Biến đổi nguyên tắc hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 83 - 91)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

3.1. Biến đổi về quan niệm, nguyên tắc hôn nhân

3.1.3. Biến đổi nguyên tắc hôn nhân

Nguyên tắc hôn nhân truyền thống của người Việt theo Công giáo ở làng chài Phong Doanh là hôn nhân đơn hôn, đồng đạo và bất khả phân ly. Nguyên tắc đơn hôn trong hôn nhân Công giáo là bất di bất dịch, một người nam và một người nữ đã thực hiện Bí tích hôn phối, trao lời thề nguyện chung thủy suốt đời trước sự chứng giám của Thiên Chúa và cộng đoàn thì chỉ duy nhất trọn đời có một vợ một chồng. Khi đó “người ta không còn là hai mà chỉ là một thân xác”. Đó là sự kết hợp chặt chẽ và bền vững nhất, vừa đảm bảo sự

gắn bó bền chặt cho gia đình, đồng thời cũng thể hiện tình yêu và đức tin duy nhất với Thiên Chúa toàn năng.

Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa, đa tôn giáo và tín ngưỡng, vì vậy, hôn nhân đồng đạo là nguyên tắc gặp nhiều ngăn trở, việc hôn nhân giữa những người khác tôn giáo, tín ngưỡng là điều khó tránh khỏi. Trước hết cần hiểu rõ hai khái niệm hôn phối hỗn hợp và hôn phối khác đạo theo quy định của Công giáo:

- Hôn phối hỗn hợp (hay còn gọi là hôn phối pha) là hôn phối giữa một tín hữu Công giáo và một tín hữu Kitô khác không Công giáo đã rửa tội thành sự, ví dụ như: Tin lành, Anh giáo, Chính thống.

- Hôn phối khác đạo: là hôn phối giữa một tín hữu Công giáo và một người chưa chịu phép rửa tội, ví dụ Phật giáo, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo…

Trước Công đồng Vantican II (1965), vấn đề hôn phối khác đạo chưa được Hội Thánh đề cập đến. Tuy nhiên, đến Công đồng Vantican II, đã có những thay đổi mới trong luật của Hội Thánh và đề cập trực tiếp đến vấn đề hôn nhân với người ngoại đạo.

Trong Giáo luật Công giáo (1983) [18], quy định rõ ràng:

- Đối với hôn phối hỗn hợp, trong Điều 1124 quy định: “Nếu không có phép minh thị của nhà chức trách có thẩm quyền, hôn phối bị cấm chỉ giữa hai người đã rửa tội, mà một người đã được rửa tội trong Giáo hội Công giáo, hoặc đã được nhận vào Giáo hội Công giáo sau khi rửa tội và chưa công khai bỏ Giáo hội Công giáo, với một người thuộc về một Giáo Hội hay giáo đoàn không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội công giáo”.

- Đối với hôn phối khác đạo, trong Điều 1125, nêu rõ: “Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép chuẩn cho bên Công giáo thành hôn với bên không Công giáo, với những điều kiện sau:

1. Bên công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Ðức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo.

2. Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên công giáo.

3. Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.

Ðiều 1126:Hội Ðồng Giám Mục có nhiệm vụ quy định cả về cách thức làm tờ công bố và tuyên hứa mà luật đòi hỏi, lẫn về thể thức để những lời công bố và tuyên hứa ấy được bảo đảm ở tòa ngoài, và được thông báo cho bên không Công giáo”.

Qua hai điều Giáo luật trên, có thể nhận định rằng, hôn phối hỗn hợp giữa hai người đã chịu phép rửa tội chỉ là điều bị cấm, nhưng không phải là một ngăn trở tiêu hôn làm cho hôn phối không thành sự. Đối với hôn phối khác đạo, giữa một tín hữu Công giáo và một người chưa chịu phép rửa tội, là một ngăn trở tiêu hôn. Do đó, để có thể kết hôn thì cần phải có phép chuẩn của Giám mục sở tại [18, điều 1125, 1126].

Tuy nhiên, nếu một người Công giáo và một người không Công giáo chỉ kết hôn dân sự, nhưng không kết hôn theo pháp đạo và chưa được sự chuẩn chước của giáo quyền, thì trước mặt Giáo hội, hôn phối ấy là vô hiệu về phương diện giáo luật và chỉ là “hôn phối tự nhiên”. Trong Giáo luật, điều 1086 ghi rõ: “Hôn phối cũng vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo hội công giáo hay đã được nhận vào Giáo hội công giáo và chưa công khai bỏ Giáo hội, với một người không rửa tội”. Nếu như hôn phối này đã được phép chuẩn y của giáo quyền, thì Giáo hội vẫn công nhận hôn phối này là thành sự và hữu hiệu, nhưng hôn phối này vẫn không phải là một bí tích.

