Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân của người Việt theo Công giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 45 - 53)

1.3.3 .Vài nét về kinh tế xã hộ i văn hóa xã Yên Nhân

2.1. Quan niệm hôn nhân truyền thống

2.1.2. Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân của người Việt theo Công giáo

Về cơ bản, quan niệm, nguyên tắc hôn nhân của người Việt Công giáo vẫn bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt nói chung. Song hành với các giá trị dân gian truyền thống, quan niệm hôn nhân của người Công giáo còn chịu sự quy định của giáo luật Công giáo. Đó là sự kết hợp hài hòa và linh hoạt tạo nên bản sắc riêng trong đời sống, phong tục tập quán của người Việt Công giáo.

2.1.2.1. Quan niệm hôn nhân Công giáo.

Người Công giáo chỉ tin thờ duy nhất Thiên Chúa của mình, họ nhận biết mọi thứ qua Thiên Chúa, Thiên Chúa là đấng tối cao đã tạo nên con người, dẫn dắt, yêu thương và cứu rỗi con người. Vì thế những ai là con của Thiên Chúa (là những người được rửa tội) đều tin và làm theo lời Người căn dặn, chỉ bảo. Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế gian này, và tạo dựng con người theo hình ảnh của Chúa, mọi việc trên trần gian đều do Thiên Chúa sắp đặt, con người chỉ việc tin và làm theo, nếu như làm ngược lại là phạm phải tội lỗi lớn. Vì thế, hôn nhân cũng là việc do Thiên Chúa định đoạt cho con người.

Quan niệm về hôn nhân của người Công giáo chính là tin theo những gì Thiên Chúa đã định ra.

Hôn nhân của người Công giáo có nguồn gốc từ rất sớm, được Kinh Thánh đề cập đến ngay từ những chương đầu tiên của sách Sáng Thế cho đến những trang sách cuối của Kinh Thánh. Điều này cho thấy rằng, hôn nhân không chỉ là quan hệ thuần túy của con người, mà nó trước hết nằm trong chương trình của Thiên Chúa, khi ngài dựng nên con người có nam có nữ. Sách Sáng Thế đã kể rằng: “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở một sinh vật”. Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt con người vào đó để cày cấy và canh giữ đất đai. Thiên Chúa phán rằng: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó”. Thuở sơ khai, trên trần gian chỉ có đàn ông đó là Adam, vì thế Thiên Chúa tạo ra người nữ để làm “trợ tá” cho người nam. Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người và con người thiếp đi. Khi Adam ngủ say, Thiên Chúa lấy một xương sườn của Adam và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho xương sườn lấy từ người đàn ông trở thành người đàn bà là Eva, rồi dẫn đến Adam. Adam liền nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là đàn bà; vì đã được rút từ đàn ông ra. Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ

mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” [41, tr.14]. Có thể thấy, hôn

nhân của con người chính là do Thiên Chúa tạo dựng nên, để người nam và người nữ đến với nhau, để lấp đầy cho nhau, bù đắp cái thiếu của nhau, tương trợ nhau trong tình yêu. Thiên Chúa làm nên người nữ từ xương sườn của người nam là nhằm khẳng định người nam và người nữ có cùng một phẩm giá như nhau, bình đẳng với nhau. Họ có trách nhiệm trợ giúp và bổ túc cho nhau trong tình yêu thương và kính trọng lẫn nhau.

Thiên Chúa giao cho con người trọng trách trông giữ vườn cây ở Ê- đen, tuy nhiên, nghe lời xúi giục của rắn, E-va đã ăn quả của cây trường sinh và đưa cho cả chồng mình ăn. Thiên Chúa biết được đã trừng trị con người rất nặng. Đối với người đàn bà, Thiên Chúa phán: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi”. Đối với người nam, Chúa phán: “Vì người đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: “Ngươi đừng ăn nó”, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” [42, tr.20-22]. Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó, con người bắt đầu cuộc sống mới, có vợ, có chồng, có con cái và có lao động sản xuất để có cái ăn. Đây chính là gốc rễ của hôn nhân, gia đình do Thiên Chúa tạo lập nên.

