Tiêu chuẩn lựa chọn người kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 77 - 83)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

3.1. Biến đổi về quan niệm, nguyên tắc hôn nhân

3.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn người kết hôn

“Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” là tiêu chí lựa chọn bạn đời theo quan niệm truyền thống. Ngày nay, những tiêu chuẩn lựa chọn người kết hôn có sự thay đổi rất lớn, bên cạnh những tiêu chuẩn theo nếp nghĩ truyền thống vẫn phần nào được lưu ý, thì nhiều tiêu chuẩn khác được đặt ra.

Qua điều tra 20 người tại làng chài Phong Doanh, kết quả thu được những câu trả lời về tiêu chuẩn lựa chọn người kết hôn như sau:

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời kết hôn

Tiêu chí

Quan trọng Không quan trọng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chọn người có tính tình phù hợp 20 100 0 0 Chọn người có điều kiện kinh tế

khá giả

6 30 14 60

Chọn người có ngoại hình đẹp 7 35 13 65

Chọn người có cùng tôn giáo 17 85 3 15

Nguồn: Kết quả điều tra tại thực địa năm 2015

Với tính tự quyết hôn nhân được đề cao, nên việc lựa chọn người kết hôn là một việc rất quan trọng quyết định hạnh phúc và sự bền vững của hôn nhân. Mỗi cá nhân luôn tự đặt ra cho bản thân những hình mẫu người bạn đời lý tưởng riêng với những chuẩn mực nhất định về tính cách, ngoại hình, địa vị kinh tế, xã hội để lựa chọn người phù hợp. Qua khảo sát tại làng chài Phong

Doanh, có thể nhận thấy, tiêu chí lựa chọn người bạn đời có tính cách phù hợp là quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Bởi quan niệm “Thuận vợ, thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn”, cho nên, mỗi cá nhân luôn cố gắng tìm được cho mình một người đồng hành hợp tính cách, đồng suy nghĩ và quan niệm sống, thì khi bước vào cuộc sống hôn nhân hai người dễ cảm thông chia sẻ với nhau.

“Theo anh lấy vợ thì quan trọng nhất là chọn được người hiểu mình. Vợ chồng hiểu nhau thì mới dễ sống. Chứ lấy vợ mà tính cách trái ngược, rồi trong gia đình có bao nhiêu là va chạm, xích mích mà tính cách trái ngược thì dễ cãi nhau lắm…” (Phỏng vấn anh Trần Văn Tính, sinh năm 1985, làng chài Phong Doanh)

“Ngày xưa cô chú tìm hiểu nhau cũng không lâu đâu, nhưng mà được cái cô chú hợp nhau lắm, chứ chẳng quan trọng giàu có, người đẹp hay xấu. Mà ngày trước, nhà nào chẳng khó khăn…” (Phỏng vấn cô Phạm Thị Loan sinh năm 1963, làng chài Phong Doanh)

Một tiêu chuẩn quan trọng của người Phong Doanh trong lựa chọn người kết hôn đó là cùng tôn giáo. Theo khảo sát, 85% số người được hỏi đều mong muốn tìm được người cùng theo đạo Công giáo để kết hôn. Bởi nguyên tắc hôn nhân đồng đạo là điều kiện tiên quyết trong hôn nhân Công giáo, nên người Phong Doanh luôn cố gắng lựa chọn người bạn đời có cùng chung tín ngưỡng và đức tin. Điều này khá hợp lý và tỷ lệ thuận với tiêu chuẩn lựa chọn vợ/ chồng có tính cách phù hợp. Vợ chồng có chung tín ngưỡng, đức tin lại có tính cách hòa hợp, và thấu hiểu nhau là nền tảng cho một đời sống hôn nhân bền vững và hạnh phúc, cùng nhau tu dưỡng tình yêu Thiên Chúa, góp phần gìn giữ và phát triển Cộng đoàn Công giáo.

“Bây giờ cũng thoáng hơn ngày xưa nhiều lắm rồi, nhưng mình thấy lấy chồng cùng là người Công giáo vẫn thuận lợi hơn nhiều...” (Phỏng vấn bạn Trần Thị Sự, 23 tuổi, xóm Phong Doanh).

“Vợ chồng anh đều theo Công giáo hết đấy, cùng xã nên cũng quen biết nhau từ lâu rồi. Vợ chồng cùng tôn giáo là tốt nhất, sau này con cái mình theo Công giáo cũng được cả bố mẹ hướng dẫn, dạy dỗ…” (Phỏng vấn anh Trần Văn Tuynh, 29 tuổi, làng Phong Doanh)

