phận tại Việt Nam, là giáo phận Đàng trong và Đàng ngoài. Năm 1679, giáo phận Đàng ngoài chia làm hai là Tây Đàng ngoài (trung tâm là Hà Nội) và Đông Đàng ngoài (Bùi Chu). Hạt giống Tin Mừng được loan báo trên mảnh đất Vĩnh Trị từ năm 1705, đời Vua Vĩnh Thịnh nhà Lê. Năm 1765, vào đời Vua Cảnh Hưng, Đức Cha Bertrando Reydellet, sau khi kế vị Đức Cha cố Louis Neez một năm thì rời Nhà Chung, trường La Tinh, từ họ Tiêu Viên xứ Đồng Chuối (nay là xứ Tiêu Động Thượng), thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam về Vĩnh Trị. Với vị trí nằm ở chính giữa Địa phận Tây Đàng ngoài, lại có địa thế rộng rãi, có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi thông với Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, tiếp giáp tỉnh Ninh Bình chỉcách dòng sông Cái (sông Đáy). Vì vậy, Vĩnh Trị được lựa chọn trở thành thủ phủ, nơi đặt Tòa Giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài.

Tòa Giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài từ khi đặt ở Vĩnh Trị đến khi bị phá năm 1858 (đời Vua Tự Đức) tồn tại được 93 năm. Đã có năm đời Giám mục của địa phận cư ngụ tại Tòa Giám mục ở Vĩnh Trị này. Trong suốt 93 năm tồn tại, giáo phận Tây Đằng ngoài gặp phải sự truy sát, triệt phá gắt gao của chính quyền phong kiến. Các cha xứ phải dựa vào sự cưu mang của nhân dân, các làng theo đạo bị phân tán, giáo dân sống lưu lạc cực khổ. Trong đó chỉ thời Đức Cha thứ 3 là Jacques Benjamin Longer - Gia, sự cấm đạo đỡ gắt gao. Đức Cha được yên bề mở mang phát triển. Đến tháng 4 năm 1858, cũng như nhà tràng Kẻ Non và nhà tràng Hoàng Nguyên, trong 15 ngày, nhà tràng, Nhà Chung Vĩnh Trị phải phá bình địa. Già trẻ, gái trai bị giải đi đến các vùng

dân ngoại, kẻ Nam người Bắc không được hợp tụ với nhau, nhà cửa, ruộng vườn bị tịch thu xung công, cho dân lương đến ở.

Năm 1862, vua ra chiếu chỉ tha đạo. Năm 1867, Đức Cha Josept Simon Theurel- Chiêu cử cụ Sáu (cha Trần Lục chính xứ Phát Diệm) vào Kinh đô Huế xin triều đình phục hồi xứ hiệu Vĩnh Trị, cho dân được trở về quê quán sinh sống và xin lại ruộng đất đã phải chia và giao cho dân lương các làng khác sử dụng. Đặc biệt, từ đây, đời sống đạo của dân làng dần được hồi sinh, bà con bị phân sáp đang tản mạn từ khắp các nơi khác dần trở về làng đoàn tụ. Sau khi được phục hồi xứ hiệu, Giáo xứ Vĩnh Trị được ổn định, phát triển. Đến nay, Giáo xứ Vĩnh Trị có 2.398 nhân danh và ba họ lẻ: Họ Tân Doanh thuộc xã Yên Nhân, Họ Kênh Hội thuộc xã Yên Tiến, Họ Đồng Cách thuộc xã Yên Khang (số liệu năm 2008) [25].

Giáo họ Tân Doanh trước kia thuộc làng Phong Doanh, xã Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là xóm Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên). Làng Phong Doanh xưa là làng thuyền chài chính gốc ở xã Yên Nhân. Trước năm 1954, cư dân nơi đây sinh sống chủ yếu trên thuyền, với nghề chính là đánh bắt thủy sản và vận tải trên sông. Sau cải cách ruộng đất, chính quyền địa phương thực hiện chia lại ruộng đất, người dân Phong Doanh được chia cắt đất để định cư trên bờ. Tuy nhiên, nghề chài lưới vẫn là nghiệp sống chính của họ, các hộ dân xóm Phong Doanh vẫn sinh sống trên các con thuyền, hàng ngày xuôi Sông Đáy ra cửa biển và xuôi Sông Đào về đến xóm.