Hôn nhân Công giáo là sự tiền định của Thiên Chúa, vì vậy, hôn nhân được Thiên Chúa nâng lên thành bí tích, gọi là bí tích hôn phối. Bí tích (dấu tích bí nhiệm) là những dấu hiệu hữu hình được Chúa Kitô dùng để ban ân sủng cho loài người. Trong đời sống Kitô hữu phải trải qua bảy phép Bí tích đó là: Rửa tội khi sinh ra; lớn lên có Thêm sức, Thánh thể, Thống hối, Xức dầu và lãnh nhận sứ mạng xây dựng cộng đoàn là Truyền chức và Hôn phối. Với những người Công giáo, trước hết Thiên Chúa ban cho họ những ơn tự nhiên của hôn nhân tự nhiên đó là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với đầy đủ tự do và ý thức trách nhiệm để sống yêu thương nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha mẹ. Hơn nữa Thiên Chúa còn ban ơn siêu nhiên để họ chu toàn trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ trong tư cách họ là con cái Chúa, đáng lãnh nhận phần thưởng sau này. Đối với người Công giáo việc kết hôn chỉ có giá trị trước mặt Thiên Chúa trong điều kiện đó là: Họ kết hôn theo luật Hội

Thánh, lúc ấy họ cử hành Bí tích Hôn phối. Nếu không như thế đời sống chung của họ là một chung chạ tội lỗi. Những ơn mà bí tích hôn phối ban cho đôi bạn đó là: tăng thêm ơn thánh hóa làm cho sức sống siêu nhiên nơi họ dồi dào hơn; ban nhiều hiện sủng, để họ được trợ giúp khi thi hành công việc bổn phận hàng ngày. Công đồng Vantican II (1965) nói rằng: “Vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một Bí tích để chu toàn xứng đáng các bổn phận trong bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến và ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và thánh hóa lẫn nhau; và bởi đó họ cùng nhau

tôn vinh Thiên Chúa” [41, tr.7].

Hôn nhân Công giáo hướng tới hai mục đích chính đó là: Trọn đời yêu thương nhau; sinh sản và giáo dục con cái. Mục đích trước hết của hôn nhân Công giáo đó là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau. Hôn nhân đều phải bắt đầu bằng tình yêu mới có thể bền vững được, vợ chồng đến với nhau là do tình yêu mách bảo và kết hôn để nuôi dưỡng tình yêu đó. Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, có nhiều điều khó khăn và khác biệt giữa đôi vợ chồng diễn ra làm cho cuộc sống không được như ý muốn. Vì thế, vợ chồng phải biết yêu thương, giúp đỡ và nương tựa vào nhau để nuôi dưỡng tình yêu và phát triển gia đình. Vợ chồng muốn trọn đời yêu thương nhau thì giữa hai vợ chồng phải có mối tương giao tâm lý, đó là cần phải hiểu biết những khác biệt tâm lý của nhau để tìm cách cân bằng và dung hòa với nhau, làm sao cho cuộc sống vợ chồng luôn được thoải mái và hòa thuận.

Mục đích thứ hai của hôn nhân Công giáo là sinh sản và giáo dục con cái: Sinh sản là việc làm thiêng liêng và cao cả theo lệnh truyền của Thiên Chúa, đó là để lấp đầy con người trên địa cầu này. Thiên Chúa ban cho con người vinh dự được cộng tác cùng Người trong việc tạo dựng. Tự bản tính, nam nữ thu hút nhau. Sức hút ấy thể hiện trọn vẹn khi đôi bạn hiến dâng tâm

hồn và thể xác cho nhau; kết quả việc tự hiến ấy, vừa là tạo hạnh phúc cho nhau, vừa là sinh ra những con người mới. Con người mới ấy vừa là kết quả công việc của Thiên Chúa, vừa là kết quả công việc của loài người. Đó chính là hồng ân tạo dựng tuyệt vời mà Thiên Chúa chia sẻ cho loài người. Con người mới sinh ra đảm bảo được giáo dục tốt nhất: giáo dục về tôn giáo, về ngôn từ văn hóa, giáo dục về sức khỏe, giáo dục các đức tính nhân bản xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục tương lai, để trở thành những người tiếp quản Trái đất về sau. Hơn nữa mục đích sinh sản là để cộng đoàn nhân loại ngày càng đông đảo và để gia tăng, phát triển Hội thánh.