Ngoài những tiêu chí lựa chọn người kết hôn trên đây, một đặc điểm trong hôn nhân của người Công giáo Phong Doanh đó là lựa chọn người kết hôn dựa trên đặc điểm cư trú. Như đã biết, người Công giáo Phong Doanh có đặc điểm cư trú là thủy cư, với 2/3 số hộ vẫn sinh sống chủ yếu trên thuyền, chưa có nhà trên mặt đất và 1/3 đã vượt sông lên bờ làm nhà nhưng nghề nghiệp chính vẫn gắn liền với sông nước như đánh bắt thủy sản, vận tải thủy. Nếu như trước đây, cư dân làng vạn chài là tầng lớp cư dân không được coi trọng trong xã hội, không tấc đất cắm dùi, cuộc sống lênh đênh, nay đây mai đó, không có chốn cư trú ổn định. Vì vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham gia các hoạt động của làng, của cộng đồng, đặc biệt là gặp ngăn trở trong việc lựa chọn người kết hôn với những người sinh sống trên bờ. Những người cư trú trên đất liền thường phản đối gay gắt, thậm chí tuyệt đối cấm việc kết hôn với cư dân làng chài, nhất là trường hợp con gái lấy chồng vạn chài thì coi như gian khổ, vất vả vô cùng.

Tuy nhiên, đến nay quan niệm này không còn tồn tại, cư dân làng chài Phong Doanh được tự do lựa chọn bạn đời mà không gặp ngăn trở do yếu tố cư trú chi phối.

Bảng 3.2: Danh sách các cặp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo làng chài Phong Doanh với ngƣời cƣ trú trên bờ

STT Chồng Năm sinh Nơi cƣ trú trƣớc hôn nhân Vợ Năm sinh Nơi cƣ trú trƣớc hôn nhân

1 Trần Văn Hương 1960 Làng Phong Trần Thị Hiệp 1960 Xóm 6, Yên Nhân

2 Không rõ tên Không rõ Xóm 6, Yên Nhân Trần Thị Hoài 1991 Làng Phong Doanh 3 Trần Văn Thọ 1969 Làng Phong Doanh Nguyễn Thị Hiên 1969 Yên Trị 4 Trần Văn Hướng 1968 Làng Phong

Doanh

Dương Thị Hường

1969 Xóm 11, Yên Nhân 5 Trần Văn Công 1988 Làng Phong

Doanh Dương Thị Yên 1991 Xóm 11, Yên Nhân 6 Trần Văn Hùng 1965 Làng Phong Doanh Hoàng Thị Huệ 1967 Không rõ 7 Trần Văn Luật 1956 Làng Phong

Doanh Phạm Thị Tuyết 1956 Không rõ 8 Trần Văn Hạnh 1963 Làng Phong Doanh Vũ Thị Duyên 1971 Yên Đồng 9 Trần Văn Hân 1959 Làng Phong

Doanh

Bùi Thị Hồng 1963 Xóm 10, Yên Nhân 10 Trần Văn Sơn 1985 Làng Phong

Doanh

Đặng Thị Bích Hòa

1987 Yên Tân 11 Không rõ tên Không

Yên Trị Trần Thị Hà 1989 Làng Phong Doanh 12 Không rõ tên Không

Miền Nam Trần Thị Trang

1990 Làng Phong Doanh 13 Không rõ tên Không

rõ Yên Đồng

Trần Thị Yến 1993 Làng Phong Doanh 14 Trần Văn Huấn 1991 Làng Phong

Doanh Nguyễn Thị Nhài 1992 Yên Lương 15 Trần Văn Tính 1985 Làng Phong Doanh Nguyễn Thị Xuất 1990 Xóm 15, Yên Nhân 16 Trần Văn Đính 1987 Làng Phong Doanh Ngọ Thị Hiền 1991 Ninh Bình 17 Trần Văn Nhiên 1964 Làng Phong

Doanh Dương Thị Quỳnh Vân 1980 Xóm 12, Yên Nhân 18 Nguyễn Văn Yên 1934 Làng Thanh Khê (nay là xóm 3) Trần Thị Chinh 1938 Làng Phong Doanh

Doanh Hoàng 20 Không rõ tên Không

rõ Yên Cường

Trần Thị Vân 1988 Làng Phong Doanh 21 Trần Văn Soạn 1954 Làng Phong

Doanh

Phạm Thị Loan

1963 Xóm 13, Yên Nhân 22 Không rõ tên Không

rõ Hà Nam Trần Thị Toan 1988 Làng Phong Doanh 23 Nguyễn Văn Lộc 1965 Trần Thị Hảo 1974 Làng Phong Doanh 24 Bùi Văn Tú 1990 Xóm 10, Yên Nhân Trần Thị Sự 1993 Làng Phong Doanh 25 Trần Văn Thắng 1960 Làng Phong Doanh Đặng Thị Xuyên 1963 Yên Cường 26 Không rõ tên Không