Trước kia, giáo dân xóm Phong Doanh sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Đò Thông (xã Yên Trị). Năm 2000, xóm Phong Doanh xin đất và tách giáo họ thành giáo họ Tân Doanh. Năm 2009, được chính quyền địa phương cấp đất làm nghĩa trang và xây dựng nhà thờ. Từ năm 2010 đến nay, người dân xóm Phong Doanh bắt đầu mua đất ở rìa sông, lên bờ làm nhà, định cư, ổn định cuộc sống. Đến nay, xóm Phong Doanh có 92 hộ dân trong đó 90 hộ giáo dân

và 02 hộ lương với 340 nhân khẩu. Tuy nhiên, mới chỉ có 1/3 số hộ vượt sông lên bờ làm nhà, đời sống của người dân Phong Doanh vẫn gắn chặt với con thuyền và dòng sông.

Có thể thấy, Công giáo hình thành và phát triển ở Yên Nhân khá muộn, nhưng với lòng cảm mến và đức tin vào Thiên Chúa, giáo dân Yên Nhân đã tạo dựng nên cộng đồng Công giáo vững mạnh và phát triển trên mảnh đất này.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã tổng quan tình nghiên cứu, làm rõ các khái niệm cơ bản, đồng thời trình bày cơ sở lý thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng khi nghiên cứu Hôn nhân của người Việt ở làng vạn chài theo Công giáo

xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phương pháp điền dã dân tộc học

là chủ đạo, phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê tài liệu cũng được chúng tôi sử dụng và đem lại hiệu quả đáng kể trong nghiên cứu.

Địa bàn nghiên cứu là làng chài Phong Doanh thuộc xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Yên Nhân là vùng đất ven sông màu mỡ, là quê hương giàu truyền thống văn hóa và tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất, là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2005). Những điều ấy đã làm nên quê hương Yên Nhân rất riêng, rất đặc trưng mang đậm dấu ấn và bản sắc của thiên nhiên và con người nơi đây.

Đặc biệt, Yên Nhân còn là nơi giao thoa của nhiều dòng sông lớn, từ đó hình thành nên những vùng văn hóa đặc trưng và lối sống, phong tục tập quán đa dạng mà điển hình là sự đa dạng về tôn giáo tín ngưỡng. Với vùng cửa sông Độc Bộ, vừa là nơi nhân dân lập miếu thờ Triệu Quang Phục nhưng đồng thời cũng là nơi sinh sống và thực hành đời sống đạo của cộng đồng giáo dân làng Phong Doanh đã hình thành nên đời sống phong tục tập quán phong phú, đa đạng có sự đan xen, kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa điển hình là văn hóa truyền thống của người Việt và cách thức thực hiện đời sống Công giáo, điều đó được thể hiện khá rõ nét trong hôn nhân của người Công giáo.

CHƢƠNG 2

HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG 2.1. Quan niệm hôn nhân truyền thống

2.1.1. Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân truyền thống của người Việt nói chung

“Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là quy luật tất yếu của đời người. Hôn nhân là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự trưởng thành và thiết lập vị trí của cá nhân trong cộng đồng và xã hội. Bởi vậy, trong quan niệm của người Việt, hôn nhân không chỉ là việc riêng của mỗi cá nhân mà là sự kiện quan trọng của cả gia đình và dòng họ. GS.Đào Duy Anh đã viết rằng: “Mục đích hôn nhân là cốt duy trì gia thống, cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy, định vợ gả chồng cho con cái là việc của cha mẹ, chứ con cái chỉ biết phụng mệnh mà thôi, ái tình của con cái cha mẹ không cần biết đến…” [1, tr.128-129]. Vì thế, hôn sự của con cái là do cha mẹ sắp đặt, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, quan niệm này đã tồn tại hàng nghìn năm và ăn sâu của tiềm thức của người Việt. Chính bởi thế mà các cặp vợ chồng ngày xưa phải đến khi kết hôn vào phòng tân hôn mới biết mặt nhau, đặc biệt có những trường hợp dở khóc, dở cười như chồng xấu vợ đẹp, chồng dại vợ khôn…