“Hôn nhân là sự sắp đặt của Thiên Chúa, đôi trẻ yêu nhaulà theo ơn gọi của Thiên Chúa. Vì thế, khi lấy nhau rồi, vợ chồng phải yêu nhau hơn cả bố mẹ mình, cùng nhau xây dựng gia đình và giáo dục con cái… Sinh con đẻ cái cũng là một nghĩa vụ quan trọng của con người, đó là cùng với Thiên Chúa thực hiện sứ mệnh sáng tạo và phát triển nhân loại…” (Phóng vấn ông Trần Văn Hà - Trùm giáo họ Tân Doanh - 60 tuổi, xóm Phong Doanh)

2.1.2.2. Nguyên tắc hôn nhân Công giáo

Không xa rời nguyên tắc hôn nhân truyền thống của người Việt, hôn nhân của người Công giáo làng chài Phong Doanh cũng tuân theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc. Chế độ hôn nhân ngoại tộc là điều kiện tiên quyết khi lựa chọn người kết hôn. Theo nguyên tắc này, những người cùng huyết thống và dòng họ cha tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Đối với dòng họ bên mẹ phải cách xa từ 3 đến 5 năm mới được kết hôn. Trong giáo luật Công giáo cũng quy định cụ thể “Trong trực hệ, hôn phối giữa tất cả thân thuộc, dù chính thức hay tự nhiên, đều vô hiệu. Trong bàng hệ, hôn phối vô hiệu cho đến hết cấp thứ bốn. Ngăn trở về huyết tộc không nhân cấp. Không bao giờ được cho phép kết hôn khi có hoài nghi đôi bên có cùng liên hệ huyết tộc trong bất cứ cấp nào của trực hệ hay trong cấp thứ hai của bàng hệ” [18, điều 1091].

Ngoài họ bên nội và họ bên ngoại, mỗi người Công giáo khi sinh ra còn có cha mẹ đỡ đầu hoặc người dẫn dắt nhập đạo, gọi là cha mẹ thiêng liêng. Người Công giáo có thể kết hôn với con cái của Cha mẹ thiêng liêng trong trờng hợp cha mẹ là người ngoài gia đình dòng họ. Đối với trường hợp cha mẹ thiêng liêng là cô, dì, chú, bác trong gia đình, thì phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc. Chỉ có thể kết hôn trong trường hợp không cùng huyết thống.

Bên cạnh nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc, hôn nhân đồng đạo là nguyên tắc tối quan trọng, nguyên tắc này quyết định rất lớn đến việc thành sự hay không trong hôn nhân đôi lứa. Để bảo đảm hôn nhân được toàn vẹn, không gặp ngăn trở và được đón nhận nhiều ơn Chúa, nên điều kiện tiên quyết để được thực hành Bí tích Hôn phối là cả hai người đều là người Công giáo, đã được rửa tội và thấu hiểu giáo lý Công giáo. Đồng thời nhằm mục đích duy trì và bảo đảm sự phát triển của cộng đoàn, trước Công đồng Vatican II (1965), Giáo hội Công giáo cấm người Công giáo kết hôn với người khác đạo. Nếu kết hôn với người khác đạo sẽ không được làm Bí tích hôn phối và bị cộng đồng chê cười, không nhận được sự chúc phúc từ Thiên Chúa và cộng đồng, không được nhận anh em, họ hàng, cha mẹ từ bỏ con cái.

