Du lịch văn hĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy các giá trị văn hóa cao đài trong hoạt động du lịch (qua nghiên cứu trƣờng hợp tòa thánh tây ninh) (Trang 26 - 30)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.2. Du lịch và du lịch văn hĩa

1.2.2. Du lịch văn hĩa

1.2.2.1. Khái niệm

Bên cạnh những loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hĩa đƣợc xem là loại sản phẩm đặc thù và là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển, trong đĩ cĩ Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong nƣớc lẫn quốc tế. Là một đất nƣớc cĩ nền văn hĩa lâu đời và giàu bản sắc dân tộc nên Việt Nam cĩ rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để khai thác và phục vụ cho du lịch văn hĩa. Vậy du lịch văn hĩa là gì?

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “Du lịch văn hĩa bao gồm hoạt động của những ngƣời với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hĩa nhƣ các chƣơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hĩa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hĩa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hƣơng”.

Cịn theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích thì “Du lịch văn hĩa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nĩ mang lại những ảnh hƣởng tích cực bằng việc đĩng gĩp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tơn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hĩa – kinh tế - xã hội”.

Tại điều 4, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa “Du lịch văn hĩa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hĩa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống”.

Đối với GS. Trần Quốc Vƣợng thì “Du lịch văn hĩa là loại hình chủ yếu hƣớng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn hĩa cổ kim”.

Hiểu theo cách đơn giản nhất, du lịch văn hĩa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa chỉ văn hĩa, dựa vào những sản phẩm văn hĩa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngƣỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.

Nhƣ vậy, lấy văn hĩa làm điểm tựa, du lịch văn hĩa mang sứ mệnh tơn vinh và bảo vệ các giá trị văn hĩa tốt đẹp của con ngƣời. Lấy du lịch làm cầu nối, văn hĩa đƣợc làm giàu thêm thơng qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lƣu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ tinh hoa văn hĩa các dân tộc. Du lịch văn hĩa khơng chỉ đem đến lợi ích về kinh tế mà cịn gĩp phần giáo dục tình yêu Tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển xã hội. [2, tr.8].

1.2.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch văn hĩa

Sự phát triển của du lịch nĩi chung và du lịch văn hĩa nĩi riêng địi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Đĩ là hệ thống những điều kiện chung, các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch và cuối cùng là khả năng cung ứng nhu cầu du lịch. [24, tr.89].

Trƣớc tiên, theo PGS.TS. Trần Đức Thanh, những điều kiện chung bao gồm: điều kiện an ninh chính trị và an tồn xã hội, điều kiện kinh tế và chính sách phát triển du lịch.

Du lịch nĩi chung và du lịch quốc tế nĩi riêng chỉ cĩ thể phát triển đƣợc trong bầu khơng khí hịa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những đất nƣớc và vùng du lịch mà tại đĩ họ cảm thấy an tồn, yên

ổn, tính mạng đƣợc coi trọng, khơng cĩ sự phân biệt chủng tộc, tơn giáo… Ngồi ra, thiên tai, dịch bệnh cũng cĩ ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình phát triển du lịch của một nƣớc hoặc một vùng.

Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Những nƣớc cĩ nền kinh tế phát triển, cĩ điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất cĩ chất lƣợng đạt các tiêu chuẩn quốc tế sẽ cĩ điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Một số ngành cĩ ý nghĩa quan trọng đối với du lịch nhƣ: nơng nghiệp, cơng nghiệp, giao thơng vận tải…

Đƣờng lối, chính sách của chính quyền địa phƣơng về du lịch là nguồn lực, là điều kiện tiêu quyết để đẩy mạnh ngành cơng nghiệp khơng khĩi này. Bởi lẽ một quốc gia dù cĩ giàu cĩ về tài nguyên, nhân lực... nhƣng thiếu đƣờng lối, chính sách về du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn khơng thể phát triển đƣợc. Kế đến là các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Các điều kiện này bao gồm: thời gian rỗi, khả năng tài chính của du khách tiềm năng và trình độ dân trí.

Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch địi hỏi con ngƣời phải cĩ thời gian. Vì vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết phải cĩ để con ngƣời tham gia vào hoạt động du lịch. Bên cạnh yếu tố thời gian thì thu nhập của ngƣời dân cũng là chỉ tiêu quan trọng và là phƣơng tiện vật chất để họ cĩ thể đi du lịch. Ngồi ra, sự phát triển của du lịch cịn phụ thuộc vào trình độ văn hĩa chung của nhân dân ở một đất nƣớc. Nếu trình độ văn hĩa chung của một dân tộc đƣợc nâng cao thì động cơ đi du lịch của nhân dân ở đĩ tăng lên.

