Các trường hợp hôn nhân đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 95 - 102)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

3.2. Biến đổi về phong tục, nghi lễ hôn nhân

3.2.4. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt

3.2.4.1. Nghi lễ hôn nhân khác đạo trong trường hợp người không theo Công giáo chấp thuận cải đạo

Không giống như hôn nhân giữa hai người theo Công giáo, nghi lễ hôn nhân giữa một người theo Công giáo và một người không theo Công giáo cần phải tuân theo những thủ tục nghiêm ngặt hôn về mặt giáo luật

Theo Giáo luật Công giáo, một người Công giáo muốn kết hôn với một người không Công giáo cần phải có được phép chuẩn của Đấng Bản Quyền sở tại khi hội tụ đủ điều kiện được quy định trong điều 1125 và 1126 của Giáo luật Công giáo như đã trình bày ở trên. Hôn phối đó có thể thành sự và hữu hiệu cần phải được cử hành trước sự chứng giám của Bản Quyền sở tại hoặc Linh mục sở tại, hoặc một tư tế hay phó tế được các vị ấy ủy nhiệm chứng hôn, và trước mặt hai người làm chứng [18, điều 1108]. Trong trường hợp người bên lương chấp nhận theo Công giáo để được kết hôn với người Công giáo cần phải thực hiện những thủ tục và nghi thức hôn lễ sau:

Trước hết, hai người sau khi tìm hiểu và quyết tâm đi đến hôn nhân, họ sẽ đến gặp Linh mục nơi người Công giáo sống để làm giấy giới thiệu hôn phối, nhận được phép chuẩn của Linh mục sở tại và được chứng nhận cho kết hôn. Đối với người không Công giáo nếu đồng ý theo Công giáo, thì người này phải làm lễ Rửa tội trong nhà thờ, đây là phép Bí tích đầu tiên mà một người phải thực hiện để trở thành con của Chúa. Để được làm phép rửa tội, người không Công giáo phải tham gia vào các lớp học kinh thánh hay còn gọi là lớp học giáo lý tân tòng, sau thời gian học sẽ dự các buổi khảo kinh và được nhà thờ cấp chứng chỉ đã hoàn thành lớp học giáo lý.

Bên cạnh việc học lớp giáo lý tân tòng đối với người bên lương, đôi nam, nữ sắp kết hôn phải tham gia học lớp giáo lý hôn nhân được tổ chức tại nhà thờ. Lớp giáo lý hôn nhân là bước chuẩn bị cho những người sắp bước vào đời sống hôn nhân hiểu được ý nghĩa của hôn nhân Công giáo và đời sống của vợ chồng Công giáo.

Sau khi người không theo Công giáo được làm lễ rửa tội và đôi nam nữ hoàn thành lớp học giáo lý hôn nhân, hôn lễ của họ được tổ chức như bình thường. Hôn nhân này được Giáo hội chấp thuận và được Thiên Chúa chứng giám là Bí tích hôn phối, đôi tân hôn sẽ được nhận ơn sủng và chúc phúc từ

Thiên Chúa và toàn thể cộng đoàn. Với việc thuyết phục được người bạn không theo Công giáo cải đạo để kết hôn đã góp phần bảo đảm sự bền vững của giáo hội và gia tăng tín hữu cho Hội Thánh. Đó là điều đáng mừng.

3.2.4.2. Nghi lễ hôn nhân khác đạo trong trường hợp thỏa thuận đạo ai

người nấy giữ

Hôn nhân khác đạo trong trường hợp hai người thỏa thuận đạo ai người nấy giữ là trường hợp hôn nhân rất hiếm ở làng chài Phong Doanh, theo khảo sát, chỉ có duy nhất một trường hợp là con gái Công giáo làng Phong Doanh lấy chồng Miền Nam và giữ thỏa thuận đạo ai người nấy giữ. Đây là trường hợp hôn nhân khác đạo hoàn toàn có thể xảy ra và được chấp thuận. Bởi tại Điều 22, Chương III của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể: “Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Quyền tự tôn giáo tín ngưỡng của vợ và chồng đã được nhà nước Việt Nam bảo đảm, không có sự ép buộc hay cản trở, vì vậy, những người trong trường hợp hôn nhân khác đạo có quyền được thỏa thuận đạo ai người nấy giữ.

Theo quy định của Giáo hội Công giáo, trong trường hợp hôn nhân khác đạo có thỏa thuận “… nếu bên Công giáo kết hôn với bên không công giáo thuộc lễ điển đông phương, thì thể thức cử hành theo giáo luật chỉ buộc với tính cách hợp pháp mà thôi; còn để được hữu hiệu, cần phải có sự chứng giám của một thừa tác viên thánh, sau khi đã tuân hành những điều khác luật định…” [18, điều 1127]. Vì vậy, đôi nam nữ vẫn cần phải thực hiện đầy đủ những điều kiện và quy định của giáo luật trong điều 1125 và 1126 đã trình bày ở trên để nhận được phép chuẩn của Giáo xứ sở tại cho kết hôn. Có thể nói rằng Giáo hội Công giáo đã xem xét mọi khả năng xảy ra trong hôn nhân khác đạo để có những giáo luật cụ thể quy định và áp dụng phù hợp cho từng trường hợp.