2.1.1.1. Tuổi kết hôn và tiêu chí lựa chọn bạn đời.

Người Việt xưa cũng định tuổi lấy vợ lấy chồng, một hiện tượng hôn nhân phổ biến của thời kỳ cũ đó là nạn tảo hôn, cha mẹ thường ép dựng vợ gả chồng sớm cho con cái. Dân gian có câu “Nữ thập tam, nam thập lục” là chỉ tuổi kết hôn của nam nữ ngày xưa. Thường những gia đình giàu có, hay lấy vợ sớm cho con trai khi mười ba, mười bốn tuổi đó là vì lấy thêm người làm,

vì thế vợ có thể hơn chồng dăm bảy tuổi, có khi cả chục tuổi, trong khi chồng vẫn còn là một cậu bé. Ca dao xưa có câu:

“Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng”

Theo phong tục xưa thì một việc quan trọng trong hôn nhân là “so tuổi”, nghĩa là phải xem tuổi trai, gái có hợp không mới tính đến chuyện cưới hỏi. Người xưa quan niệm “Gái hơn hai, trai hơn một”, ai lấy được vợ kém một tuổi hoặc vợ hơn hai tuổi thì được coi là may mắn. Nếu hai người hợp tuổi nhau gia đình mới hòa thuận, êm ấm, thậm chí việc xem tuổi này còn ảnh hưởng đến đường con cái hoặc tính mệnh của nhau.

Bên cạnh việc định tuổi kết hôn, người Việt xưa còn đặt ra những tiêu chuẩn lựa chọn người kết hôn rất khắt khe. Trước nhất, hôn nhân truyền thống đề cao sự tương xứng, phù hợp giữa hai bên gia đình, phải “môn đăng hộ đối”. Tiêu chuẩn “môn đăng hộ đối” cũng chính là nhằm mục đích duy trì và phát triển gia đình, dòng họ, việc lựa chọn gia đình tương xứng về địa vị xã hội, về danh giá, về kinh tế để kết giao thông gia là tiêu chuẩn hàng đầu. Những nhà thi đỗ làm quan thì tìm đến nhau làm thân gia, cũng như những nhà hào trưởng, phú hộ với nhau, còn nông dân thì lấy nông dân. Vì thế mà nhân dân truyền tụng có câu: “Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo”

cũng bởi lẽ đó.

Thông thường, ngày xưa chủ yếu lấy vợ lấy chồng là người cùng làng, rất ít đi lấy người thiên hạ, bởi làng là đơn vị khép kín, mọi hoạt động đều diễn ra trong phạm vi làng, và người trong làng hiếm khi đi ra khỏi làng, những ai bị buộc phải rời khỏi làng thì khó có thể quay trở lại. Dân gian còn lưu truyền nhiều câu ca dao để minh chứng cho điều này:

“Lấy chồng giữa làng còn hơn lấy quan sang thiên hạ” “Trâu ta ăn cỏ đồng người, tuy là nó rậm nhưng mà lại hôi

Kén dâu, kén rể là việc hệ trọng, ngoài những tiêu chí lựa chọn như trên, người Việt xưa còn đặt ra những tiêu chuẩn kén dâu rất khắt khe, trước hết phải lựa tính nết, sau là ngoại hình. Người phụ nữ xưa phải có đầy đủ đức tính công, dung, ngôn, hạnh, đó mới là người vợ hiền dâu thảo. Bên cạnh đó, trinh tiết của người phụ nữ được coi là quý giá nhất, người phụ nữ nào cũng phải giữ cho được trinh tiết khi về nhà chồng. Đây có thể coi là tiêu chuẩn hàng đầu khi kén dâu. Dân gian có câu “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”; “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”; “Nòi nào giống ấy” cũng là những kinh nghiệm kén dâu rể của người xưa.

Cũng bởi sự những tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể khắt khe trong xã hội cũ, nên cư dân làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân với điều kiện sinh sống và nghề nghiệp gắn liền với sông nước gặp nhiều khó khăn trong chọn vợ chọn chồng.