Cuối cùng là những điều kiện về khả năng cung ứng nhu cầu du lịch. Những điều kiện đặc trƣng này bao gồm: điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên; điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn; một số tình hình và sự kiện đặc biệt; và sự sẵn sàng đĩn tiếp du khách.

Các hợp phần tự nhiên nhƣ là vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thế giới động, thực vật… là điều kiện cần thiết cho hoạt dộng du lịch. Các hợp phần này

cĩ sức hấp dẫn du khách, đƣợc trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên.

Các tài nguyên cĩ giá trị lịch sử, giá trị văn hĩa; các thành tựu chính trị và kinh tế cĩ ý nghĩa đặc trƣng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nƣớc. Chúng cĩ sức hấp dẫn đặc biệt với số đơng khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

Các cuộc hội nghị, đại hội, hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi Olympic, các cuộc kỷ niệm tín ngƣỡng hoặc chính trị, sự kiện, liên hoan đặc biệt… cĩ thể thu hút du khách và là điều kiện đặc trƣng để phát triển du lịch.

Những điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách bao gồm ba nhĩm điều kiện chính là các điều kiện về tổ chức (bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng; các văn bản, chính sách pháp luật, cơ chế quản lý về du lịch; các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch…); các điều kiện về kỹ thuật (cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch) và các điều kiện về kinh tế (nguồn vốn duy trì và phát triển hoạt động du lịch; việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng; việc cung ứng vật tƣ, hàng hĩa, lƣơng thực, thực phẩm…)

Tĩm lại, du lịch chỉ cĩ thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hồn cảnh thuận lợi nhất định. Tất cả các điều kiện này cĩ quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau tạo thành mơi trƣờng cho sự phát triển du lịch. Nĩ cĩ thể tác động tích cực, làm cho du lịch phát triển hoặc gây ra tác động tiêu cực, cản trở chính sự phát triển đĩ.

1.2.2.3. Nhiệm vụ và yêu cầu của du lịch văn hĩa

Nhiệm vụ của du lịch văn hĩa là khai thác di sản và truyền thống văn hĩa các dân tộc nhƣ một dạng tiềm năng của du lịch kết hợp với sự giữ gìn, phát huy, quảng bá giá trị nhân văn cùng bản sắc dân tộc hàm chứa trong di sản đĩ. Trong kho tàng di sản văn hĩa, cĩ những hoạt động, những hiện tƣợng khơng thể, khơng nên khai thác cho du lịch văn hĩa hoặc nếu khai thác phải thận trọng và cĩ những biện

pháp đảm bảo phẩm chất vốn cĩ của nĩ. Bởi thực tế là, quan hệ giữa văn hĩa dân gian, văn hĩa truyền thống và du lịch văn hĩa – loại hình du lịch sử dụng nguồn vốn văn hĩa trực tiếp nhất luơn luơn song hành cả sự tƣơng hỗ, cả sự đối đầu.

Khi tiến hành xây dựng du lịch văn hĩa, với văn hĩa là nguồn lực, cần phải tuân thủ ba yêu cầu mang tính nguyên tắc sau :

- Nguyên tắc thị trƣờng: Phải xuất phát từ nhu cầu của du khách và tạo ra những sản phẩm du lịch văn hĩa thích hợp. Phải tính đến các tuyến, điểm để hình thành trong tour du lịch văn hĩa. Đảm bảo 3 hiệu quả (kinh tế - xã hội – mơi trƣờng) ; 4 giá trị (thƣởng thức – lịch sử - khoa học – thực tế) ; 5 điều kiện (giao thơng – cĩ đƣờng đi, kinh tế - cĩ vốn đầu tƣ, tài nguyên nhân văn và xã hội – cơ sở ban đầu để phát triển, khả thi – về điều kiện đầu tƣ, thị trƣờng – cĩ nguồn khách).

- Nguyên tắc kinh tế: Phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời kinh doanh du lịch văn hĩa, cho ngƣời dân địa phƣơng và cho ngân sách. Đặc biệt gắn lợi ích của ngƣời dân với lợi ích kinh tế cĩ đƣợc từ du lịch văn hĩa.

- Nguyên tắc bảo vệ: Nguồn lực văn hĩa là hữu hình nên vừa khai thác vừa phải bảo vệ và làm giàu để khai thác đƣợc lâu dài. Cần tính đến khả năng về sức chứa và các giải pháp hạn chế sự mai một, thậm chí làm mất đi vốn văn hĩa phục vụ du lịch văn hĩa. [2, tr.13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy các giá trị văn hóa cao đài trong hoạt động du lịch (qua nghiên cứu trƣờng hợp tòa thánh tây ninh) (Trang 26 - 30)