Nghi lễ hôn nhân khác đạo trong trường hợp thỏa thuận đao ai người nấy giữ được thực hiện như sau:

Cũng như những đôi bạn Công giáo khác, trong trường hợp này khi đôi bạn quyết tâm tiến tới hôn nhân, họ sẽ đến gặp Linh mục sở tại nơi người Công giáo sinh sống để làm giấy giới thiệu hôn phối. Đồng thời, với thỏa thuận đạo ai người nấy giữ, thì họ cần phải được sự cho phép của Giáo xứ. Trước hết đôi bạn cần phải làm đơn xin được tha ngăn trở và thỏa thuận đạo ai người nấy giữ gửi lên Linh mục giáo xứ, Linh mục có nhiệm vụ gửi đơn lên Tổng giám mục giáo phận để xác nhận đồng ý. Nếu như Tổng giám mục đồng ý cho đôi bạn được làm phép tha ngăn trở thì hôn sự của họ mới được tiến hành. Với thỏa thuận đạo ai người nấy giữ thì người không Công giáo không phải làm lễ Rửa tội, không phải học kinh thánh và không phải trải qua các buổi khảo kinh để được cấp chứng chỉ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, đôi nam nữ vẫn phải theo học lớp giáo lý hôn nhân trong vòng ba tháng đúng theo quy định của giáo luật là “Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy” [18, điều 1125]. Sau khi hoàn thành khóa học được cấp chứng chỉ giáo lý hôn nhân.

Việc điều tra và rao hôn phối cũng được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo hai bên không mắc những ngăn trở tiêu hôn nào. Sau khi hoàn tất thủ tục điều tra và rao hôn phối nếu không có ngăn trở gì, Giáo xứ sở tại sẽ cấp phép chuẩn cho kết hôn.

Hôn lễ trong trường hợp thỏa thuận đạo ai người nấy giữ được gọi là phép tha ngăn trở. Trước khi thực hiện lễ thành hôn tại gia đình hai bên, hai bạn trẻ tổ chức phép cưới (hay còn gọi là phép tha) ngoài Thánh đường, có thể là tại gia đình người Công giáo, với sự có mặt của Linh mục giáo xứ là người làm chủ hôn, cùng với sự có mặt của cha mẹ hai bên và những người

thân thiết nhất. Tại đây, đôi bạn trẻ được làm phép tha ngăn trở để hôn phối của họ được được Giáo hội thừa nhận và không phạm phải tội lỗi, đồng thời vẫn được nhận ơn sủng của Thiên Chúa nhờ lời cầu nguyện của Hội thánh.

Nhờ làm phép tha ngăn trở hôn phối của đôi bạn vẫn được sự thừa nhận của Giáo hội, tuy nhiên, phép tha ngăn trở chỉ là một hôn lễ nhỏ, không thiêng liêng, không trang trọng như hôn lễ được cử hành trong Thánh đường với sự tham dự của đông đủ của cộng đoàn. Mặc dù vậy, hôn phối có sự chứng giám của Linh mục, nghĩa là hôn phối hữu hiệu, buộc hai người phải thực hiện đúng lời Thiên Chúa, sống trọn đời chung thủy, yêu thương nhau không được phân ly. Sau khi kết hôn và trong thời gian chung sống, người không Công giáo có thể cảm thấy được ơn sủng của Chúa mà theo Thiên Chúa là điều đáng mừng.

3.2.4.3. Hôn nhân khác đạo trong trường hợp người không theo Công giáo không chấp thuận cải đạo nhưng vẫn kết hôn

Giáo luật Công giáo đã quy định: “Hôn phối cũng vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội công giáo hay đã được nhận vào Giáo Hội công giáo và chưa công khai bỏ Giáo Hội, với một người không rửa tội” [13, điều 1086]. Trong trường hợp hôn nhân khác đạo người không Công giáo không chấp nhận theo Công giáo nhưng vẫn kết hôn với người Công giáo và không có thỏa thuận đạo ai người nấy giữ, nghĩa là hôn phối ấy vô hiệu trước Giáo hội và Thiên Chúa. Hôn sự này nằm ngoài Giáo hội, không liên quan đến Giáo hội, bởi không có sự thông qua về bất kỳ thủ tục giáo luật nào.