Lấy hình thức cư trú làm tiêu chí phân loại, có thể chia ngư dân (người làm nghề đánh bắt thủy, hải sản) thành hai bộ phận: nhóm địa cư (cư trú trên đất liền, hải đảo), nhóm thủy cư (cư trú trên mặt nước).

Do hình thức cư trú khác nhau, nên danh từ chỉ đơn vị tổ chức xã hội cổ truyền này có sự khác nhau: đơn vị cấp cơ sở của nhóm cư dân định cư trên bờ làm nghề cá gọi là làng cá hoặc làng biển; đơn vị cấp cơ sở của nhóm cư dân thủy cư gọi là vạn. Ngay trong tên gọi đã thể hiện sự phân biệt tầng lớp giữa hai nhóm cư dân, mà cụ thể đó là thái độ khinh miệt của người Việt xưa đối với bộ phận cư dân thủy cư [37, tr.13]. Bởi vậy, trong xã hội trọng nông trước kia, loại cư dân thủy cư (không một tấc đất cắm dùi) luôn bị khinh miệt và bị coi là nhóm cư dân sống ngoài lề của xã hội. Chính vì vậy, những cư dân sống trên bờ và làm nông nghiệp thường không lựa chọn người vạn chài hoặc có gốc rễ vạn chài để kết hôn. Nếu đôi nam nữ trót thương nhau sẽ

bị gia đình phản đối đến cùng, đặc biệt là trường hợp con gái muốn lấy chồng làm vạn chài sẽ không nhận được sự chấp thuận của gia đình, dòng họ.

“Trước kia lấy vợ trên bờ khó lắm, dân trên bờ họ nghĩ mình là dân thuyền chài, không rõ nguồn gốc, rồi suốt ngày lênh đênh sông nước, vất vả lắm... Thế nên, ai thuận theo thì lấy...” ( Phỏng vấn ông Trần Văn Hoàn, 67 tuổi, làng Phong Doanh).

Hơn thế nữa, yếu tố tôn giáo cũng là một rào cản lớn trong việc lựa chọn người kết hôn. Trước kia, những người theo Công giáo thường gặp phải thái độ ác cảm của những người không theo đạo, bởi định kiến của xã hội cũ không chấp nhận một tôn giáo ngoại lai. Vì vậy, cư dân làng chài theo Công giáo thường gặp nhiều cản trở trong hôn nhân.

“Công giáo không cản trở hay sắp đặt hôn nhân, hôn nhân là dựa trên tình

yêu nam nữ. Nhưng mà thời xưa, xã hội có nhiều định kiến, nên người công giáo như chúng tôi cũng gặp nhiều cản trở, nhưng chuyện gì cũng có cách gỡ

mà...” (Phỏng vấn ông Trần Văn Hoàn, 67 tuổi, làng Phong Doanh).

Có thể thấy, hôn nhân quả thực rất quan trọng bởi bao hàm trong nó là những tiêu chí, quy định rất khắt khe về độ tuổi kết hôn, tiêu chí lựa chọn người kết hôn. Đồng thời qua đó cũng phản ánh được hiện thực và lối sống của người Việt trong xã hội phong kiến.

2.1.1.2. Nguyên tắc và hình thức hôn nhân truyền thống

Hôn nhân của người Việt theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc, nghĩa là những người trong cùng dòng họ, cùng chung ông bà tổ tiên, cùng huyết thống không được kết hôn với nhau. Quy tắc ngoại hôn nhằm mục đích kiểm soát hành vi tính dục và quyền kết hôn của mỗi cá nhân trong cộng đồng dòng họ, hạn chế và nghiêm cấm các trường hợp hôn nhân cận huyết và loạn luân.

Gia đình và dòng họ của người Việt được xác lập theo chế độ phụ quyền, con cái sinh ra được tính theo dòng họ cha, vì thế, những người có chung dòng họ cha không được kết hôn với nhau, nếu kết hôn dễ dẫn đến hôn nhân cận huyết làm suy giảm giống nòi, tổn hại đến dòng tộc. Về phía dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 35)