Mặc dù vậy, hôn phối khác đạo vẫn có giá giá trị tự nhiên và pháp lý trước mặt Chúa và Giáo hội, đôi hôn phối ấy vẫn có thể được hưởng nhờ lời cầu nguyện và ơn phúc của Giáo hội.

Hôn nhân khác đạo trong Công giáo vấp phải những quy định và Giáo luật khắt khe như trên là bởi, Giáo hội và những tín hữu Công giáo muốn giữ gìn đức tin của mình, tránh sự khô đạo nhạt đạo làm tổn hại đến Giáo Hội. Bên cạnh đó, việc yêu cầu những người không Công giáo muốn kết hôn với người Công giáo, phải theo học đạo, chịu phép rửa tội và để được cử hành hôn lễ trong nhà thờ cũng là nhằm mục đích làm gia tăng tín hữu cho Giáo hội, mở rộng hơn nữa Đạo Công giáo.

Tuy nhiên, do điều kiện cư trú xen kẽ giữa giáo dân và lương dân thì hôn nhân khác đạo là điều tất yếu xảy ra. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, sự tự do cá nhân được đề cao, hôn nhân thuộc quyền quyết định của mỗi cá nhân, vì vậy không thể ép buộc con người theo những điều luật khắt khe và buộc những người Công giáo chỉ được kết hôn với nhau là điều không thể. Theo khảo sát tại làng chài Công giáo Phong Doanh về các trường hợp hôn phối khác đạo hay còn gọi là hôn nhân lương - giáo, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4. Trƣờng hợp hôn nhân khác đạo ở làng chài Công giáo Phong Doanh

STT Chồng Năm

sinh

Theo tôn

giáo Vợ Năm sinh

Theo tôn giáo

1 Trần Văn Hương 1960 Công giáo Trần Thị Hiệp 1960 Không theo công

giáo 2 Lấy chồng xóm

6, Yên Nhân Không rõ theo công Không giáo

Trần Thị Hoài 1991 Công giáo 3 Trần Văn Hướng 1968 Công giáo Dương Thị

Hường

1969 Không theo công

giáo 4 Trần Văn Công 1988 Công giáo Dương Thị Yên 1991 Không

theo công giáo 5 Trần Văn Hùng 1965 Công giáo Hoàng Thị Huệ 1967 Không

theo công giáo 6 Trần Văn Luật 1956 Công giáo Phạm Thị Tuyết 1956 Không

theo công giáo 7 Trần Văn Sơn 1985 Công giáo Đặng Thị Bích

Hòa 1987 Không theo công giáo 8 Lấy chồng miền Nam Không rõ Không theo Công giáo Trần Thị Trang 1990 Công giáo 9 Trần Văn Huấn 1991 Công giáo Nguyễn Thị

Nhài

1992 Không theo công

giáo 10 Trần Văn Tính 1985 Công giáo Nguyễn Thị

Xuất

1990 Không theo công

giáo 11 Trần Văn Nhiên 1964 Công giáo Dương Thị

Quỳnh Vân

1980 Không theo công

giáo 12 Nguyễn Văn Yên 1934 Không

theo công giáo

Trần Thị Chinh 1938 Công giáo 13 Trần Văn Việt 1972 Công giáo Đoàn Thị

Hoàng 1985 Không theo công giáo 14 Lấy chồng Yên Cường Không theo công giáo Trần Thị Vân 1988 Công giáo 15 Trần Văn Soạn 1954 Công giáo Phạm Thị Loan 1963 Không

theo công giáo 16 Trần Văn Thắng 1960 Công giáo Đặng Thị

Xuyên 1963 Không theo công giáo 17 Lấy chồng Yên Xá Không theo công giáo Trần Thị Tuyết 1992 Công giáo 18 Nguyễn Văn Dư 1958 Không Trần Thị Nụ 1962 Công