Theo quy định của Công giáo, trước Công đồng Vantican II (1965) việc kết hôn với người không Công giáo là một điều cấm, tuy nhiên, hiện nay Giáo hội Công giáo đã đưa ra những điều kiện để người Công giáo có thể kết hôn với ngoài ngoài công giáo. Nếu người Công giáo không thuyết phục được bạn mình theo Công giáo hoặc đi đến được thỏa thuận thỏa thuận đạo ai người

nấy giữ mà vẫn kết hôn với người ngoài Công giáo, nghĩa là đã mắc tội với Thiên Chúa và vi phạm giáo luật của Giáo hội. Tội lỗi này còn liên lụy đến cha mẹ và những người thân trong gia đình, là người làm cha mẹ nhưng không hoàn thành trách nhiệm giáo dục con cái đi theo và tận tâm với Thiên Chúa, với Giáo hội, đó là tội lỗi của cha mẹ.

Trong trường hợp người Công giáo kết hôn với người không Công giáo và không cải đạo, hôn lễ của họ không phải thực hiện theo bất kì thủ tục nào của giáo luật và không cử hành Thánh lễ (phần đạo), nghi lễ thành hôn được tổ chức như bình thường tại gia đình (chỉ thực hiện phần đời). Như vậy, đối với người Công giáo họ chỉ thực hiện được một nửa nghi thức hôn phối. Hơn thế nữa, những người thân, họ hàng của người Công giáo (ở đây được hiểu là những người theo Công giáo) sẽ không đến tham dự hôn lễ và chúc phúc cho đôi tân hôn. Bởi lẽ, trước hết họ không chấp nhận cuộc hôn nhân sai trái với giáo luật của Giáo hội và sau nữa, nếu tham dự hôn lễ nghĩa là họ đang tán thánh việc làm sai trái, vì thế họ cũng là người mang tội lội với Thiên Chúa và vi phạm giáo luật của Hội thánh. Hôn nhân trong trường hợp này là hôn nhân tự nhiên và vô hiệu trước Thiên Chúa và Giáo hội. Theo khảo sát tại làng chài Phong Doanh, không xảy ra trường hợp hôn nhân nào đi ngược lại quy định của Giáo hội. Người Phong Doanh luôn ý thức và tâm niệm về mọi điều Chúa răn, sống và làm theo lời Thiên Chúa

Tóm lại, sau Công đồng Vatican II (1965), hôn nhân của người Công giáo Phong Doanh đã có nhiều biến đổi trong quan niệm, nguyên tắc cũng như nghi lễ, phong tục hôn nhân. Sự biến đổi đó là tất yếu và phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Bên cạnh đó, việc xem xét, tạo điều kiện cho hôn nhân khác đạo và cho phép ly thân của Giáo hội Công giáo đã giúp nới lỏng quy định trong hôn nhân, tạo điều kiện cho người Công giáo được tự do tìm hiều và kết hôn với người phù hợp không kể tôn giáo.

Tiểu kết chƣơng 3

Biến đổi và phát triển là quy luật tất yếu của xã hội. Hôn nhân của người Công giáo làng chài Phong Doanh, xã Yên Nhân cũng nằm trong quy luật chung đó. Hôn nhân của giáo dân Phong Doanh chịu sự quy định nghiêm ngặt của Giáo luật Công giáo, nhưng được thực hành trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan niệm, nguyên tắc, nghi lễ dân gian truyền thống của người Việt và thủ tục Công giáo.

Dưới tác động của sự cải tổ trong quy định của Giáo hội Công giáo, quan niệm, nguyên tắc và nghi lễ hôn nhân của người Phong Doanh bị biến đổi. Quan niệm trong lựa chọn bạn đời không còn bị bó hẹp trong những tiêu chuẩn nhất định mà được mở rộng hơn nữa, để người Công giáo có thể lựa chọn được người bạn đời phù hợp. Đặc biệt, yếu tố cư trú ảnh hưởng khá lớn đến việc lựa chọn người kết hôn của giáo dân Phong Doanh, hiện nay, quan niệm này đã thay đổi hoàn toàn.

Hôn nhân đơn hôn, đồng đạo và bất khả phân ly là ba nguyên tắc cơ bản của hôn nhân Công giáo. Trước hoàn cảnh thực tế, do đời sống cộng cư xen kẽ giữa người Công giáo và không Công giáo, Giáo hội đã xem xét, nới lỏng và chuẩn chước có điều kiện cho hôn nhân khác đạo. Có thể phán đoán được rằng, trong tương lai, hôn phối khác đạo sẽ dần phổ biến hơn, bởi sự tự do trong hôn nhân và quyền quyết định đạo ai người nấy giữ sẽ tạo điều kiện cho hôn nhân khác đạo được thực hành phổ biến.

Có thể xét thấy, sự biến đổi trong hôn nhân của người Công giáo Phong giáo chủ yếu diễn ra về mặt hình thức như cách thức tổ chức hôn phối nói chung, hình thức tổ chức hôn phối khác đạo. Về cơ bản, những quan niệm, nguyên tắc và giá trị hôn nhân hiện nay vẫn được gìn giữ và phát huy.

CHƢƠNG 4

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI VÀ GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)