Yên Trị Trần Thị Thương

1985 Làng Phong Doanh 27 Không rõ tên Không

rõ Yên Xá

Trần Thị Tuyết

1992 Làng Phong Doanh 28 Trần Văn Luyện 1966 Làng Phong

Doanh

Vũ Thị Chiều 1970 Ninh Bình 29 Nguyễn Văn Dư 1958 Xóm 9, Yên

Nhân Trần Thị Nụ 1962 Làng Phong Doanh 30 Nguyễn Thái Dương 1977 Xóm 6, Yên Nhân Trần Thị Dung 1979 Làng Phong Doanh 31 Trần Văn Toán 1979 Làng Phong

Doanh

Bùi Thị Xim 1984 Xóm 10, Yên Nhân 32 Trần Văn Tuynh 1987 Làng Phong

Doanh Bùi Thị Hiền 1994 Xóm 10, Yên Nhân 33 Trần Văn Phát 1989 Làng Phong Doanh Trịnh Thị Phương 1991 Yên Phong

Nguồn: Tư liệu do trưởng xóm 16, làng chài Phong Doanh cung cấp, năm 2015

Làng chài Phong Doanh có 92 hộ dân, trong đó có 90 hộ giáo dân. Trong 90 hộ giáo dân chọn ngẫu nhiên 45 hộ để khảo sát số lượng các cặp hôn nhân là người làng chài với người cư trú trên bờ. Trong đó, một hộ có thể

trong 45 hộ gia đình với 52 cặp vợ chồng có 33 cặp thuộc trường hợp hôn nhân giữa người làng chài Phong Doanh kết hôn với người cư trú trên bờ, chiếm 63% trên tổng số cặp vợ chồng khảo sát.

Theo bảng khảo sát, trong 33 trường hợp hôn nhân giữa dân làng chài và dân trên bờ có sự thay đổi theo từng giai đoạn, từng lớp tuổi. Cụ thể:

Bảng 3.3: Thống kê các cặp hôn nhân giữa dân làng chài Phong Doanh và dân sống trên bờ theo độ tuổi

Năm sinh Số trường hợp Tỷ lệ Trước năm 1950 01 3% Từ 1950 đến 1970 13 39,4%

Từ 1970 đến nay 19 57,6%

Nguồn: Kết quả điều tra tại thực địa năm 2015

Có thể thấy, những người sinh vào trước năm 1950 rất ít trường hợp kết hôn giữa người làng chài Phong Doanh với người sống trên bờ, chỉ có duy nhất một cặp hôn nhân, cụ thể là gái làng chài Phong Doanh lấy chồng làng Thanh Khê. Đúng như quan niệm truyền thống, việc kết hôn với cư dân làng chài thường không được chấp nhận, qua mai mối, cha mẹ thường lựa chọn cho con cái những gia đình môn đăng hộ đối, là thành phần cơ bản của làng, vì vậy, trường hợp hôn nhân giữa dân làng chài và dân trên bờ rất hiếm.

Đối với những thế hệ sau, tư tưởng phân biệt dân làng chài, dân chính cư đã dần thay đổi, hôn nhân gữa hai bộ phận dân cư này được chấp thuận và cho phép. Nhân định này được khẳng định với 13 trường hợp hôn nhân của những người sinh từ năm 1950 đến năm 1970 và tăng lên là 19 cặp hôn nhân của lớp trẻ hiện nay. Tiêu chuẩn hôn nhân được mở rộng, những tiêu chuẩn mang tính khuôn khổ, mực thước dần biến mất đã tạo điều kiện cho người dân

làng chài Phong Doanh hiện nay có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời phù hợp mà không gặp ngăn trở.

Qua bảng số 3.2 cho thấy, phạm vi lựa chọn người kết hôn của giáo dân Phong Doanh được mở rộng theo thời gian. Nếu như trước kia, hôn nhân chỉ bó hẹp trong phạm vi làng xã, thì hiện nay, người Phong Doanh không chỉ kết hôn với người khác xã, khác huyện mà còn khác tỉnh. Do điều kiện kinh tế - xã hội biến đổi, người làng Phong Doanh có điều kiện được học hành và đi làm ăn xa, đã tạo điều kiện cho họ gặp gỡ, tìm hiểu với những người thuộc nhiều thành phần dân cư, địa bàn cư trú khác nhau. Và điều kiện quan trọng nhất trong lựa chọn bạn đời chính là sự phù hợp về tính cách, tư tưởng và niềm tin.

“Phân biệt dân làng chài với dân chính làng là ngày xưa thôi, bây giờ không còn nữa đâu. Yêu nhau, thấy phù hợp, bố mẹ, gia đình hai bên đồng ý thì lấy nhau… Ừ thì cũng vẫn có người họ kén chọn, băn khoăn chuyện trên bờ với thuyền chài cũng có cái đúng, nhất là con gái lấy chồng làm nghề sông nước này cũng sợ vất vả, nhưng khắc phục được hết…” (Phỏng vấn anh Trần Văn Tính, sinh năm 1985, làng chài Phong Doanh).

Có thể thấy, những tiêu chuẩn hôn nhân Công giáo hiện nay đã và tiếp tục thay đổi để phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của người Việt nói chung và hoàn cảnh xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)