“Trước Công đồng Vatican là tuyệt đối cấm kết hôn với người khác đạo. Đám cưới hợp lệ mới được đến nhà thờ tổ chức, nếu là cưới xã hội thì tuyệt đối không được đến nhà thờ. Đấy là tội rất nặng…” (Phóng vấn ông Trần Văn Hà - Trùm giáo họ Tân Doanh - 60 tuổi, xóm Phong Doanh)

Hôn nhân Công giáo còn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do tìm hiểu và kết hôn, cha mẹ không được áp đặt hôn nhân của con cái, cha mẹ có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn cho con cái biết lối làm cha mẹ, biết lối làm con cái sao cho đúng phận sự. Tuy nhiên, trong xã hội cũ, nguyên tắc hôn nhân này không hoàn toàn được thực hiện, bởi quan niệm hôn nhân là do cha mẹ sắp

Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ gọi là nhất phu, nhất phụ, trung tín, không chia sẻ là nguyên tắc duy nhất được Công giáo thừa nhận. Thể xác của người vợ chỉ thuộc về người chồng, cũng như thể xác của người chồng chỉ thuộc về người vợ. Chúa Kitô đã nhắc lại lời Thiên Chúa:

“Các ông lại không đọc: Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ sao? Và Người phán: Bởi thế đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và khăng khít với vợ, và cả hai sẽ nên một thân xác. Cho nên họ không còn là hai

mà là một thân xác” [42, tr.11]. Người nam không thể là chồng của người nữ

nào ngoài vợ mình và người nữ không thể là vợ của người nam nào ngoài chồng mình. Đặc tính đơn hôn loại trừ mọi hình thức đa thê. Đây là một điểm khác biệt rất lớn với hôn nhân truyền thống xưa của người Việt, bởi thời xưa, chế độ đa thê được thừa nhận trong xã hội, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Tuy nhiên, ngày nay, luật hôn nhân và gia đình chỉ công nhận hôn nhân một vợ một chồng.

Bất khả phân ly là hôn nhân ràng buộc hai người cho đến chết. Khi người nam và người nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời. Bởi vì: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không

được phân ly”. Vì thế, hôn nhân Công giáo không cho phép ly dị. Không ai

có thể tháo gỡ dây hôn nhân đó, dù hai vợ chồng đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị bởi ba lý do:

Thứ nhất, ly hôn bị phản đối vì hạnh phúc của vợ chồng. Khi kết hôn, người nam và ngươi nữ được gọi là vợ chồng và họ gắn bó với nhau về mọi mặt. Nhưng cuộc sống hôn nhân không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, đôi khi những mâu thuẫn đó có thể làm tình cảm vợ chồng bị rạn nứt. Nhưng Công giáo cấm việc ly hôn, vì thế nó tạo nên sức mạnh và động lực cho vợ chồng phải cùng vượt qua nhưng khoảng cách và bất đồng, giúp cho vợ chồng

chấp nhận những khuyết điểm của nhau, để cùng nhau vun đắp tình cảm và xây dựng hạnh phúc hôn nhân đến trọn đời không phân ly.

Thứ hai, ly hôn bị phản đối vì gây tác hại cho trẻ em. Khi sự liên kết ràng buộc trong hôn nhân bị rạn nứt, thì con cái bị thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc của cha hoặc mẹ, hoặc là cả hai. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong tâm hồn và nhận thức của trẻ, làm cuộc sống của chúng bị xáo trộn mất cân bằng dẫn đến những hậu quả xấu. Sự mất mát này đối với trẻ không thể bồi hoàn lại được. Mục đích của hôn nhân Công giáo là sinh sản và giáo dục con cái, vì thế ly hôn nghĩa là đã không hoàn thành và làm trọn nghĩa vụ của người cha người mẹ. Những người làm cha mẹ cần phải lấy lợi ích của con cái đặt lên hàng đầu, đấu tranh cho sự bền vững của gia đình, vì thế mà không được ly hôn.

Thứ ba, ly hôn gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, là hạt nhân phát triển đất nước. Khi gia đình bị tan vỡ, thì nền tảng của xã hội không còn vững chắc, làm tổn hại đến sự phát triển quốc gia. Bởi thế, khi gia đình có dấu hiệu đổ vỡ, chính quyền phải kịp thời tư vấn để giúp họ hòa giải, giữ vững được nền móng gia đình.

Chính vì những lẽ trên đây mà hôn nhân Công giáo cấm việc ly hôn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân của người việt ở làng vạn chài theo công giáo xã yên nhân, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 45 - 53)