giáo 19 Nguyễn Thái Dương 1977 Không theo công giáo

Trần Thị Dung 1979 Công giáo 20 Trần Văn Chinh 1989 Công giáo Dương Thị

Toan

1993 Không theo công

giáo 21 Trần Văn Sơn 1985 Công giáo Đặng Thị Bích

Hòa

1987 Không theo công

giáo

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2015

Có thể thấy, trên địa bàn làng chài Phong Doanh có tất cả 21 trường hợp hôn nhân khác đạo trên tổng số 90 hộ giáo dân (trong đó một hộ có thể bao gồm nhiều cặp hôn nhân), chiếm gần ¼ tổng số hộ. Tỷ lệ hôn nhân khác đạo này khá nhỏ và hầu hết là người không theo đạo chấp thuận học giáo lý và theo đạo để được kết hôn với người Công giáo. Bởi theo Luật Công giáo, khi người Công giáo kết hôn với người không Công giáo, thì họ phải thuyết phục được bạn mình theo Công giáo để có thể cử hành hôn lễ thiêng liêng trong Thánh lễ và nhận được nhiều ơn sủng của Thiên Chúa và Giáo hội, đồng thời bảo vệ được Đức tin và gia tăng tín hữu cho Giáo hội. Chỉ có duy nhất một trường hợp là bạn Trần Thị Trang (1990) lấy chồng miền Nam, kết hôn với thỏa thuận đạo ai người nấy giữ.

Bên cạnh đó, một đặc điểm nữa trong hôn nhân khác đạo của giáo dân Phong Doanh có thể dễ dàng nhận thấy, đó là phổ biến trường hợp nam Công giáo lấy vợ bên lương (với 14 cặp hôn nhân), gấp đôi số cặp hôn phối là nữ Công giáo lấy chồng khác đạo. Gia đình Việt được tổ chức theo chế độ phụ quyền, người đàn ông, người chồng giữ vai trò trụ cột trong gia đình, phụ nữ khi xuất giá về nhà chồng thì phải sống theo nề nếp, gia phong của nhà chồng. Quan niệm này trở thành quy tắc chung cho phụ nữ Việt Nam nói chung không kể theo Công giáo hay không theo Công giáo, vì lẽ đó mà dân gian có

tử”. Điều này cũng giải thích rằng, những người nữ bên lương lấy chồng Công giáo và theo đạo thường chiếm số đông, bởi khi họ về nhà chồng và theo Công giáo, họ sẽ được gia đình chồng đôn đốc việc rèn luyện Đức tin, giảng dạy về Thiên Chúa và Giáo hội thường xuyên, nghĩa là họ dễ dàng bị cải đạo, đồng thời người nam Công giáo lấy vợ khác đạo không hề bị tổn hại về Đức tin mà còn làm tăng thêm tín hữu cho Giáo hội, đó là điều đáng mừng. Vì thế, việc người nam Công giáo lấy vợ bên lương thường được dễ dàng chấp nhận và không gặp nhiều khó khăn, ngăn trở của gia đình và Giáo hội, chỉ cần họ thuyết phục được bạn mình theo Công giáo, thì sẽ nhận được sự chuẩn chước của Giáo hội, hôn phối của họ được cộng nhân là thành sự và hữu hiệu trước Thiên Chúa và Giáo hội.

“Sau Công đồng Vatican II, Giáo hội đã cho phép người Công giáo được kết hôn với người khác đạo, nhưng người không theo Công giáo phải đảm bảo và tôn trọng tôn giáo của chúng tôi… Thế cho nên, đàn ông Công giáo dễ lấy vợ khác đạo hơn là phụ nữ, là vợ thì phải theo cách sông nhà chồng…” (Phỏng vấn ông Trần Văn Hân, 65 tuổi, làng Phong Doanh)

Ngược lại, trong trường hợp người nữ Công giáo lấy chồng bên lương thường gặp rất nhiều ngăn trở, bởi lẽ gia đình và Giáo hội e ngại khi về nhà chồng bên lương (kể cả trong trường hợp người nam bên lương chấp nhận theo Công giáo để được kết hôn với người nữ Công giáo) người nữ sẽ dần bị khô đạo, nhạt đạo, do không được thường xuyên đôn đốc việc rèn luyện Đức tin, cũng có nghĩa là họ cũng dễ dàng bị cải đạo. Hơn thế nữa, khi về nhà chồng, sống trong môi trường tôn giáo và tín ngưỡng khác biệt, gia đình người nữ Công giáo lo lắng cô gái sẽ gặp khó khăn trong việc thu xếp và đảm nhận các công việc nhà chồng, đặc biệt là các ngày giỗ chạp, cúng lễ… Vì những lẽ đó, hôn nhân của họ thường bị gia đình ngăn trở, nhưng khi người nam bên lương theo Công giáo thì hôn phối của họ sẽ được Giáo hội dễ dàng

đạo cũng là một vấn đề đáng quan tâm, trong số 7 trường hợp hôn phối khác đạo giữa người nữ Công giáo và nam bên lương, thì có 6 trường hợp người nam bên lương chấp nhận theo đạo để được kết hôn. Họ đưa ra khá nhiều lý do thú vị để giải thích cho quyết định của mình.

“Ngày xưa thì bố mẹ cũng cấm không cho lấy vợ bên giáo, mà nhà vợ thì cũng không đồng ý đâu. Nhưng nhà tôi đông anh em, mà tôi là con thứ nên chẳng sao, cứ lấy thôi. Thuyết phục mãi rồi ông bà cũng cho lấy. Con tôi bây giờ tôi cũng cho theo đạo hết…” (Phỏng vấn chú Nguyễn Văn Dư, sinh năm 1958, làng chài Phong Doanh).

“Anh thấy theo đạo tốt mà, đến nhà thờ nghe Cha giảng đạo, anh rất thích. Lúc trước khi cưới, anh hay đi cùng vợ đi lễ nhà thờ, nên lúc quyết định cưới thì anh đồng ý theo đạo để mọi việc được thuận lợi” (Phỏng vấn anh Nguyễn Thái Dương, sinh năm 1977, làng chài Phong Doanh).

Như vậy, có thể thấy, hôn phối khác đạo, mà cụ thể là hôn nhân lương - giáo ở làng chài Phong Doanh dường như không gặp quá nhiều ngăn trở và khó khăn từ phía gia đình và Giáo hội. Hôn phối đó được chấp thuận và thành sự nếu người bạn bên lương chấp thuận học đạo, làm lễ rửa tội và theo Công giáo.

Nguyên tắc hôn nhân cơ bản thứ ba của hôn nhân Công giáo đó là “bất khả phân ly”, bởi Thiên Chúa đã dạy rằng “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Khởi nguồn, Ngài lấy thịt xương của Adam mà tạo ra Eva, người trợ tá và là vợ. Từ đây họ rời bỏ cha mẹ mà chung sống với vợ mình suốt đời. Đó là ý niệm của Chúa, vì thế, người Công giáo khi đã thề nguyện trước Thánh lễ sẽ không được ly hôn với bất kỳ lý do gì, chỉ khi người bạn của mình qua đời thì đó là tiêu hôn tự nhiên và người còn sống được phép đi bước nữa. Tuy nhiên, sau Công đồng Vatican II (1965), Hội thánh cho phép vợ chồng được ly thân, để có thể nới lỏng những mâu thuẫn, áp lực trong cuộc sống hôn nhân cho các vợ chồng, nhưng tuyệt đối không được ly hôn. Trong thời gian ly thân, không được kết hôn với người khác, chỉ

được phép kết hôn khi người bạn của mình qua đời. Đôi hôn nhân có thể làm thủ tục ly hôn về mặt pháp luật, nhưng về phía Công giáo, sự ly hôn đó không được chấp nhận. Khảo sát tại làng chài Công giáo Phong Doanh không có cặp vợ chồng nào ly hôn, đôi khi, đời sống gia đình có nhiều mâu thuẫn, kinh tế khó khăn, nhưng người Phong Doanh luôn hướng về Thiên Chúa cầu xin sự bình an, hạnh phúc, luôn nỗ lực cố gắng gìn giữ gia đình theo lời Chúa răn, bởi gia đình là gốc rễ của hạnh phúc.

Ba nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân Công giáo luôn được giáo dân Phong Doanh thực hành. Mặc dù, Hội Thánh đã chấp thuận hôn nhân khác đạo với những điều kiện ràng buộc và nới lỏng việc ly hôn là cho phép ly thân, nhưng người dân Phong Doanh vẫn cố gắng thực hành đời sống đạo một cách tốt nhất, mong muốn trong đời sống hôn nhân của họ đó là tìm được người bạn đời chân tín, đồng đạo, và chung thủy suốt đời. Đó cũng là cách người Phong Doanh thể hiện tình yêu và sự tín nhiệm với Thiên Chúa toàn năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 83 - 91)